Với người bị đột quỵ ( bệnh tai biến mạch máu não ) ngoài việc được cấp cứu sớm tại các cơ sở y tế, thì sơ cứu tại chỗ cũng rất quan trọng. Sơ cứu đúng cách giúp đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lúc người bệnh chưa nhận được sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ cấp cứu.
Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.
Đột Quỵ ( Tai Biến Mạch Máu Não ) Là Gì ?
Đột quỵ (Tai biến mạch máu não) được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
• Xuất huyết não: Xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu thoát khỏi thành mạch chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất...
• Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ (nhũn não): Xảy ra khi một nhánh mạch bị tắc nghẽn, tại nhánh đó bị thiếu máu và gây hoại tử.
Trong vòng vài phút, nếu không có các biện pháp tái lập tuần hoàn não để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác (qua đường máu) cho các tế bào não, chúng sẽ bắt đầu chết (trung bình 1,9 triệu nơ-ron bị chết/phút) và tiếp diễn liên tục trong vài giờ.
Đột quỵ là trường hợp cần được cấp cứu càng nhanh càng tốt – điều trị càng sớm, càng giảm thiểu tổn thương não. Đối với bệnh nhân đột quỵ não do huyết khối, việc điều trị phải được tiến hành trong vòng 1 giờ đầu tiên.
Cách Nhận Biết Người Bị Đột Quỵ
Xác định các dấu hiệu của đột quỵ. Hầu hết những người bị đột quỵ đều xuất hiện từ hai dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ trở lên, bao gồm:
+ Mặt, tay hoặc chân của một bên cơ thể bị tê hoặc yếu đi đột ngột.
+ Đột ngột giảm thị lực của một hay cả hai mắt.
+ Đột ngột gặp khó khăn trong việc đi lại, đồng thời cảm thấy chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
+ Đột ngột bị lẫn và gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu những điều người khác nói.
+ Đột ngột bị đau đầu mà không có lý do rõ ràng.
Làm bài kiểm tra F.A.S.T.
Rất khó để một người bị đột quỵ mô tả và lý giải các dấu hiệu của họ. Để xác nhận một người bị đột quỵ hay không, bạn có thể làm một bài kiểm tra nhanh, được gọi là bài kiểm tra F.A.S.T:
+ Mặt (Face) – Yêu cầu người bệnh cười. Kiểm tra xem một bên mặt của họ có bị xệ xuống hay mất cảm giác không. Nụ cười của họ có thể không cân hoặc lệch hẳn về một bên.
+ Tay (Arms) – Yêu cầu người bệnh nâng cả hai tay lên. Nếu họ không nâng tay lên được hoặc một bên tay bị rơi xuống, rất có thể họ đang bị đột quỵ.
+ Nói chuyện (Speech) – Hỏi người bệnh một vài câu hỏi đơn giản, như họ bao nhiêu tuổi, tên của họ là gì. Lưu ý nếu họ bị líu lưỡi hoặc không phát âm rõ khi trả lời.
+ Thời gian (Time) – Nếu người đó xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nêu trên, bạn cần gọi 115 ngay. Bạn cũng nên kiểm tra thời gian để xác nhận thời điểm xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, vì nhân viên y tế có thể sử dụng thông tin này để hỗ trợ người bệnh tốt hơn.
Sơ Cứu Bệnh Nhân Đột Quỵ
1. Tìm kiếm hỗ trợ y tế cho bệnh nhân bị đột quỵ
Gọi 115 để tìm sự hỗ trợ càng sớm càng tốt. Một khi bạn xác nhận bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần hành động ngay và gọi 115. Bạn nên nói với nhân viên hỗ trợ rằng bệnh nhân bị đột quỵ và cần sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. Đột quỵ được coi là tình huống cấp cứu, vì thời gian thiếu máu lên não càng lâu, não càng bị tổn thương nhiều
Lưu Ý Đặc Biệt:
Trong thời gian chờ hỗ trợ, cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh. Nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.
Tư thế nằm nghiêng an toàn (hay còn gọi là tư thế hồi sức cấp cứu) là tư thế nhằm bảo vệ đường thở của bệnh nhân, cũng lựa chọn tốt nhất trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa và ý thức không hoàn toàn tỉnh táo, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.
2. Để bác sĩ khám và kiểm tra.
Khi bạn đưa bệnh nhân bị đột quỵ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân các câu hỏi, như chuyện gì đã xảy ra và các triệu chứng xuất hiện khi nào. Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ xác định liệu bệnh nhân có suy nghĩ rõ ràng không và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng phản xạ của bệnh nhân và yêu cầu xét nghiệm thêm bao gồm:
+ Chụp chiếu hình ảnh: Việc chụp chiếu này sẽ cung cấp hình ảnh rõ ràng của não người bệnh, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI). Chúng sẽ giúp bác sĩ xác định đột quỵ do tắc mạch máu hay chảy máu não.
+ Điện tâm đồ và điện não đồ: Bệnh nhân có thể được kiểm tra điện não đồ (EEG) để ghi lại xung điện và quá trình cảm giác của não và điện tâm đồ (EKG) để đo lường xung điện của tim.
+ Kiểm tra lưu lượng máu: Việc kiểm tra sẽ chỉ ra những thay đổi nếu có trong lưu lượng máu lên não.
3. Thảo luận các phương án điều trị với bác sĩ.
Một vài cơn đột quỵ có thể điều trị bằng thuốc gọi là tPA, nó có tác dụng làm tan các cục máu đông cản trở việc lưu chuyển máu lên não. Tuy nhiên, thời gian vàng cho việc điều trị là ba tiếng và mỗi phương án điều trị sẽ có phác đồ áp dụng cụ thể. Điều cốt yếu là bệnh nhân được nhập viện trong vòng 60 phút từ khi bị đột quỵ để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
+ Một nghiên cứu gần đây của Viện quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ (NINDS) phát hiện ra rằng một số bệnh nhân đột quỵ được sử dụng tPA trong vòng ba tiếng từ khi xuất hiện các triệu chứng đột quy có 30 phần trăm khả năng phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng sau ba tháng.
+ Nếu bệnh nhân không được sử dụng tPA, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc làm loãng máu cho cơn thiếu máu thoảng qua hoặc đột quỵ nhỏ.
+ Nếu bệnh nhân bị đột quỵ não, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc làm giảm huyết áp. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc làm loãng máu.
+ Một vài trường hợp cần điều trị bằng phẫu thuật.
Ngọc Nguyễn
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!