Giãn tĩnh mạch chân là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch tại chân. Khiến cho việc dẫn máu về tim không hiệu quả gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Những phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, những người làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn cả.
Biến chứng nguy hiểm nhất của suy giãn tĩnh mạch chân là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và các cục máu đông này có khả năng sẽ chạy về tim gây tắc động mạch, dẫn đến đột tử. Do đó, để phòng chống căn bệnh này và bảo vệ sức khỏe tốt hơn thì bạn cần tuân thủ cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sau.
1.TẬP THỂ DỤC
Tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích lưu thông máu tốt hơn ở chân, giúp đẩy máu lưu thông trong tĩnh mạch. Tập thể dục cũng giúp giảm huyết áp (tăng huyết áp là một yếu tố góp phần làm giãn tĩnh mạch). Bài tập thể dục nhẹ giúp cơ bắp hoạt động mà không bị căng thẳng quá mức, bao gồm: bơi lội, đi dạo, đạp xe, yoga…
2. UỐNG NHIỀU NƯỚC
Những người không uống đủ nước mỗi ngày thì hiệu quả tuần hoàn máu trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều hơn so với những người tiêu thụ một lượng nước đầy đủ. Nước là chất lỏng rất quan trọng giúp thúc đẩy dòng chảy của máu thuận lợi hơn, do đó bạn nên lưu ý uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể đổi khẩu vị bằng nước trái cây, trà, nước chanh...
3. ĐI TẤT CHÂN
Tất chân dành cho người suy giãn tĩnh mạch luôn có sẵn và có thể giúp làm giảm áp lực cho chân. Điều này hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu về tim. Những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sử dụng tất dài hoặc các loại tất cao đến đầu gối có thể tạo được áp lực từ 18 đến 21mmHg giúp giảm đau liên quan đến giãn tĩnh mạch.
4. MÁT-XA VỚI TINH DẦU
Một nghiên cứu đánh giá từ năm 2006 tại Mỹ cho thấy rằng, tinh dầu hạt dẻ ngựa - Aesculus hippocastanum L, có thể giúp giảm đau chân và tình trạng phù nề ở những người bị suy tĩnh mạch mạn tính.
Ngoài ra, chiết xuất thông biển - Pinus maritima và chiết xuất cây chổi - Butcher, hỗn hợp chanh, hỗn hợp bột yến mạch với sữa chua… có thể làm giảm sưng chân hoặc phù nề do suy giãn tĩnh mạch.
Tinh dầu nên được pha loãng trước khi được xoa bóp tại chỗ hoặc sử dụng bộ khuếch tán hương liệu trong không khí.
5. THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Thức ăn giàu muối hoặc giàu natri có thể khiến cơ thể giữ nước, vì vậy việc giảm ăn mặn có thể giảm thiểu khả năng giữ nước. Thực phẩm chứa nhiều kali có thể giúp giảm sự giữ nước trong cơ thể, qua đó có thể giúp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như hạnh nhân và các loại hạt, quả như đậu lăng, khoai tây, rau lá xanh, một số loại cá biển…
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người bị suy giãn tĩnh mạch rất cần thực phẩm giàu chất xơ. Bởi thực phẩm giàu chất xơ giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Điều này rất quan trọng, vì căng thẳng có thể làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: các loại hạt, yến mạch, lúa mì, ngũ cốc…
Những người thừa cân có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch hơn, do đó, giảm cân có thể làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, giúp giảm sưng và khó chịu.
6. BỔ SUNG FLAVONOID
Việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa flavonoid cũng có thể giúp giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Flavonoid giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm nguy cơ máu tích tụ trong tĩnh mạch. Chúng cũng giúp giảm huyết áp trong các động mạch và có thể làm giãn mạch máu. Các thực phẩm có chứa flavonoid bao gồm: rau xanh, hành, ớt chuông, cải bó xôi hoặc bông cải xanh, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo, quả việt quất, ca cao và tỏi…
7. KHÔNG SỬ DỤNG GIÀY CAO GÓT
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên đi giày đế bằng thay vì sử dụng giày cao gót, bởi giày cao gót có thể khiến máu dồn xuống chân, làm tăng huyết áp và đồng thời cũng khiến tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng giày đế bằng sẽ làm giảm áp lực trong tĩnh mạch chân và giảm trọng lực dồn lên chân, giúp máu chảy trở lại tim dễ dàng hơn.
8. KÊ CHÂN LÊN CAO
Nếu thường xuyên phải ngồi nhiều, bạn nên kê chân lên cao, đồng thời mát-xa nhẹ nhàng bằng dầu massage hoặc kem dưỡng ẩm các vùng bị ảnh hưởng của suy giãn tĩnh mạch, Hoặc khi bạn nằm, bạn có thể giơ thẳng chân lên cao vài phút để cải thiện sự lưu thông máu, máu chảy về tim tốt hơn, giúp hạn chế suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
9. TRÁNH NGỒI LÂU
Nếu phải ngồi trong một thời gian dài để làm việc, bạn nên cố gắng đứng dậy và di chuyển một chút hoặc thay đổi vị trí thường xuyên để máu lưu thông tốt hơn. Tránh ngồi vắt chéo chân, vì điều này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân.
Những biện pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà mặc dù mang lại hiệu quả cao và dễ dàng thực hiện, tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, thì việc điều trị y tế với các phác đồ điều trị chuyên khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch giãn là cần thiết để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng.
Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.