Trẻ con luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Và chính điều này luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với trẻ. Và một trong số đó là ngộ độc chì.
Ngộ độc chì rất nghiêm trọng và có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, nhưng dễ bị tổn thương nhất là trẻ em. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ngộ độc chì, dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc chì, và Cách phòng ngừa ngộ độc chì ở trẻ em hiệu quả nhất.
CHÌ CÓ THỂ ĐI VÀO CƠ THỂ TRẺ QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO ?
Qua đường hô hấp: do hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn so với người lớn (diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn), chiều cao trẻ thấp hơn nên hít thở không khí ở gần mặt đất hơn nơi có nồng độ chì cao hơn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.
Qua đường tiêu hóa: qua ăn, uống, do bàn tay (không vệ sinh tay trước khi ăn uống, đưa tay lên miệng) hoặc ngậm, mút các đồ vật có chì (trẻ em). Trẻ em hấp thu 40-50% lượng chì trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hoá tăng lên. Như vậy, những người sống ở các khu vực ô nhiễm chì nếu chế độ ăn thiếu các chất khoáng trên thì càng dễ bị ngộ độc chì.
Qua da: tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc, đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài. Ô xít chì (thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp) hấp thu dề dàng qua da. Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.
Qua nhau thai, sữa mẹ: chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Chì có thể qua sữa mẹ, tuy nhiên thông tin về con đường tiếp xúc này còn chưa đầy đủ.
TRẺ EM CÓ THỂ NHIỄM ĐỘC CHÌ TỪ NHỮNG NGUỒN NÀO ?
Chì trong sơn: Các loại sơn nhà cửa, đồ chơi trẻ em và đồ dùng gia đình được sơn có chì đã bị cấm ở Mỹ từ những năm 1978. Tuy nhiên, sơn chứa chì vẫn còn được sử dụng để sơn tường và đồ gỗ ở nhiều căn nhà cũ. Hầu hết các trường hợp ngộ độc chì ở trẻ em là do ăn phải mẩu vụ sơn chứa chì.
Đường ống nước và đồ hộp: Đường ống nước bằng ống đồng có thể giải phóng chì vào nước sử dụng. Chì trong lon đựng đồ hộp đã bị cấm ở Mỹ nhưng vẫn còn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Một số nguồn phân tán chì khác:
- Đất: Các hạt chì từ xăng hoặc dầu có pha chì sẽ lắng xuống đấy và có thể tồn đọng trong nhiều năm. Đất nhiễm chì chủ yếu xuất hiện nhiều ở các khu vực xung quanh đường cao tốc và một số đô thị.
- Bụi gia dụng: Bụi trong nhà có thể chứa chì từ sơn hoặc đất bị ô nhiễm.
- Đồ gốm: Men trong đồ gốm, sứ có thể chứa chì và thấm vào đồ ăn.
= Đồ chơi: Một số sản phẩm đồ chơi cũng có thể chứa chì.
DẤU HIỆU NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ EM
Thứ kim loại chết người này tích tụ trong cơ thể trẻ nhỏ và chúng ta từ từ theo thời gian. Nếu bé vô tình tiếp xúc nhiều lần, con có thể gặp phải tình trạng tổn thương não nghiêm trọng. Dẫu cho ngộ độc chì ở trẻ nhỏ không có biểu hiện quá rõ ràng nhưng những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
+ Run rẩy
+ Sút cân
+ Yếu cơ
+ Uể oải
+ Co giật
+ Táo bón
+ Mất ngủ
+ Đau đầu
+ Nôn mửa
+ Thiếu máu
+ Đi không vững
+ Ăn không ngon
+ Tổn thương thận
+ Gặp rắc rối về thính lực
+ Đau, chuột rút bất thường.
Quá trình kiểm tra ngộ độc chì ở trẻ nhỏ chỉ có thể được thực hiện khi bé đã đủ 6 tuổi bởi khá nhiều trong số các triệu chứng trên sẽ không biểu hiện đầy đủ. Nếu nghi ngờ con mắc phải tình trạng ngộ độc chì, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh cho các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
BIẾN CHỨNG KHI TRẺ NGỘ ĐỘC CHÌ
Tình trạng nhiễm độc chì gây ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp giữa các tế bào thần kinh và não. Nó cũng can thiệp vào sự phát triển bình thường của trẻ. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng sụt giảm chỉ số IQ, mất khả năng học tập và thậm chí gặp vấn đề khi phát triển. Một số biến chứng khác mà bé có nguy cơ gặp phải bao gồm:
+ Hôn mê
+ Phát triển chiều cao kém
+ Thính lực kém phát triển
+ Kỹ năng vận động tinh kém
+ Gặp khó khăn khi tập trung
+ Gặp khó khăn trong học tập
+ Phát triển các vấn đề hành vi như hung hăng và hiếu động.
CÁCH CHỮA TRỊ NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ NHỎ
Bước đầu tiên của quá trình điều trị ngộ độc chì ở trẻ nhỏ là xác định vị trí và loại bỏ nguồn gốc nhiễm độc. Sau đó cách ly bé khỏi khu vực này.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, một thủ tục có tên là liệu pháp Chelation có thể được sử dụng nhằm tìm kiếm kim loại nặng trong cơ thể sau đó đào thải chúng qua đường nước tiểu. Quá trình hồi phục của bé sẽ mất khá nhiều thời gian.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC CHÌ CHO TRẺ
Các biện pháp đơn giản có thể giúp trẻ tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc chì:
Rửa tay: Để giảm bớt bụi và đất bị nhiễm bẩn, hãy rửa tay cho trẻ sau khi trẻ chơi ngoài trời, trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra nên vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên.
Vệ sinh các bề mặt dễ bám bụi: Vệ sinh sàn của bạn bằng khăn ướt, lau đồ nội thất, cửa số và các bề mặt dễ bám bụi khác bằng vải ẩm.
Để giày ở bên ngoài nhà để không mang đất nhiễm độc chì từ bên ngoài vào nhà.
Dùng nước lạnh: Nếu hệ thống đường ống dẫn nước nhà bạn đã cũ, hãy xả nước lạnh ít nhất 1 phút trước khi sử dụng.
Ăn chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung thêm dưỡng chất như canxi, vitamin C và sắt vào bữa ăn của trẻ. Vì chúng có thể giúp cơ thể phòng ngừa và đào thải lượng chì hấp thu vào.
Ngoài ra, để phòng ngừa nhiễm độc chì, cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm nghi ngờ chứa chì, đặc biệt là đồ chơi của trẻ em không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.