U xơ tiền liệt tuyến (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) ở nam giới độ tuổi trung niên gây ra các triệu chứng như tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, tiểu khó… Vậy có những phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt nào? Và trường hợp nào thì áp dụng nhằm điều trị bệnh về tiền liệt tuyến cho “các anh”. Hãy cũng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.
Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm trong hệ sinh dục của nam giới có vai trò tiết một dịch nhầy hòa lẫn cùng với tinh dịch nhằm tạo môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng, giúp các tinh trùng di chuyển nhanh hơn trong tử cung nữ giới, hỗ trợ quá trình thụ tinh.
Khi nam giới bước qua độ tuổi sinh sản và bắt đầu lão hóa (ở độ tuổi trung niên ngoài 50 tuổi), kích thước tuyến tiền liệt phình to gây ra bệnh u xơ tiền liệt tuyến (hay còn gọi là bệnh u xơ tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến phì đại tuyến tiền liệt lành tính). Sự phát triển lớn về kích thước khiến tiền liệt tuyến chèn vào bàng quang, niệu đạo và các bộ phận xung quanh gây ra nhiều căn bệnh về đường tiểu tiện như: tiểu khó, tiểu són, đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu lắt nhắn, ngắt quãng… khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.
MỔ TIỀN LIỆT TUYẾN ÁP DỤNG CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật tuyến tiền liệt trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc nếu bệnh nhân có những triệu chứng hoặc biến chứng nghiêm trọng.
- Triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở mức độ trung bình và nặng, ví dụ như bí đái hoàn toàn không khắc phục được, đái ra máu, đái ra mủ do u tăng sản lành tính tuyến tiền liệt,…mà các triệu chứng này không thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc.
- Nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt kéo dài và hay tái phát.
- Có các bệnh nặng kết hợp tại bàng quang như: sỏi bàng quang lớn hoặc có nhiều viên, túi thừa bàng quang kết hợp,…
- Bệnh gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng thận như suy thận, viêm cầu thận, viêm ống thận,…
- Trường hợp người bệnh có u xơ tiền liệt tuyến với trọng lượng lớn.
- Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn có các dấu hiệu về u lan tỏa hoặc đã có di căn.
- Ngoài ra còn áp dụng đối với một số trường hợp bệnh nhân không có điều kiện chăm sóc và điều trị nội khoa.
Sau khi mổ viêm tuyên tiền liệt bệnh nhân vẫn tiếp tục sử dụng thuốc chữa tuyến tiền liệt để hạn chế, phòng triệu chứng bệnh.
CÁC BIỆN PHÁP MỔ U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT
Tùy thuộc vào kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt, tình trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp mổ phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp mổ u xơ tuyến tiền liệt hiện nay.
1. Mổ Nội Soi U Xơ Tiền Liệt Tuyến
Thực hiện: Tiến hành gây tê tủy sống ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Bác sĩ phẫu thuật đưa dụng cụ nội soi vào tuyến tiền liệt qua niệu đạo và cắt nhỏ khối u xơ, cầm máu được thực hiện bằng dao điện. Dùng ống nội soi hút khối u xơ ra khỏi cơ thể.
Toàn bộ quá trình phẫu thuật trên được kiểm soát qua màn hình máy tính. Thời gian thực hiện phẫu thuật kéo dài khoảng 60 phút. Bệnh nhân nằm viện từ 3 – 5 ngày. Sau mổ bệnh nhân được đặt sonde tiểu, tiến hành rửa bàng quang liên tục bằng nước muối sinh lý cho đến lúc nước trong. Sonde niệu đạo có thể được rút bỏ vào ngày 3-5 tùy vào nước tiểu có máu hay không.
