9 Cách Chữa Viêm Họng Nhanh Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Viêm họng là căn bệnh phổ biến đường hô hấp mà ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Có vô vàn nguyên nhân gây ra viêm họng nên cũng có rất nhiều cách khác nhau giúp điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, trước khi bạn biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp, hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên, đơn giản để cải thiện nhanh cơn đau họng nhé.

9 Cách Chữa Viêm Họng Nhanh Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc9 Cách Chữa Viêm Họng Nhanh Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

Họng là “cửa ngõ” đón nhận mọi tác động từ bên ngoài vào cơ thể, do đó đây là bộ phận dễ bị viêm nhiễm nhất. Viêm họng thường đến bất ngờ với các triệu chứng khó chịu như cảm giác đau rát khi nuốt, ho khan… Bên cạnh việc đi khám và dùng thuốc, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây của Thuocthang.com.vn để bệnh nhanh khỏi.

VIÊM HỌNG LÀ GÌ?

Viêm họng là một dạng bệnh viêm nhiễm trùng phổ biến gây đau cổ họng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi cổ họng của mình đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau.

Đau họng là triệu chứng phổ biến của viêm họng. Đau họng sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái vì cổ họng sẽ đau hoặc nóng, khiến bạn khó ăn.

Tuy nhiên, đau họng cũng là triệu chứng phổ biến của một số bệnh khác hoặc xảy ra do các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ như cúm, sốt và bệnh mononucleosis.

CÁC DẠNG BỆNH VIÊM HỌNG THƯỜNG GẶP

Bệnh viêm họng được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa trên mức độ viêm nhiễm và thời gian mắc bệnh.

Trong đó phổ biến nhất phải kể tới các dạng sau:

  • Viêm họng cấp tính:

Là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc họng xảy ra đột ngột. Người bệnh cảm thấy cổ họng khô, đau rát, ho khan kèm theo sốt trong vài ngày. Các dạng viêm họng đỏ, viêm họng giả mạc và viêm loét thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính.

  • Viêm họng mãn tính:

 

 

Là tình trạng cấp tính khi không được điều trị dứt điểm dẫn, tái phát nhiều lần gây ra. Bệnh gây ra các triệu chứng đau rát cổ họng, khó nuốt, người mệt mỏi. Dạng mãn tính của viêm họng bao gồm viêm họng hạt, viêm họng mủ, xơ teo, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm họng sung huyết,… Trong đó phổ biến nhất phải kể tới:

  • Viêm họng hạt:

Là dạng mãn tính quá phát do niêm mạc họng và amidan viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành sau họng phình lên, tạo thành các hạt đỏ trên niêm mạc họng.

  • Viêm họng mủ:

Là tình trạng viêm họng kéo dài, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn tấn công hình thành dịch mủ ở trong vòm họng.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA VIÊM HỌNG

Viêm họng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có 4 nguyên nhân phổ biến là:

- Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây viêm đường hô hấp, viêm amidan… Vi khuẩn có thể gây viêm họng là streptococcus pyogenes và streptococcus nhóm A.

- Cổ họng bị kích thích lâu ngày do chứng trào ngược dạ dày thực quản, dẫn đến đau rát, sưng viêm

- Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập thông qua thức ăn, nước uống, giữ vệ sinh không đúng cách, không rửa tay cẩn thận, kỹ lưỡng.

- Tình trạng ô nhiễm không khí, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc, hóa chất cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng mà bạn cần lưu ý.

CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM HỌNG

 

 

Bệnh viêm họng là bệnh phổ biến và không khó để phát hiện. Tuy nhiên, dấu hiệu ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, biểu hiện của bệnh gồm:

+ Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí là nước bọt.

+ Ho khan, có đờm, cổ họng đau rát nhiều hơn khi ho

+ Họng sưng đau, sờ thấy hạch ở dưới cằm, cổ, amidan sưng đỏ

+ Cảm giác vướng mắc, khó nuốt, khàn giọng

+ Dễ buồn nôn, nôn do cổ họng nhạy cảm

+ Người mệt mỏi, sốt, đau đầu, hắt hơi

Ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm họng kể trên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khám chữa kịp thời, tránh để lâu bệnh biến chứng nặng nề hơn. Đặc biệt, cần chú ý trường hợp ho ra máu, hơi thở có mùi, phát ban, sốt cao, khàn giọng trên 2 tuần,… Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển nặng và rất dễ dẫn tới biến chứng, cần thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

CÁC LOẠI THUỐC NÀO DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG?

