Các vết thương, vết rách trên da dù nhỏ hay lớn đều có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy, bạn hãy theo dõi bài viết này để biết cách chăm sóc chính xác nếu gặp phải tình huống tương tự.
Để xử lý vết thương hở đúng cách bạn cần phải biết nhận dạng chúng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, vết thương hở có thể được phân thành 4 dạng như sau:
- Vết trầy xước: Da bị trầy xước khi cọ xát vào bề mặt nhám và cứng như mặt đường khi té xe. Vết thương dạng này thường ít chảy máu, nhưng vẫn cần rửa sạch để tránh bị nhiễm trùng.
- Vết rách: Bất cẩn khi sử dụng dao, các dụng cụ và máy móc thường xảy ra rách da. Trường hợp vết rách sâu, máu có thể chảy nhiều và ồ ạt.
- Vết thủng: Vết thương thường có dạng một lỗ nhỏ gây ra bởi các vật dài, nhọn như móng tay hoặc kim. Trường hợp này có thể máu chảy không nhiều nhưng sâu đến các cơ quan bên trong. Nên khám bác sĩ để tiêm vắc-xin uốn ván và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Vết thương mất da: Một phần da và mô dưới da bị rách và rơi ra hẳn. Vết thương thường xảy ra sau một tai nạn khốc liệt như xe cán nát người, nổ hay súng bắn. Tình huống như thế này máu chảy ồ ạt rất nhiều.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ VẾT THƯƠNG HỞ ĐÚNG NHẤT
Những vết thương nhỏ có thể được xử lý tại nhà theo các bước sau:
- Rửa sạch tay trước khi thao tác để tránh bị nhiễm trùng là bước đầu tiên bạn nên thực hiện khi xử lý vết thương hở
- Cầm máu bằng cách ép nhẹ một miếng vải hoặc băng sạch vào vết thương và nâng cao lên cho đến khi máu ngừng chảy. Mặc dù về cơ bản, những vết trầy xước và vết thương nhỏ thường tự cầm máu
- Làm sạch vết thương. Đây cũng là một bước quan trọng cần lưu ý khi xử lý vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy; rửa vùng xung quanh với xà phòng và không được để dính vào vết thương; không sử dụng cồn và iot vì gây rát da; dùng nhíp sạch đã rửa với cồn để loại bỏ bụi và các mảnh dính
- Bôi dầu hoặc thuốc mỡ một lớp mỏng đề giữ bề mặt vết thương ẩm, kháng khuẩn và ngăn ngừa sẹo
- Băng vết thương lại bằng cách đặt một miếng băng hoặc gạc lên và cố định bằng băng keo để giữ vết thương sạch. Nếu là một vết trầy xước nhỏ thì không cần.
- Thay băng ít nhất một lần một ngày hoặc bất kỳ khi nào miếng băng trở nên ướt và bẩn cũng là điều bạn nên lưu tâm trong xử lý vết thương hở
- Tiêm vắc-xin uốn ván nếu chưa tiêm trong vòng 5 năm trở lại, đồng thời vết thương sâu và dính bẩn.
- Kiểm tra nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau. Trường hợp này nên đi khám bác sĩ.
Mặc dù có thể theo dõi và xử lý vết thương hở tại nhà, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
+ Vết thương sâu hơn 1,5cm
+ Chảy máu liên tục mặc dù đã ép lại
+ Chảy máu kéo dài hơn 20 phút
+ Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng.
CÁCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HỞ TẠI NHÀ
- Nghỉ ngơi: Trong thời gian bị thương bạn không nên vận động nhiều vì có thể làm vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn và lâu lành hơn. hãy sử dụng moojot băng gạc để băng chéo vết thương lại.
- Hãy giữ vết thương sạch và khô trong 5 ngày. Không nhúng thấm vết thương trong nước và đảm bảo rằng sau đó vết thương khô
- Để tháo bỏ băng bạn có thể tẩm đắp dầu thực vật hoặc dầu ô-liu để làm lỏng các băng dính rồi bóc ra.
- Ngay khi da đã lành lại nó khá mỏng manh vì vậy bạn cần chăm sóc và bảo vệ thêm bằng cách dùng kem chống nắng hoặc mặc quần áo bảo vệ.
- Khi bị thương, sau khi cầm máu, điều đầu tiên là bạn phải vệ sinh vết thương để lấy đi những bụi bẩn và hạn chế một cách tối đa sự nhiễm khuẩn trên vết thương. Sau đó băng vết thương lại bằng băng gạc sạch.
- Nếu vết thương có rỉ dịch nên thay băng cho vết thương hàng ngày, lau vết thương với nước muối sinh lý, làm khô vết thương bằng khăn sạch và tuyệt đối không dùng oxi già hay dung dịch thuốc tím vì nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo.
- Khi vết thương có mủ đi kèm bạn nên rửa vết thương để loại bỏ phần mủ giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Lúc vết thương đóng vảy tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo.
- Tuyệt đối không được tự tiện bôi hay đắp bất kỳ một loại lá hay thuốc dân gian nào vì có thể dẫn tới biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng máu… Và chú ý không nên sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường vì có thể khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo.
CHẾ ĐỘ ĂN TRONG GIAI ĐOẠN ĐANG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HỞ
Để tái tạo các tế bào mới, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương tốt hơn, bạn nên ăn đủ chất đạm có ở thịt, cá, trứng, đậu,...
Bạn nên ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12… để tái tạo máu. Vì máu chính là phương tiện mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen đến mô, đồng thời mang các chất thải khỏi vết thương. Và các dưỡng chất tái tạo máu thường có trong các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh …
Các vitamin: vitamin B, C,... có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng bên cạnh đó tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, bưởi …
Tóm lại, một vết thương hở dù nhỏ thì bạn cũng nên chăm sóc thật cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, hoại tử hoặc để lại sẹo. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!