Ưu điểm: không để lại vết mổ, có tính thẩm mĩ cao, người bệnh nhanh tự vận động được nên tỉ lệ biến chứng do nằm lâu thấp, thời gian nằm viện ngắn, bệnh nhân chóng đi tiểu theo đường tự nhiên, áp dụng với người bệnh có khối u xơ tiền liệt tuyến nhỏ hơn 80g
Nhược điểm: Có thể xảy ra các biến chứng sau hậu phẫu như: đái không tự chủ, tiểu ra máu do bị tổn thương cơ thắt ngoài, tổn thương lỗ niệu quản và vỏ tuyến tiền liệt, làm hẹp niệu đạo, viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn.
Thực hiện: Mổ rạch tiền liệt tuyến qua cổ bàng quang (TUIP) trên thực tế có cách tiến hành tương tự với phương pháp mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP). Tuy nhiên điểm khác biệt là sau khi đưa dụng cụ nội soi vào tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo, thay vì cắt bỏ các mô tiền liệt tuyến, bác sĩ phẫu thuật tiến hành mổ rạch một hoặc hai vết cắt nhỏ ở tuyến tiền liệt gần cổ bàng quang nhằm mở ra một đường giúp nước tiểu đi qua dễ dàng hơn.
Ưu điểm: là sự lựa chọn cho người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt gặp vấn đề về sức khỏe không thể áp dụng các phương pháp mổ u xơ khác, chỉ định áp dụng khi trọng lượng khối u xơ nhỏ (khoảng dưới 50g).
Nhược điểm: không điều trị triệt để u xơ tiền liệt tuyến, có thể phải thực hiện phẫu thuật lại khi kích thước khối u xơ tiền liệt tuyến tiếp tục phình to.
Thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa đưa lưỡi dao cắt Bipolar (sử dụng trong cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến) qua niệu đạo, sau đó chỉnh nguồn điện mạnh tập trung vào lưỡi dao. Tiến hành cắt đốt tuyến tiền liệt. Vùng tiếp xúc mỏng của lưỡi dao cắt sẽ làm bốc hơi nước ở mô nhát cắt đồng thời làm tách bóc khối u xơ tiền liệt tuyến khỏi các lớp mỡ bên dưới. Sau khi cắt, lưỡi dao được chỉnh dùng dòng điện đốt làm khô các mô tế bào và cầm máu. Dùng dụng cụ nội soi lấy khối u xơ và đặt ống dẫn lưu cho bệnh nhân.
Ưu điểm: Không có vết mổ, bệnh nhân cảm giác về mặt tâm lý, thẩm mĩ tốt; an toàn, ít đau, cầm máu tốt, ít chảy máu sau phẫu thuật, người bệnh sớm có thể tự vận động và tự đi tiểu tiện, thời gian nằm viện ngắn, chi phí phẫu thuật thấp hơn vì hầu như không cần rửa liên tục sau mổ.
Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với khối u nhỏ (dưới 50g), thời gian phẫu thuật dài, không lấy được mảnh cắt để giải phẫu.
Dùng tia laser bốc hơi khối u xơ tuyến tiền liệt là phương pháp được cải tiến dựa trên nền quy trình mổ nội soi làm bốc hơi nước khối u xơ bằng dao lưỡng cực.
Thực hiện: Sử dụng laser để đốt vào các tổ chức kẽ của tuyến tiền liệt và làm các mô bị mất nước với nhiệt > 1000 độ C. Đồng thời, sử dụng các sợi dẫn năng lượng đưa sâu vào trong tổ chức u xơ, sau đó đốt. Các thương tổn hoại tử bị đốt ở bên trong khối u sẽ tạo nên tình trạng teo và thoái hóa thứ phát thùy của u xơ tuyến tiền liệt. Tia laser cũng có thể thay đổi nhằm cầm máu hoặc làm bốc hơi nhẹ với mức nhiệt 60 – 650 độ C.
Ưu điểm: Không để lại vết mổ, mang tính thẩm mĩ tốt, người bệnh nhanh vận động tự nhiên nên tránh được các biến chứng do nằm lâu ngày, ít chảy máu, giảm nguy cơ bỏng điện, hẹp niệu đạo hay xơ bàng quang do không có dòng điện chạy qua cơ thể.