  • Thuốc giảm đau

Đau họng do virus thường không cần điều trị. Tình trạng của bạn sẽ cải thiện trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, do khó chịu, bạn đôi khi cũng cần được điều trị bằng thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol, đặc biệt nếu kèm theo sốt và ở trẻ em. Sau đây là lưu ý trước khi dùng thuốc:

+ Luôn đọc hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh quá liều.

+ Paracetamol là một liệu pháp thay thế cho trẻ em và những người không thể dùng ibuprofen.

+ Aspirin không nên được dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi.

  • Kháng sinh

 

 

Kháng sinh thường được chỉ định để điều trị đau họng do vi khuẩn gây ra. Mỗi kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nên được sử dụng theo đúng lịch trì mặc dù các triệu chứng của đau họng đã được cải thiện. Điều này giúp ngăn ngừa lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu tình trạng lây nhiễm xảy ra ở trẻ có viêm họng do streptocoocus, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị sốt thấp khớp và viêm thận.

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Phần lớn các trường hợp đau họng sẽ hết sau vài ngày nếu được điều trị đúng cách. Khi có những dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm họng, bạn cần thực hiện ngay một số biện pháp trị viêm họng để bệnh nhanh khỏi và giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn:

1. Súc Miệng Bằng Nước Muối Ấm

Đây là phương pháp điều trị đau họng phổ biến, được các chuyên gia khuyến khích sử dụng vì tính hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng súc miệng bằng nước muối sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt. Khi bị viêm họng, nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn hãy pha nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm để ngậm và súc miệng trong khoảng 30 giây. Việc đều đặn súc miệng 3 lần mỗi ngày bằng nước muối, chắc chắn tình trạng đau họng của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.

2. Bổ Sung Nước

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là một việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi mệt mỏi, cổ họng đau rát và sưng tấy. Biện pháp này không chỉ giúp tăng độ ẩm cho khoang mũi mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. Để bổ sung nước, bạn có thể thử một số thức uống sau:

Uống nước ấm: Dòng nước ấm có tác dụng giữ cho họng ẩm ướt, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, các chất kích thích, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Nước chanh ấm: Pha 1 muỗng cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.

Trà: Một tách trà đen ấm có thể giúp giảm đau họng. Trà đen chứa các hợp chất tannin, giúp làm se và thu nhỏ mô họng bị sưng.

Nước ép mầm lúa mì: Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.

3. Mật Ong Tự Nhiên

 

 

Trong Đông y mật ong là vị thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến phế như ho, viêm họng, viêm amidan… Bởi vì nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, bổ phế, chỉ thống, giải độc. Người bệnh có thể trị viêm họng bằng mật ong theo nhiều cách như sau:

Chữa đau họng bằng mật ong nguyên chất: Dùng một lượng mật ong vừa đủ hâm nóng lên rồi ngậm trực tiếp khi mật ong còn ấm. Thực hiện mẹo điều trị này từ 3 – 5 lần mỗi ngày.

Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh và cho thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào nước ấm. Uống nước chanh mật ong từ từ để hoạt chất thấm vào thành họng. Bệnh nhân nên thực hiện hằng ngày, nhất là sau khi thức dậy sẽ giúp tăng cường sức đề kháng.

Chữa viêm họng tại nhà bằng tỏi và mật ong: Dùng tỏi tươi giã nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong khoảng 7 ngày. Sau đó dùng dung dịch này uống mỗi ngày một lần. Người bệnh cũng có thể dùng tỏi tươi thái lát mỏng ngâm cùng mật ong trong khoảng 3 – 5 phút. Dùng lát tỏi cho vào miệng ngậm, đến khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì bỏ bã tỏi đi.

4. Chữa Viêm Họng Bằng Tỏi

Theo các chuyên gia, tỏi được ví như một loại kháng sinh cực mạnh bởi tỏi có chứa allicin, một chất có tính kháng khuