9 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Cây Cúc Tần Là một loại cây mọc hoang ở nông thôn, nhưng ít người biết cây cúc tần lại có nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần ai cũng cần biết để phòng thân.

9 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần9 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Cây Cúc Tần

Theo các nghiên cứu khoa học, cúc tần có chứa thành phần hóa học gồm: acid chlorogenic, lá chứa 2,9% protein, rễ chứa dẫn chát thiophen. Với những thành phần hóa học này, lá và rễ cây cúc tần có tác dụng dược lý chống viêm cấp tính, chống viêm mạn tính, hạ nhiệt, giảm đau.

Lương y Nguyễn Thanh Thúy cho biết, trong Đông y, cúc tần là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc, làm sáng mắt, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu ứ.

Lá, cành non hoặc rễ cây cúc tần được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, phong thấp, tê bại, gân xương mình mẩy đau nhức, gãy xương, bong gân, sưng đau.

Bên cạnh đó, cúc tần còn có tác dụng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chữa lỵ, viêm họng, phù thũng, đái ít. Có khi dùng chữa sốt rét. Liều dùng ngày 8 – 16g thuốc sắc hay hoàn tán uống.

Để chữa cảm sốt, có thể nấu nước xông lá tươi cúc tần cùng các loại lá khác như lá tre, bưởi, sả, chanh, hương nhu.

Chữa ghẻ bằng cách lấy lá cúc tần tươi nấu nước tắm. Ngoài ra, cúc tần còn được giã nát lá và cành non, thêm rượu, xào cho nóng, đắp chữa đau, mỏi lưng. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Rễ và lá cúc tần có tác dụng săn, hạ nhiệt và được dùng dưới dạng nước sắc làm thuốc ra mồ hôi chữa sốt. Nước ép lá được dùng trị lỵ. Nước hãm lá được dùng điều trị đau lưng và khí hư.

Lá được dùng nấu nước tắm, có tác dụng bổ thần kinh và dùng đắp tại chỗ để chữa chứng nhược cơ và những vết loét hoại thư.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH CÓ CÚC TẦN

1. Chữa Viêm Họng, Viêm Mũi, Ho

 

 

Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.

2. Chữa Ho Do Viêm Khí Quản

Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho.

3. Chữa Đau Đầu Do Căng Thẳng

Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.

4. Chữa Đau Đầu, Sốt

Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.

5. Chữa Nhức Mỏi Gân Xương, Đau Lưng:

Rễ cúc tần 20g, rễ xấu hổ 20g, rễ bưởi bung 20g, rễ đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g. Tất cả đem sắc uống.

6. Chữa Lành Vết Thương, Vết Bầm Tím

Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.

Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.

7. Bài Thuốc Chữa Bệnh Trĩ:

Kết hợp các loại thảo dược gồm lá cúc tần, lá ngải cứu, lá sung, lá lốt, mỗi thứ 1 nắm và thêm vài lát nghệ. Tiếp đó đem các loại thảo dược rửa sạch, đun sôi với nước sạch và để nguội khoảng 30 – 40 độ C. Sau đó, dùng nước này để ngâm, xông và rửa hậu môn khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và làm kiên trì để giúp giảm sưng đau, ngứa rát vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra.

8. Chữa Lao Lực Nặng, Thổ Huyết

Sử dụng 150g thân, cành, lá cúc tần, thái nhỏ miếng khoảng 2cm, 20g cua đồng giã nát (bỏ vỏ, yếm, và chỉ lấy phần thịt) cùng với 30ml nước vắt lấy nước cốt. Tiếp theo, thêm vào 1/2 muỗng muối để uống vào 3 lần sáng, trưa, chiều. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ dứt thổ huyết.