Nhược điểm: Không áp dụng được cho người bị các chứng: hẹp niệu đạo, cứng khớp háng, bị rối loạn đông máu , người rối loạn tâm thần và người mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, chỉ áp dụng cho kích thước khối u xơ nhỏ dưới 80g.
2. Mổ Mở U Xơ Tiền Liệt Tuyến
Phương pháp mổ mở được chỉ định áp dụng với u xơ có kích thước > 80g hoặc có biến chứng sỏi bàng quang hoặc túi thừa bàng quang.
Phương pháp mổ mở áp dụng kỹ thuật mổ mở 2 đường chính để bóc u xơ áp dụng một trong các phẫu thuật:
+ Phẫu thuật theo đường sau xương mu
+ Phẫu thuật qua bàng quang
Phương pháp phẫu thuật qua đường bàng quang hiện nay thường được áp dụng nhiều hơn.
Trong phẫu thuật mổ mở bóc u xơ tiền liệt tuyến, kỹ thuật cầm máu đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thực tế đã có nhiều phương pháp cầm máu khác nhau được sử dụng như nhét gạc vào lô tuyến cầm máu tạm thời; khâu cổ bàng quang bằng mũi chỉ tiêu hình túi. Khâu cổ bàng quang bằng một sợi chỉ nilon, đưa hai đầu ra ngoài để sau đó sợi chỉ này được rút bỏ.
3. Nút Động Mạch Phì Đại Tuyến Tiền Liệt (PAE)
Nút động mạch tuyến tiền liệt (PAE) ban đầu chủ yếu dùng trong sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc kiểm soát chảy máu sau phẫu thuật. Tuy nhiên sau khi áp dụng, bệnh nhân ngưng chảy máu động thời ghi nhận trọng lượng tiền liệt tuyến giảm đi nên được áp dụng vào điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Đây là một tiến bộ của can thiệp mạch máu trên thế giới được ghi nhận và thực hiện ở nhiều nước.
Khác với các phương pháp mổ u xơ tiền liệt tuyến khác, để đảm có thể tiến hành nút động mạch phì đại tuyến tiền liệt với tỉ lệ thành công cao nhất, người bệnh cần thực hiện nhiều bước khám cận lâm sàng như: thăm trực tràng, siêu âm ổ bụng, trực tràng, xét nghiệm chỉ số PSA để loại trừ bệnh bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các bệnh tiết niệu khác có cùng triệu chứng như: tiểu dắt, tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, tiểu ngắt quãng… và loại trừ bệnh nhân bị mạch máu quá xơ vữa (khiến tỉ lệ thành công thấp); tiến hành chụp MRI nhằm xác định được bản đồ cấp máu của tuyến tiền liệt – đây là chìa khóa thành công của kỹ thuật nút động mạch tuyến tiền liệt.
Thực hiện: Dựa vào bản chụp MRI, bác sĩ chuyên khoa tiến hành luồn ống thông vào từng động mạch chậu trong để chụp. Sau đó dùng ống thông cỡ nhỏ luồn vào từng nhánh cấp máu trong tuyến tiền liệt. Chụp kiểm tra chụp xem đã luồn đúng vị trí hay chưa? Nếu đúng, bác sĩ tiến hành bơm các hạt vi cầu vào để nút động mạch nhằm chặn dòng máu cung cấp dinh dưỡng nuôi dưỡng tiền liệt tuyến. Thông thường, sau khi nút động mạch phì đại tuyến tiền liệt, khoảng 2 – 3 tuần sau kích thước khối u xơ bắt đầu nhỏ lại.
Ưu điểm: Nút động mạch tuyến tiền liệt là phương pháp mới điều trị u xơ tiền liệt tuyến với nhiều ưu điểm vượt trội như: ít chảy máu, không cần lưu ống thông bàng quang lâu, người bệnh có thể sinh hoạt gần như bình thường sau hậu phẫu, không hẹp niệu đạo, không ảnh hưởng đến chức năng phóng tinh, không xuất tinh ngược, ít gặp biến chứng sau hậu phẫu, không giới hạn về trọng lượng tiền liệt tuyến.
Nhược điểm: Khó thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi do người lớn tuổi mạch đã bị xơ vữa hoặc mạch nhỏ xoắn khiến việc đưa ống thông vào rất khó khăn, chi phí thực hiện cao.
BIẾN CHỨNG SAU MỔ TIỀN LIỆT TUYẾN
Hai phương pháp mổ hiện nay áp dụng là mổ mở và mổ nội soi đều có thể gây biến chứng sau khi mổ cho người bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
+ Chảy máu nguyên phát: xảy ra trong khi mổ và sau khi mổ và bệnh nhân cần được truyền lại lượng máu đã mất, có thể phải đưa người bệnh vào phòng mổ lại để kiểm tra vết thương. Thường thì mổ mở sẽ có nguy cơ chảy máu cao hơn mổ nội soi, tuy nhiên nếu mổ nội soi u xơ tuyến tiền liệt lớn thì thời gian mổ kéo dài, diện mổ rộng lại dễ gây chảy nhiều máu.
+ Chảy máu thứ phát sau mổ: nguyên nhân thường là do nhiễm khuẩn.
+ Bí tiểu cấp tính: do khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ phải luồn ống thông tiểu qua dương vật đễ dẫn nước tiểu ra ngoài bàng quang nên sẽ làm người bệnh cảm thấy khó khăn khi đi tiểu.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: do nhiễm vi khuẩn vào đường niệu trong quá trình mổ hoặc đặt ống thông tiểu quá lâu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
+ Nhiễm trùng vết thương sau khi mổ khi chăm sóc sau mổ không được chú ý.
+ Buồn nôn và nôn: do tác dụng phụ của thuốc gây tê, gây mê bệnh nhân có thể tụt huyết áp nếu gây tê tủy sống
+ Sau khi tiến hành phẫu thuật mổ tiền liệt tuyến thành công, vẫn xảy ra các biến chứng trong quá trình chăm sóc sau mổ và khi bệnh nhân đã về nhà. Bệnh nhân cần được theo dõi điều trị tiền liệt tuyến.
+ Rò bàng quang, rò niệu đạo, đái không tự chủ được.
+ Phóng tinh ngược chiều: tức là hiện tượng tinh dịch quay ngược trở lại vào bàng quang và chỉ có thể thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.
+ Rối loạn chức năng cương dương và bất lực: do tổn thương các dây thần kinh vật hang ở vỏ tiền liệt tuyến ảnh hưởng nhiều đến chức năng tuyến tiền liệt.
+ Hiện tượng đái rỉ.
+ Hẹp cổ bàng quang và lộ tuyến tiền liệt.
+ Nhiễm độc hệ thần kinh trung ương: do hiện tượng glycerin chuyển hóa thành amoniac gây độc cho thần kinh như co giật, hôn mê, đau đầu…
+ Nhiễm trùng vết mổ do vệ sinh, thay băng không đúng cách, hoặc người bệnh vận động mạnh, quan hệ tình dục khi vết thương chưa lành.
+ Riêng đối với phẫu thuật mổ nội soi tiền liệt tuyến thì người bệnh có thể gặp phải hội chứng nội soi - do dòng nước rửa đi vào chỗ mở xoang tĩnh mạch của vỏ tiền liệt tuyến đưa vào cơ thể làm pha loãng máu. Dung dịch rửa càng nhược trương, thời gian phẫu thuật càng dài thì biến chứng này càng dễ xảy ra.
Nhìn chung tỷ lệ tử vong của cắt nội soi thấp hơn mổ mở. Nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất là các biến chứng toàn thân như nhồi máu cơ tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nhóm bệnh nhân áp dụng phẫu thuật cắt nội soi qua đường niệu đạo (TURP) là cao hơn.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!