Những người bị chứng hay quên (amnestic), còn gọi là hội chứng amnestic, thường gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới và hình thành những ký ức mới. Chứng hay quên có thể do tổn thương các khu vực của não, nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ. Không giống như mất trí nhớ tạm thời, chứng hay quên có thể là vĩnh viễn.
1. TRẦM CẢM
Cuộc sống hiện đại ẩn chứa nhiều nguyên nhân có thể đẩy một người bình thường vào tình trạng trầm cảm, chẳng hạn sự ra đi đột ngột của người thân, căng thẳng do công việc, thiếu sự gắn kết trong gia đình...
Trầm cảm có thể xảy ra ngay cả với trẻ em nếu chúng thường xuyên phải tiếp xúc với các tình huống căng thẳng.
Khi đang chán nản, người ta chỉ tập trung vào những cảm xúc tiêu cực nên sẽ rất khó khăn để nhớ những thứ khác. Cảm xúc tiêu cực như sự giận dữ, sợ hãi, lo âu... đều có thể làm người ta mau quên, mất khả năng tập trung.
2. LÀM NHIỀU VIỆC CÙNG LÚC
Ai cũng mong muốn hoàn thành sớm công việc - cả những việc tự nguyện và những việc được giao - nên thường có xu hướng làm nhiều việc cùng lúc. Tuy nhiên, bộ não con người chỉ có thể điều khiển tốt một vấn đề tại một thời điểm.
Do vậy, thói quen làm nhiều việc một lúc về lâu dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ.
Cách khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm.
3. CHE GIẤU CẢM XÚC
Nhiều người rất giỏi che giấu cảm xúc thật. Sự cố gắng này có thể giúp họ tổ chức tốt công việc và luôn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt người khác, ngay cả khi cuộc sống riêng của họ đang ở trong tình trạng tồi tệ.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ.
4. THIẾU THIAMINE (SINH TỐ B1)
Vitamin B1 là dưỡng chất có tác dụng giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin B1 còn đảm bảo cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.
Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff - một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn.
Lưu ý, nhu cầu vitamin B1 cho người lớn trung bình là 1,2mg/ngày (nam là 1,4mg, nữ là 1mg).
5. LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
Một số loại thuốc có chứa chất gây nghiện đã bị đưa vào danh mục cấm bởi chúng không mang lại bất kỳ lợi ích nào mà còn gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh vấn đề về thể chất và tâm lý, lạm dụng chất gây nghiện có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng nhớ hippocampus (phần não bộ có chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức) và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức. Kết quả là trí nhớ sẽ kém dần đi.
Rượu ảnh hưởng tiêu cực lên vùng hippocampus, ngăn cản việc chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Nếu uống quá nhiều, rượu có thể gây nguy hiểm cho não bộ, làm mất trí nhớ, căng thẳng, trầm cảm và các biến chứng khác về thần kinh.
6. SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Chấn thương sọ não là một hình thái tổn thương sọ não ngoại sinh. Sau chấn thương sọ não, hệ thần kinh có thể được hồi phục hoàn toàn, nhưng cũng có thể mang di chứng.
Rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn muộn. Các rối loạn tâm thần là hậu quả muộn của chấn thương sọ não có thể kéo dài đến 6 tháng.
7. DO CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN
Các bệnh lý hay gặp là viêm não, viêm màng não do vi khuẩn hoặc virút, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AIDS...
8. VẤN ĐỀ VỀ TUYẾN GIÁP
Suy giảm chức năng tuyến giáp có thể khiến cơ thể giảm sản sinh hormone tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi và giảm trí nhớ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.
9. MANG THAI
Ở phụ nữ mang thai, các hormone thai kỳ gây ra hiện tượng gọi là sương mù não thai. Các bà bầu sẽ có xu hướng quên lời, ngày tháng và thường đãng trí hơn. Bạn có thể quên những vấn đề đơn giản như nơi bạn cất giữ đồ vật.
10. DO NHIỄM ĐỘC
Các chất độc thâm nhập vào cơ thể tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần cấp tính hoặc kéo dài.
Các triệu chứng rối loạn tâm thần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại chất độc, liều lượng, thời gian, mức độ nhiễm độc và các yếu tố mang tính cá thể như nhân cách, thể tạng, sức đề kháng...
11. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Áp lực công việc và cuộc sống là tác nhân ngoại sinh tạo ra các gốc tự do. Mặt khác, chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học... dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ.
12. THIẾU NGỦ
Giấc ngủ giúp "refresh" cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi. Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những kỷ niệm trong bộ não. Các sóng não cũng có thể chuyển những kỷ niệm này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “cửa hàng ký ức” trong thời gian dài.
Khi bạn không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, người lớn nên dành ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.
mrs Hoàng Quyên
Cây kiến cò là một loại cây thảo mộc thường mọc hoang dại ở miền núi Kontum. Cây này không chỉ có mùi hương đặc trưng mà còn được coi là một kho tàng y học dân gian của cộng đồng dân tộc dọc theo dãy Trường Sơn.
Giữa những núi đá hùng vĩ của Hà Giang những nét đẹp văn hóa truyền thống, tam thất nở hoa như những viên ngọc quý, mang theo mình bí quyết của y học dân gian truyền thống.
Cây lược vàng là một loại cây cảnh phổ biến ở nhiều vùng miền trên cả nước, trong đó Thanh Hóa là vùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, ít ai biết rằng cây lược vàng còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền.
Tía tô là một loại cây gia vị quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tía tô còn là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học cổ truyền. Người dân Thanh Hóa đã sử dụng cây tía tô trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Trải dọc theo vùng biên cương hùng vĩ của Cao Bằng, cây quế chi vị nở hoa, mang theo hương thơm dễ chịu và một lịch sử dày đặc về y học dân gian. Trong văn hóa dân gian của đồng bào nơi đây, cây quế chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh khác nhau.
Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.
Nặn mụn là thói quen được nhiều người sử dụng để loại bỏ những nốt mụn một cách nhanh chóng nhưng nó lại khiến da mặt không chỉ dễ sưng đỏ, đau rát khi nặn mụn sai cách mà ngay cả khi bạn nặn mụn đúng cách thì da vẫn dễ bị sưng viêm.
Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.