Trẻ sinh non khi ra đời trước 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non càng sớm nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe càng cao, thậm chí tử vong ngay sau sinh và nhiều năm đầu sau sinh. Tùy vào mức độ sinh non và thể trạng của trẻ sau sinh, những vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải sẽ khác nhau.
Trẻ sinh non khi ra đời trước 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non càng sớm nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe càng cao, thậm chí tử vong ngay sau sinh và nhiều năm đầu sau sinh. Tùy vào mức độ sinh non và thể trạng của trẻ sau sinh, những vấn đề sức khỏe trẻ có thể gặp phải sẽ khác nhau.
1. Các Bệnh Về Hệ Hô Hấp
Trẻ sinh non thiếu tháng thường mắc các bệnh về hệ hô hấp do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị khó thở, suy hô hấp thậm chí có các cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc nhiều hơn trong vài ngày đầu sau sinh. Trường hợp này thường gặp ở trẻ sinh non dưới 34 tuần.
Ngoài ra, trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm phế quản dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như rối loạn hô hấp mãn tính, nguy cơ tử vong cao.
Trẻ sinh non dưới 32 tuần phải thở bằng máy do chức năng phổi chưa hoàn thiện có thể mắc loạn sản phế quản phổi. Loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh non rất nguy hiểm, khả năng tử vong cao do tăng áp lực động mạch phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi, gây nhiễm trùng nặng. Tháng 9/2016, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã dùng liệu pháp tế bào gốc chữa xơ phổi do loạn sản phế quản phổi, cứu sống một em bé 4 tháng tuổi có tiền sử sinh non ở tuần 30. Ca bệnh thành công đã được đăng tải trên trên Tạp chí American Journal of Case Reports (Mỹ).
2. Huyết Áp Thấp
Mạch máu của trẻ sinh non khá yếu, không đủ khả năng duy trì lượng máu bình thường, ổn định quá trình lưu thông máu, vì thế trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị huyết áp thấp, ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch sau này.
3. Rối Loạn Tiêu Hóa
Một trong những vấn đề mà trẻ sinh non thường gặp phải là rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non rất non nớt, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử, nhất là trẻ sinh non không được nuôi bằng sữa mẹ.
4. Hệ Miễn Dịch Yếu
Hệ miễn dịch yếu là nguyên nhân khiến trẻ sinh non hay đau ốm, khó hồi phục sức khỏe. Trẻ sinh càng non, hệ miễn dịch càng chưa có đủ thời gian hoàn thiện, trẻ có thể mắc rất nhiều bệnh và dễ bị lây bệnh từ môi trường xung quanh.
5. Chuyển Hóa Bất Thường
Trẻ sinh non có chậm phát triển không? Rất khó có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Tốc độ phát triển phụ thuộc vào thể trạng của từng trẻ, nhưng nhìn chung trẻ sinh non có tốc độ chuyển hóa chậm khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị cản trở, dễ sản sinh ra các hormon bất thường.
6. Có Vấn Đề Về Thị Lực Và Thính Lực
Trẻ sinh non thiếu tháng có thể bị rối loạn thị lực và thính lực. Vì thế, các bác sĩ thường kiểm tra khả năng nghe và quan sát của trẻ sinh non ngay từ những ngày đầu sau sinh để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc có cân nặng dưới 1,5kg có nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây mù lòa.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị các rối loạn về thị lực và thính lực vì những cơ quan này chưa phát triển hoàn thiện. Phụ huynh cần kiểm tra trong những ngày đầu để có thể can thiệp.
7. Bại Não
Một trong những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng mà trẻ sinh non có nguy cơ phải đối mặt là bại não. Đây là hiện tượng rối loạn thần kinh gây suy yếu cơ, hạn chế các cử động bình thường. Nguyên nhân gây bại não ở trẻ sinh non là do quá trình lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.
Trẻ sinh non dưới 30 tuần tuổi cần được theo dõi sát sao trong vài ngày đầu sau sinh vì trẻ có thể bị xuất huyết não dẫn đến tử vong.
8. Rối Loạn Hành Vi
Hệ thần kinh kém phát triển cũng có thể gây ra những rối loạn hành vi ở trẻ sinh non thiếu tháng như: nhận thức kém, tăng động...
9. Hội Chứng Đột Tử Trẻ Sơ Sinh
Mới đây các nhà nghiên cứu y khoa đã phát hiện ra trẻ sinh non thiếu tháng có nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ sơ sinh cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Thậm chí, nguy cơ này cao gấp ba lần ở trẻ sinh non từ 24 đến 27 tuần.
10. Rối Loạn Huyết Học
Trẻ sinh non dễ thiếu máu cho tủy xương hoạt động kém: số lượng hồng cầu ít, huyết cầu tố giảm gây thiếu máu nhược sắc. Biểu hiện thường gặp ở trẻ chính là da xanh xao và chậm tăng cân. Số lượng bạch cầu và tiểu cầu ít .
