Bệnh Whitmore hay còn được gọi là Melioidosis, là một bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Bệnh tiến triển nhanh, cấp tính, vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế nhiều người đồn nhau rằng đây là vi khuẩn “ăn thịt người”, thực hư thế nào, hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.
Bệnh Whitmore hay còn được gọi là Melioidosis, là một bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ động vật sang người và từ người sang người. Bệnh tiến triển nhanh, cấp tính, vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì thế nhiều người đồn nhau rằng đây là vi khuẩn “ăn thịt người”, thực hư thế nào, hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.
BỆNH WHITMORE LÀ BỆNH GÌ?
Whitmore là một bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây chết người do viêm phổi và nhiễm trùng máu. Trong trường hợp nặng nhất, Whitmore gây ra tổn thương suy nội tạng như gan, thận,… nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vi khuẩn này còn kháng nhiều loại kháng sinh thông thường và hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta lại khó lòng chống trả lại chúng một cách hiệu quả.
Một thống kê năm 2016 chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh là 165.000 trường hợp mỗi năm (khoảng tin cậy 95%), trong đó có 138.000 ca xảy ra tại Đông - Nam Á và Thái Bình Dương. Khoảng một nửa bệnh nhân trong những trường hợp mắc bệnh sẽ chết. Đặc biệt, Đông Bắc Thái Lan là nơi ghi nhận có tỷ lệ mắc bệnh melioidosis cao nhất trên thế giới (tỷ lệ trung bình là 12.7 trường hợp/100.000 người/năm).
Bệnh Whitmore thường có những biểu hiện liên quan đến phổi. Nếu bệnh whitmore điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh có cơ hội hồi phục 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn cao, khoảng 40%.
BỆNH WHITMORE CÓ LÂY KHÔNG?
B. pseudomallei là một loại vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất hoặc nước có nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có mang vi khuẩn trong những trận gió, lốc xoáy trước cơn mưa. Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra những bằng chứng về khả năng nhiễm bệnh khi ăn phải các thức ăn có vi khuẩn.
Cho đến nay vẫn không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về việc lây truyền bệnh giữa người với người hoặc lây truyền bệnh từ động vật sang người qua con đường không khí. Vì thế, bệnh Whitmore thường xảy ra lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch lớn.
Tuy nhiên, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp-xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei. Hoặc lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê...
THỜI ĐIỂM BỆNH WHITMORE BÙNG PHÁT
Có khoảng 70% số lượng ca bệnh whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vài trăm ca bệnh Whitmore đã được phát hiện chỉ sau một thời gian khá ngắn triển khai quy trình xét nghiệm bệnh tại các bệnh viện. Đa số bệnh nhân mắc bệnh đều là nông dân, thường ở độ tuổi từ 50 đến 70, có bệnh nền là bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh mãn tính liên quan đến phổi và thận. Bệnh nhân thường có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi khi nhập viện.
Sự tăng đột biến số lượng ca bệnh trong thời gian tháng 9, 10 và 11 là hoàn toàn giống với các nghiên cứu ở các vùng dịch bệnh khác trên thế giới vì số lượng ca bệnh Whitmore có liên quan chặt chẽ và tỉ lệ thuận với lượng mưa hàng năm.
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH WHITMORE TẠI VIỆT NAM
Bệnh Whitmore được phát hiện tại Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước, bệnh xuất hiện lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và được xếp vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị "lãng quên".
Tuy nhiên, bệnh Whitmore đang có nguy cơ tái bùng phát trở lại ở Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh Whitmore với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...
Khoảng 5 - 10 năm trước đây, thống kê chỉ có 20 ca mắc Whitmore thì từ đầu năm 2019 cho đến nay đã ghi nhận đến 20 ca, chủ yếu bệnh nhân đến từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng phức tạp, thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác như: bệnh viêm phổi, bệnh lao phổi, áp xe cơ, bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu...
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung tháng 7 – 11 hàng năm. Những người có đặc thù làm việc phải tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước cần có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH WHITMORE
Vi khuẩn Whitmore có tên khoa học chính xác là Burkholderia pseudomallei, được Trung tâm Kiểm Soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC đưa vào danh sách nguy cơ “khủng bố sinh học” vì độ nguy hiểm quá cao. Tỷ lệ tử vong của bệnh này tương đối cao, rơi vào khoảng 40-60% bởi chẩn đoán bệnh khó khăn, trên lâm sàng dễ nhầm với các bệnh khác thường gặp hơn như lao phổi, áp xe các cơ quan nội tạng, …
Tại nơi xâm nhập của vi khuẩn Whitmore, chúng sẽ làm cho da ở đó nổi các mụn nước nhỏ, rồi dần tạo thành ổ mưng mủ lớn. Điều đặc biệt là khi điều trị, do vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh thông thường, thế nên nếu không được chẩn đoán xác định đúng bệnh, dùng đúng thuốc thì bệnh tiến triển rất nhanh và dẫn đến những hậu quả khó lường.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA BỆNH WHITMORE
Thời gian ủ bệnh: Trung bình bệnh sẽ ủ trong khoảng 9 ngày, còn có một vài trường hợp ngoại lệ, theo thống kê tính được thời gian ủ bệnh từ 1 đến 21 ngày tùy thể trạng từng người.