9. Chữa Hen Suyễn

Sử dụng 1 bó cúc tần như bó rau muống, bẻ cả ngọn, lá già, lá non, rửa sạch, đem ngâm cùng với nước muối pha loãng sau đó mới giã nát. Đổ vào một bát nước lọc vào lọc để thu được nước cốt, loại bỏ phần xác. Uống nước này liên tục trong khoảng 100 ngày đến khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Mrs Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể mỗi người. Gan có những chức năng quan trọng như làm sạch máu, sản sinh ra các protein giúp máu đông, xử lý chất thải tế bào, sản xuất các chất dinh dưỡng… Khi xuất hiện tình trạng men gan tăng cao, cần có biện pháp giảm men gan để bảo vệ tế bào gan khỏe mạnh.
Cây cam thảo là một cây thuốc quý. Cam thảo là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1m hay 1.5m. Toàn thân cây có lông rât nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, lá chét 9-17, hình trứng, đầ nhọn, mép nguyên, dài 2-5.5 cm. Vào mùa hạ và mùa thu nở hoa màu tím nhạt, hình cánh bướm dài 14-22 mm. Quả giáp cong hình lưỡi liềm dài 3-4 cm, rộng 6-8 cm, màu nâu đen, mặt quả có nhiều lông. Trong quả có hai đến 8 hạt nhỏ dẹt, đường kính 1.5-2 mm màu xám nâu, hoặc xanh đen nhạt, mặt bóng.Cam thảo là một loại dược liệu quý, nguyên liệu này được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Đông dược. Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị của các vị thuốc khác trong các bài thuốc nên được sử dụng khá phổ biến. Các bài thuốc hay từ cam thảo được ghi chép lại từ các bài thuốc chữa bệnh của Đông y.
Cam thảo ở nước ta hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Đa số mọi người đều biết cam thảo có loại khô, vị ngọt và được dùng làm nước uống giúp thanh nhiệt. Tuy Nhiên Cam thảo còn rất nhiều tác dụng như chữa các bệnh về đường hô hấp, giải cảm, tốt cho tim phổi, điều trị viêm loét dạ dày…
Cây Cúc Tần Là một loại cây mọc hoang ở nông thôn, nhưng ít người biết cây cúc tần lại có nhiều tác dụng tuyệt vời như vậy. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cúc tần ai cũng cần biết để phòng thân.
Đinh hương là loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 20m, thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Sở dĩ cây có tên đinh hương là do hoa khi thu hoạch và phơi khô có hình dáng giống cái đinh và có mùi thơm nên được gọi với tên như vậy. Cây đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia và được dùng làm gia vị trong nhiều nền văn hóa ẩm thực.Cây đinh hương thường được trồng để thu hoạch hoa, làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận thường dùng là nụ hoa bởi nụ hoa có chứa nhiều tinh dầu. Ngoài làm gia vị, đinh hương còn được sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh.
Vảy nến là một bệnh da liễu. Cơ chế gây bệnh là do tự miễn, khi các tế bào miễn dịch lympho nhận nhầm da là một cơ quan ngoại lai cần đào thải, do đó đây không phải là một bệnh lây nhiễm. Biểu hiện sang thương vảy nến rất đa dạng. Vùng da bị ảnh hưởng thường là nơi ma sát nhiều như khuỷu tay, đầu gối. Tuy nhiên, những thể bệnh vảy nến toàn thân nặng gây ảnh thưởng rất trầm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người bệnh.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …
Để điều trị bệnh mất ngủ, trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Nếu mất ngủ do thay đổi lối sống sinh hoạt thì ta nên tự điều chỉnh cho hợp lý, dần dần bệnh sẽ hết. Nếu nguyên nhân do bệnh lý như (Bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, xoang…) thì phải điều trị bệnh kịp thời thì mới điều trị khỏi dứt điểm.
Cây chùm ngây giàu vitamin và khoáng chất như canxi, kali, sắt… biến nó trở thành loại thảo dược hiệu quả cho những người đang phải chiến đấu với bệnh tật. Quan trọng hơn, cây chùm ngây có chứa benzyl isothiocyanate, một chất chống ung thư mạnh mẽ, giúp đem lại tác dụng tương tự như hóa trị mà lại không gây tác dụng phụ.
Y học cổ truyền cho rằng cây dâu tằm có rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, điều trị mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu tằm cho thấy, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

19/05/2018

Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...

19/05/2018

Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.

19/05/2018

Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.

Xem nhiều

Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.

Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.

Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới. 

Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!

Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.