Trẻ sinh non thiếu vitamin K nên dễ bị xuất huyết, các yếu tố đông máu như sinh sợi huyết, plasminogen, proconvertin, proaccelerin… đều giảm, đặc biệt prothrombin giảm nhiều (15 – 20%); các vitamin như A, D, E, K, … đều thiếu, cộng với sức bền thành mạch yếu vì thế trẻ rất dễ bị xuất huyết đặc biệt là xuất huyết não màng não.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn tiến rất nhanh đến tình trạng suy sụp toàn thân, từ vài phút đến vài ngày tùy theo mức độ xuất huyết não màng não.
– Trước khi có đợt xuất huyết cấp, trẻ thường có những biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu như: ọc sữa nhiều, bú kém hoặc bỏ bú, bức rứt, khóc thét…
11. Vàng Da
Các bé sau khi sinh có cân nặng dưới 1,5kg thường sẽ là đối tượng dễ mắc chứng vàng da, tỉ lệ gần như tuyệt đối, cần được điều trị sớm bằng đèn chiếu.
– Triệu chứng vàng da thường thấy sớm trong 10 ngày đầu sau sinh vì chức năng gan chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng chuyển hóa Bilirubin gián tiếp thành Bilirubin trực tiếp.
– Bilirubin là một sản phẩm chuyển hóa của hemoglobine. Khi hồng cầu bị phá hủy, Bilirubin gián tiếp ở dạng tự do trong huyết tương. Vì Bilirubin gián tiếp tan trong mỡ nên thường ngấm vào các tổ chức có nhiều chất béo như: da, niêm mạc, phủ tạng, não,… Nếu lượng Bilirubin gián tiếp > 20 mg% các tế bào có thể bị phá hủy, hô hấp bị ngưng trệ → gây tổn thương thực thể, gây hậu quả nghiêm trọng, tổn thương ở não gây bệnh cảnh vàng da nhân. Gan có nhiệm vụ chống độc bằng cách chuyển Bilirubin gián tiếp hòa tan trong mỡ thành Bilirubin trực tiếp tan trong nước để đưa ra ngoài theo phân và nước tiểu. Bình thường lượng Bilirubin được cố định < 0.5 mg%.
Để làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe ở trẻ sinh non thiếu tháng, các bậc cha mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, nuôi con bằng sữa mẹ, tránh để bé tiếp xúc với các nguồn bệnh, nguồn nhiễm trùng, đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, vấn đề chăm sóc trẻ sinh non ngay sau khi ra đời và những ngày đầu sau sinh cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ sau này. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, điều trị hiệu quả các vấn đề sau sinh thì khả năng sức khỏe ổn định, phát triển khỏe mạnh là rất cao.
Nguyễn Ngọc
U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
Chăm sóc sức khỏe định kỳ hàng năm hay thường được gọi là khám sức khỏe tổng quát hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa được mọi người quan quan tâm một cách đúng mực. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là nhiều người còn mơ hồ về vấn đề này, không biết nó gồm những gì, khám bao nhiêu là đủ,...
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Phình mạch máu não là tình trạng mạch máu não phình lên bất thường, có thể có nguy cơ gây ra vỡ mạch. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, hiểu rõ các thông tin về bệnh phình mạch não sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị kịp thời, giúp tránh được các biến chứng nghiêm trọng.
Sau khi nặn mụn xong, nhiều người chưa kịp vui mừng vì đã loại bỏ được nhân mụn đáng ghét đã phải lo đối phó với tình trạng sưng và thâm da. Với những cách làm lành vết nặn mụn nhanh chóng, hiệu quả dưới đây của Thuocthang.com.vn, từ nay bạn sẽ không còn phải đau đầu vì vấn đề này nữa.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Tuy dễ ăn, dễ chế biến lại tốt cho sức khỏe nhưng có những thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên nấu cùng cà chua bởi có thể làm mất đi dưỡng chất hay thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên cả nước, tất cả trẻ em đều được tiêm miễn phí. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp thuốc tiêm không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, hoặc bố mẹ muốn lựa chọn loại thuốc tốt hơn thì có thể đưa con đến các trung tâm y tế hay bệnh viện quốc tế để chích ngừa cho bé. Sau đây, bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về các cơ sở tiêm chủng uy tín hiện nay để các bậc phụ huynh cùng tham khảo nhé.
Đối với phụ nữ, vẻ ngoài xinh đẹp, phản ánh cá tính của mỗi người là điều rất quan trọng tạo nên sự tự tin và thần thái cho chị em. Thế nhưng, không phải chị em nào sinh ra cũng đã đẹp, có người lại không may sở hữu một gương mặt tròn và to. Đây là khuyết điểm mà chị em đau đầu tìm cách che đậy. Ngoài các mẹo trang điểm, kiểu tóc là một trong những bí kíp để giúp khuôn mặt trở nên thon gọn một cách hiệu quả. Vậy kiểu tóc nào đẹp và phù hợp với khuôn mặt tròn và to? Hãy cùng chuyên mục làm đẹp của Thuocthang.com.vn tham khảo một số gợi ý dưới đây nhé!
Một loại kem chống nắng chứa thành phần thiên nhiên không có quá nhiều hóa chất sẽ là lựa chọn an toàn và đúng đắn nhất giúp làn da không bị tổn thương. Điều tuyệt vời là bạn có thể dễ dàng tự làm những loại kem dưỡng thể, dưỡng mặt hay thanh kem chống nắng hoàn toàn tự nhiên và thơm mát.