Bệnh Whitmore chia làm 4 giai đoạn tiến triển bệnh như sau:
Thời gian này da bệnh nhân sẽ có xuất hiện các nốt sẩn đỏ, mưng mủ áp xe da và loét da, các bọc nước lớn vỡ và gây đau đớn. Bệnh nhân đa phần sẽ sốt và đau cơ. Giai đoạn này diễn ra rất nhanh để chuyển sang giai đoạn kế tiếp.
Đây là giai đoạn người bệnh mới bắt đầu đi khám và kiểm tra, vì vậy thường nhầm với viêm phế quản hoặc viêm phổi. Ban đầu bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, chán ăn và đau nhức cơ liên tục, kéo dài. Đau ngực nhiều nhưng ho khan, nếu có đờm thì cũng không thấy dấu hiệu gì bất thường về màu sắc, tính chất, số lượng đờm. Tổn thương ở phổi có thể thấy trên phim X-quang là các đốm nhỏ, tương tự như trong bệnh lao phổi.
Bệnh nhân có các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, suy thận, suy gan,… thường phần nhiều dẫn đến giai đoạn này. Biểu hiện trên lâm sàng là phản ứng sốc nhiễm trùng. Các triệu chứng diễn ra rầm rộ như sốt, nhức đầu, suy hô hấp, đau bụng, đau khớp, đau cơ,… Áp xe trong giai đoạn này có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên cơ thể, đáng quan ngại nhất ở gan, lách, tuyến tiền liệt,… làm cho bệnh ngày một nặng nề.
Melioidosis tiến đến giai đoạn cuối cùng của mình, hình thành áp xe ở các cơ quan và trên khắp cơ thể. Tuy nhiên không nhất định liên quan tới nhiễm trùng huyết. Các cơ quan bị tổn thương như gan, phổi, lách, tuyến tiền liệt, … và hệ thống khớp, xương, nội tạng, hạch bạch huyết, da, niêm mạc hay não đều có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng ngoài sốt còn có sụt cân, đau ngực, đau dạ dày, đau cơ, đau khớp, đau đầu hoặc bị co giật, động kinh.
Các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Những người dễ mắc bệnh hơn người bình thường là những người đã mắc một hoặc nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh gan, bệnh thận, ung thư, HIV, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) , …
CHẨN ĐOÁN BỆNH WHITMORE
Việc chẩn đoán Whitmore được thực hiện dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, nước tiểu, đờm hoặc tại phần da bị tổn thương:
Xét nghiệm máu: hữu ích để phát hiện sớm các trường hợp cấp tính của bệnh, tuy nhiên khi kết quả âm tính thì vẫn chưa thể hoàn toàn loại trừ khả năng mắc Whitmore.
Các xét nghiệm thường dùng khác là: xét nghiệm kết dính hồng cầu gián tiếp (indirect hemagglutination - IHA), xét nghiệm cố định bổ thể (complement fixation - CF) và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (Polymerase chain reaction - PCR)
CÁCH ĐIỀU TRỊ NẾU MẮC BỆNH WHITMORE
Khi được chẩn đoán là nhiễm Melioidosis, cần điều trị theo phác đồ thích hợp. Điều trị đa phần bằng các kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch trong vòng 10 – 14 ngày, sau đó sẽ có 3 – 6 tháng sử dụng kháng sinh bằng đường uống.
Một số kháng sinh đường tiêm có thể tham khảo như:
Ceftazidime dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 giờ
Meropenem dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ
Kết hợp với kháng sinh đường uống như:
Trimethoprim-sulfamethoxazole dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ
Amoxicillin/acid clavulanic ( co-amoxiclav) dùng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 8 giờ
Lưu ý:
Với những bệnh nhân dị ứng với Penicillin thì sử dụng kháng sinh khác theo phác độ điều trị thay thế.
Do đặc thù phác đồ điều trị tấn công liều cao liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó phải dùng kháng sinh duy trì 3 đến 6 tháng nữa. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ, đúng thuốc và theo dõi sát sao, bệnh Whitmore rất dễ tái phát, sức khỏe người bệnh sẽ suy kiệt dần và có thể tử vong.
Quá trình theo dõi điều trị bệnh kéo dài, nhìn chung tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong cao lên đến hơn 40%.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH WHITMORE
Ở những nơi đang có ổ dịch, tránh tiếp xúc với đất hoặc nước đã bị ô nhiễm vi khuẩn Melioidosis. Với bệnh nhân đang có vết thương ngoài da, hoặc người bệnh đái tháo đường, mắc bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Whitmore, vì vậy càng cần phải cẩn thận hơn nữa khi tiếp xúc với đất bẩn, ao tù nước đọng, …
Đối với các nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân, cần có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cách ly và phòng chống bệnh lây truyền như đeo mặt nạ, găng tay, mặc áo choàng, …
Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.
Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.
Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.