Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị bệnh nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế.
Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.
Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.
Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.
Bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh trĩ dưới đây:
1. Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Lá Bỏng
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, nh mát không độc,hơi chua, tí có tác dụng tiêu viêm đồng thời có tác dụng giảm đau, hoạt huyết cùng với đó là hỗ trợ chỉ thống, tiêu thũng và tiêu độc…
Ngoài công dụng đặc trị bỏng như tên gọi, trong lá bỏng còn chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn vì thế cây lá bỏng còn được sử dụng cho các trường hợp viêm nhiễm ở trong và ngoài cơ thể, chữa một số bệnh đường ruột, viêm loét dạ dày, viêm ruột đặc biệt là trĩ nội.
Bệnh nhân nên uống kiên trì một thời gian bệnh thuyên giảm đáng kể.
2. Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Lộc Vừng
Lấy 1 nắm lá lộc vừng chú ý bạn nên chọn tươi loại bánh tẻ tức là không già quá và cũng không non quá, sau đó bạn đem đi rửa thật sạch và nên rửa lá lộc vừng qua một lớp nước sôi để nguội. Sau đó để ráo sạch nước. Cách chữa bệnh trĩ bằng cây lộc vừng Buổi tối trước đi ngủ tầm 15 phút bạn nhai lá lộc vừng nuốt để lấy nước, còn bã bạn sử dụng để đắp vào hậu môn và đắp một miếng gạc giúp bã không bị rơi ra . Bạn để như thế trong 15 phút rồi bỏ bã lá, rửa lại sạch hậu môn bằng nước sạch.
Với cách trên bạn có thể giúp điều trị được táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại),cầm máu và chống viêm một cách hiệu quả. Dùng liên tục như vậy trong thời gian từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể sử dụng lá lộc vừng để ăn sống khoảng 10 ngày nữa để có hiệu quả cao hơn.
3. Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Thiên Lý
Lá tươi của cây thiên lý có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Bài thuốc này đặc biệt có hiệu quả cho những bệnh nhân trĩ do nội nhiệt hoặc do uống nhiều rượu , bia nhiều , đi ngoài có máu và rát hậu môn.
Cách sử dụng :
– Lấy một nắm lá thiên lý non hoặc bánh tẻ sử dụng khoảng 100g, đem đi rửa sạch giã nát cùng với 1 chút muối ăn (5g). Cho thêm khoảng 30ml nước vào khuấy đều và vắt lấy cốt nước lá.
– Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu mônvới nước ấm thì bạn sử dụng bông gòn thấm lấy nước lá thiên lý được vắt trên rổi đắp vào vùng búi trĩ trong thời gian khoảng 10 phút, việc làm này giúp bệnh nhân giảm được sưng, đồng thời giảm đau búi trĩ một cách hiệu quả.
– Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày liên tục trong khoảng 1 tuần.
– Song song với đó bạn cần kết hợp uống 3-4 chén nước lá thiên lý tươi|ngày để gia tăng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất
Lưu ý : Những bệnh nhân trĩ có thể hàn thì chỉ nên đắp bên ngoài không nên uống.
4. Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá
Trong rau diếp cá có tính mát đồng thời có tính sát khuẩn cao. Sử dụng rau diếp cá là một cách đơn giản dễ tìm dễ dùng nguyên liệu đồng thời lại tiết kiệm chi phí nhưng công dụng và hiệu quả của nó đem lại thì rất đáng nói.
- Hàng ngày, ăn sống thật nhiều rau diếp cá. Rửa sạch rau diếp cá bạn nên ngâm chúng vào nước muối được pha loãng trong thời gian khoảng 5 phút, sau đó để ra rổ, vẩy khô nước cho rau diếp cá ráo nước và ăn.
- Bạn có thể ăn rau diếp cá thay thế cho các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống sinh tố từ rau diếp cá, nhưng theo kinh nghiệm thì ăn sông sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.
- Dùng 30g lá diếp cá khô mang đi rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong thời gian tầm 15 phút rồi đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn.Chú ý xông đến khi nào nước ấm rồi bạn lấy bã của rau diếp cá ra rửa làm như vậy mỗi ngày một lần kết hợp cùng với việc bổ sung rau diếp cá vào các món ăn trong thực đơn hàng ngày thì mang đến hiệu quả trị bệnh trĩ cao hơn.
5. Chữa Bệnh Trị Bằng Lá Vông Nem
Theo đông y học, lá vông nem có tính bình, vị đắng và hơi chát, có tác dụng sát trùng, thúc đẩy co bóp các cơ, tiêu tích, giảm đau với tác dụng như một loại thuốc an thần, gây buồn ngủ cho người sử dụng. Khi dùng lá vông nem, người bệnh trĩ sẽ dứt cơn đau, các cơ quanh hậu môn sẽ tăng cường khả năng của nó, co thắt tốt hơn, vết thương lành dần, búi trĩ co lên, sau một thời gian sẽ khỏi bệnh.
Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ bằng lá vông:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8 chiếc lá vông nem ( loại vừa phải, không quá già cũng không quá non) và 35ml nước dấm thanh.
- Lá vông đem rửa sạch, bỏ vào nồi, thêm nước ngập rồi đun sôi lên, sau đó để nguội, vớt lá ra cho vào ngâm nước muối khoảng 2–3 phút, tiếp tục vớt ra cho vào cối giã nát.
- Nước dấm thanh đem đun sôi,thấy hơi sánh lại là được, không để khô lại quá. Sau đó, đem đổ nước dấm thanh này vào cối lá vông, trộn đều chúng ta được một hỗn hợp sệt sệt. Dùng băng gạc băng lại để cố định thuốc tránh rơi ra, đắp trực tiếp vào hậu môn, giữ như vậy ít nhất 30 phút.
Mỗi ngày đắp khoảng 3 lần bài thuốc dân gian trị bệnh trĩ này sẽ thấy kết quả sau vài ngày.
Lưu ý: Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước muối sinh lý trước khi áp dụng 2 cách trên.
6. Cách Trị Bệnh Trĩ Bằng Dầu Dừa
Hiện nay trên nhiều diễn đàn chia sẻ nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa.. Dưới đây mình xin liệt kê chi tiết như sau:
Có thể dùng dầu dừa chế biến những món ăn hằng ngày hoặc uống trực tiếp dầu dừa 2-3 lần trong 1 ngày cũng rất tốt, không chỉ tốt cho bệnh trĩ mà còn cải thiện được hệ tiêu hóa..
Trong trường hợp bạn đang bị trĩ ngoài, khi đó búi trĩ lồi ra bên ngoài hậu môn, gây ngứa đau rát khó chịu, thì chỉ cần dùng dầu dừa dắp trực tiếp lên vùng bị trĩ như sau.. Đầu tiên vệ sinh sạch sẽ vùng bị trĩ, rồi dùng miếng bông gòn khô hoặc khăn mền khô thấm 1 chút ít dầu dừa rồi thoa lên vùng bị trĩ..
Mỗi ngày như vậy làm ít nhất 3 lần, tuy nhiên để cách này đạt hiệu quả thì đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài thì mới có hiệu quả như mong đợi..
Đây là cách chữa dùng để chữa bệnh trĩ nội, chỉ cần người bệnh đổ dầu dừa vào cái khay làm nước đá, lưu ý là nên điều chỉnh kích thức cho phù hợp, sau đó cho vào tủ lạnh trong 1-2 giời cho đến khi đông đá là được.. Tiếp theo vệ sinh vùng hậu môn cho sạch sẽ, rồi lấy vài viên đá ra đặt vào bên trong hậu môn...
Tuy nhiên cùng tùy vào mực độ nặng hay nhẹ của bệnh mà có tần suất dùng khác nhau, nêu bị bệnh trĩ từ độ 2 trở xuống thì đặt 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi ngủ, còn người nào bị bệnh trĩ từ độ 3 trở lên có thể đặt 2-3 lần ngày trước khi đị ngủ và sau khi đại tiện, có tác dụng giảm ngứa, đau rát, khắc phục tình trạng chảy máu hiệu quả..
7. Cách Chữa Bênh Trĩ Từ Cây Thầu Dầu Tía
Đây là phương pháp được rất nhiều người tin dùng và được dân gian ca ngợi như “khắc tinh” của bệnh trĩ. Cây thầu dầu là một loại thảo dược có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng chống ngứa, bạt độc, giảm đau trấn tĩnh, khư phong hoạt huyết và tiêu thũng bài nung do đó loại thảo dược này được dùng để chữa trị bệnh trĩ rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy lá thầu dầu tía và lá vông theo tỉ lệ 1:1 đem rửa sạch. Sau đó giã nát rồi dùng miếng vải sạch để bọc lại và đem đắp hậu môn trong vòng 5 phút rồi dùng khăn lau sạch. Kết hợp với việc đun nước lá vông và lá cây thầu dầu tía để ngâm rửa hậu môn, thực hiện đều đặn hàng ngày thì sau khoảng 1 tuần các triệu chứng bệnh trĩ sẽ được cải thiện.
Đồng Thời Bạn Nên Kết Hợp Với Một Số Lưu Ý Sau:
Bệnh Trĩ không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Vì thế, hãy chú ý đi khám và điều trị sớm bệnh để không gặp phải những vấn đề nghiêm trọng nhé !
Mrs Hoàng Quyên
Hiện nay các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các chất gây hại cho sức khỏe của các bạn về lâu về dài, nghiêm trọng hơn nữa chúng có thể gây nên các bệnh suy thận, ung thư.... Vì thế xu hướng tự làm thuốc nhuộm tóc đang được chúng ta rất quan tâm.
Khi trưởng thành, khuôn mặt của chúng ta sẽ có xu hướng ngày càng nhỏ nhắn hơn. Nhưng điều này có vẻ không đúng lắm với những cô gái có gương mặt tròn to. Ngay cả khi bạn đã bước qua tuổi 20 và có thay đổi cân nặng như nào thì khuôn mặt tròn xoe dường như vẫn trở nên “bất diệt”.
Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.
Tóc dầu và nhanh chóng bị bết dính là nổi lo lắng khiến nhiều bạn gái chúng mình thiếu tự tin, đặc biệt là vào mùa hè Tóc hay bị khô, xơ, rối và hay bết dính, quá nhiều dầu .. đây cũng là nỗi lo của rất nhiều người. Tương tự như da mặt, da đầu cũng tiết nhờn để điều tiết, giúp tóc bạn mềm mượt, bóng khỏe. Tuy nhiên nếu lượng dầu tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn thiếu tự tin, cảm thấy không thoải mái.
Dưỡng ẩm là một bước làm đẹp quan trọng đối với nhiều chị em, đặc biệt là dưỡng ẩm ban đêm. Muốn có kem dưỡng da ban đêm từ thiên nhiên, chúng ta không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian, thậm chí là chi phí vì đây đều là các nguyên liệu cực kỳ dễ tìm. Tuy đơn giản nó vẫn mang lại hiệu quả dưỡng trắng, giúp làn da của bạn càng trẻ đẹp và sáng bóng khi sử dụng đều đặn.
Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.
Nhức mỏi chân, sưng chân là hiện tượng phổ biến khi mẹ mang thai từ tháng 5 trở đi. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc đi lại.
Trái giác là một đặc sản của vùng U Minh. Giác là loại dây leo hoang dại, sống bám theo các hàng rào, cây bụi, lau sậy, rừng thưa,…Chúng sinh trưởng rất nhiều tại các vùng đất ngập mặn và đất phèn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục.