Bướu tuyến giáp hay bướu cổ là thuật ngữ chỉ tình trạng kích thước của tuyến giáp tăng trưởng một cách bất thường. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường hoặc không. Bướu tuyến giáp được gọi là bướu giáp nhân (đa nhân và đơn nhân) khi các bướu được gây ra bởi một hoặc nhiều khối u chứa chất rắn hay lỏng. Các bướu tuyến giáp không có các khối u gọi là bướu lan tỏa.
NGUYÊN NHÂN GÂY BƯỚU TUYẾN GIÁP LÀ GÌ ?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bướu tuyến giáp. Những nguyên nhân có thể kể đến bao gồm:
+ Chế độ ăn thiếu iốt: Iốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp. Vì vậy, khi cơ thể thiếu iốt, tuyến yên sẽ tiết ra hormone kích thích tuyến giáp – TSH, kích thích tuyến giáp tăng sản, dẫn đến bướu cổ. Bướu cổ do thiếu iốt là bệnh bướu cổ đơn thuần.
+ Bệnh Graves: Đây là một rối loạn tự miễn dịch, làm cho cơ thể người bệnh sản sinh ra một loại protein, được gọi là globulin miễn dịch. Globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone và sưng lên một cách phì đại.
+ Bệnh Hashimoto: Cũng là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó có sự xuất hiện của kháng thể tấn công các tế bào tuyến giáp và cuối cùng dẫn đến suy giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ kích thích tuyến yên tăng tiết TSH, vô tình khiến tuyến giáp sưng lên.
+ Nhân tuyến giáp: Nhân tuyến giáp thực chất là các khối u rắn hoặc chứa đầy chất lỏng có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên của tuyến giáp khiến tuyến giáp sưng to.
+ Viêm tuyến giáp: Đây là tình trạng viêm có thể gây đau và sưng ở tuyến giáp khi tuyến này sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone thyroxine. Viêm tuyến giáp có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản hoặc là kết quả của nhiễm virus.
+ Mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể phụ nữ sản xuất hormone thai kỳ HCG. Điều này có thể khiến tuyến giáp của bạn sưng to lên một chút. Tình trạng này thường tự hết khi bạn sinh con.
+ Ung thư tuyến giáp: Một số loại ung thư tuyến giáp có thể gây sưng tuyến giáp tổng quát. Chúng bao gồm ung thư tuyến giáp nhú xâm nhập, ung thư hạch và ung thư tuyến giáp anaplastic.
Ngoài ra, phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới nên có nhiều nguy cơ phát triển thành bướu cổ. Bệnh bướu tuyến giáp cũng phổ biến hơn sau tuổi 40.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH BƯỚU TUYẾN GIÁP
Trong nhiều trường hợp, bướu tuyến giáp có thể rất nhỏ không thể nhận biết bằng mắt thường hoặc phát triển kích thước lớn gây chèn ép vào khí quản hoặc thực quản, gây khó thở hoặc khó nuốt. Hầu hết bướu cổ không gây đau trừ khi bướu cổ do viêm tuyến giáp. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng biểu hiện của bệnh.
Một số bệnh nhân bị bướu tuyến giáp có thể không có bất kỳ biểu hiện gì hoặc có các biểu hiện của tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).
+ Suy giáp hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp là những thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, sản xuất quá ít hormone tuyến giáp. Người bị suy giáp thường có các triệu chứng như trầm cảm, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, tăng cân, đau khớp hoặc cơ…
+ Cường giáp hay còn gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp chỉ tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Người bệnh cường giáp thường có các triệu chứng như lo lắng, tim đập nhanh hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ, tiêu chảy, sụt cân…
CHẨN ĐOÁN BƯỚU TUYẾN GIÁP NHƯ THẾ NÀO?
+ Xét nghiệm máu đo nồng độ hormone tuyến giáp: Để phát hiện bướu cổ, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm máu để kiểm tra xem tuyến giáp của người bệnh có đang tạo quá nhiều hay quá ít hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) không. Xét nghiệm máu cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân của một số bệnh bướu cổ.
+ Siêu âm tuyến giáp: Xét nghiệm này giúp chẩn đoán bướu cổ rất tốt. Siêu âm rất an toàn và không gây đau, có thể cho hình ảnh cấu trúc tuyến giáp khá rõ nét. Phương pháp này cũng có thể giúp xác định là u nang hay cục u cứng.
+ Phương pháp sinh thiết: Khá đơn giản và an toàn, thường được sử dụng khi nghi ngờ ung thư tuyến giáp.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp quét cộng hưởng từ (MRI): Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định bạn tiến hành các xét nghiệm hình ảnh này.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BƯỚU TUYẾN GIÁP HIỆU QUẢ
Các lựa chọn điều trị sẽ phụ thuộc vào kích thước và loại bướu tuyến giáp bạn có.
Nếu bướu của bạn không phải là ung thư và không gây ra vấn đề gì thì có thể không cần điều trị gì cả. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh.
Bướu tuyến giáp lành tính hiếm khi chuyển biến thành ung thư. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện sinh thiết thường xuyên để loại trừ khả năng này.
Nếu bướu tuyến giáp thuộc loại nóng, hoặc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, có thể sẽ sử dụng phóng xạ I-ốt hoặc phẫu thuật để loại bỏ. Nếu bạn có các triệu chứng cường giáp, việc này sẽ giải quyết luôn chúng. Nếu tuyến giáp của bạn bị phá hủy hoặc loại bỏ quá nhiều trong quá trình điều trị, bạn có thể cần phải sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp liên tục. Cũng có thể sử dụng kim hút tốt để dẫn lưu bướu tuyến giáp, nếu nó chứa đầy chất lỏng.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH BƯỚU TUYẾN GIÁP
Không có cách nào để ngăn chặn sự phát triển của bệnh bướu tuyến giáp. Nếu bạn được chẩn đoán bị bướu tuyến giáp, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước để loại bỏ hoặc phá hủy nó hoặc chỉ đơn giản là theo dõi nó liên tục. Phần lớn các khối u này không gây ung thư, không có hại, và đa số không cần điều trị.
Trên đây là một số chia sẻ về bệnh bướu tuyến giáp. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm rằng đây là một căn bệnh lành tính.và không cần phải lo lắng nếu bạn mắc phải. Chúc bạn sẽ luôn có được sức khỏe thật tốt để học tập và làm việc !
Hoàng Quyên
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…