Cứt trâu ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng có một số trường hợp tình trạng cứt trâu trên đầu bé nhiều thì lại rất mất thẩm mỹ khiến cho cả mẹ và bé đều khó chịu. Khi những mảng bám đó xuất hiện trên đầu bé ngày càng nhiều, nó chính là môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển sinh ra nấm pityrosporum ovale gây ngứa, hoặc phát triển thành mụn nhọt. Thậm chí, có một số bé có thể bị rụng tóc hoặc tóc mọc thưa ở vùng bị cứt trâu vì lượng chất nhờn tiết.
Các mẹ cùng tìm hiểu về cách chữa cứt trâu cho bé trong bài viết ” Cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh đơn giản các mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn” dưới đây nhé !
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỨT TRÂU Ở TRẺ SƠ SINH
Cứt trâu là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh, trên da đầu trẻ đóng lớp vảy màu nâu hoặc đen kiểu nứt nẻ hay một số vùng bị kích ứng đỏ dày lên 1 lớp vảy. Ngoài ra, có thể lớp váng này còn đóng ở mang tai, vành tai hoặc chân mày. Một số bé có quá nhiều vảy cứt trâu khiến bé khó chịu và hay quấy khóc.
Đối với trẻ bị cứt trâu đều tự khỏi dần dần tuy nhiên các mẹ cần lưu ý chữa cứt trâu cho bé sớm để tránh các chất bẩn khiến bé khó chịu, thậm chí bị mưng mủ, sưng viêm đỏ hay lan rộng ra khỏi vùng đầu.
CỨT TRÂU Ở TRẺ SƠ SINH DO ĐÂU?
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh do tuyến bã của bé tăng tiết, có nhiều nguyên nhân như còn tồn tại một lượng nội tiết tố từ người mẹ trong máu trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi gây nên tiết bã nhờn tăng tiết mạnh, hay trong sữa mẹ có nhiều biotin (vitamin B7), các vitamin và các khoáng chất mà hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu nên không thể hấp thu hết các chất này .
Ngoài ra, cứt trâu ở trẻ sơ sinh cũng có thể do bé không được tắm gội thường xuyên khiến các chất bã nhờn tăng tiết nặng và kết dính chặt hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi gây nên tình trạng viêm da…
CÁCH CHỮA CỨT TRÂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP DÂN GIAN
1. Dầu Oliu Hoặc Vaseline
Buổi tối trước khi bé ngủ, các mẹ hãy thoa lớp dầu oliu hoặc vaseline lên đầu trẻ. Những chất này sẽ giúp làm mềm và bong lớp vảy bám trên da đầu trẻ. Mẹ có thể lấy chiếc bàn chải đầu lông chải siêu mềm và nhẹ nhàng chải lên vùng vảy để loại bỏ các mảng bong tróc này.
Trước khi tắm gội hằng ngày cho bé, mẹ hãy thoa lên đầu trẻ một lớp dầu oliu và Vaseline để yên trong khoảng nửa tiếng để cứt trâu bong tróc dần ra. Tiếp đó gội đầu cho bé bằng xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh có độ pH phù hợp và có chứa Biotin để loại bỏ vảy cứt trâu.
2. Massage Da Đầu
Cách đơn giản để chữa cứt trâu cho bé là massage da đầu thường xuyên. Mẹ dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng trên da đầu rồi nhẹ nhàng gỡ các vảy bám ra. Mẹ lưu ý nên cắt móng tay trước khi miết nhẹ trên da đầu bé. Ngoài ra, mẹ có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng sạch, lông mềm chải thật nhẹ trên vùng da đầu bị cứt trâu, sau đó kéo từng mảng bám ra.
3. Nước Cốt Chanh
Bé bị cứt trâu đóng thành mảng trên đầu, mẹ hãy dùng chanh để gội đầu cho bé. Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi vài giọt nước cốt chanh lên vùng da đầu bị cứt trâu và đợi trong vòng 10 – 15 phút thì gội đầu cho bé. Sau đó dùng khăn xô mềm lau nhẹ, từng mảng cứt trâu sẽ bong dần ra.
Nếu sử dụng nước cốt chanh bôi trực tiếp lên da đầu, mẹ lưu ý không nên bôi quá nhiều vì nồng độ axit dễ gây tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
4. Dầu Dừa
Dầu dừa là sản phẩm tự nhiên được các chị em sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh. Mẹ thoa một ít dầu dừa lên khu vực chân tóc bị cứt trâu và đợi trong vòng 3 -5 phút cho vùng da này mềm ra. Tiếp đến, mẹ sử dụng một bàn chải mềm chà nhẹ để cứt trâu bong tróc ra. Sau cùng, mẹ chỉ cần gội đầu cho con bằng nước sạch và dùng khăn thấm khô đầu tóc.
Ngoài dầu dừa, mẹ có thể sử dụng dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu tràm trà với cách làm tương tự để trị dứt điểm tình trạng cứt trâu trên đầu bé.
5. Nước Chè Xanh
Mẹ dùng một nắm lá chè xanh nấu nước thật đặc. Dùng tăm bông thấm nước chè thoa đều lên vùng da đầu bị cứt trâu. Nếu không sử dụng tăm bông, mẹ có thể dùng khăn mềm khô nhúng nước chè, đắp lên đầu bé. Thực hiện 3 – 5 lần trong tuần, da đầu con sẽ sạch cứt trâu.
Để nhanh chóng đạt hiệu quả, trong thời gian này mẹ nên hạn chế sử dụng dầu gội để gội đầu cho con.
6. Bồ Kết
Mẹ lấy 10g bồ kết đem nướng chín, giã nhỏ rồi bôi lên vị trí bị cứt trâu. Đợi khoảng 15 – 20 phút thì gội sạch đầu cho bé. Mẹ kiên trì thực hiện mỗi ngày một lần sẽ thấy mảng cứt trâu trên đầu con bong tróc rõ rệt.
7. Sữa Mẹ
Ngoài các mẹo dân gian chữa cứt trâu vừa nêu, chị em có thể sử dụng chính sữa mẹ để chữa cho bé. Mẹ thoa vài giọt sữa mẹ lên da đầu trẻ 2 – 3 lần mỗi ngày, vết cứt trâu trên đầu con sẽ dần mất đi.
Lưu ý:
Trẻ nhỏ thường hay tiết nhiều mồ hôi nên các mẹ không nên trùm kín đầu con khi ở nhà, nếu phải ra đường mẹ nên chuẩn bị cho bé mũ chất liệu cotton mềm, mỏng dễ thấm hút mồ hôi. Tuyệt đối không nên dùng các loại dầu gội của người lớn có hóa chất mạnh để vệ sinh cho trẻ hoặc dùng tay cạy các mảng vảy cứt trâu bám trên da đầu có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng thêm.
Cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh chắc hẳn bà mẹ nào cũng muốn biết và cần phải biết, để đem đến điều tốt nhất cho con yêu của mình và giúp bé trở thành thiên thần xinh xắn nhất trong mắt mọi người. Hy vọng bài viết ” Cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh đơn giản các mẹ nên biết để chăm sóc bé tốt hơn” đã giúp các mẹ tìm ra cách trị vảy cứt trâu hiệu quả cho bé.
Chúc chị em có những giây phút vui vẻ, hạnh phúc bên thiên thần nhỏ đáng yêu, và hãy luôn đồng hành cùng Thuocthang.com.vn để chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ đúng cách nhé !
Mrs.Hoàng Quyên
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Khi ngày càng có nhiều người trẻ quan tâm tới những giá trị tinh thần, hướng tới một cuộc sống khỏe mạnh cả bên ngoài và bên trong tâm trí, thì họ nói nhiều về chánh niệm. Nhưng chánh niệm là gì và cách thực hành chánh niệm trong đời sống thường nhật? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tham khảo bài viết dưới đây.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo: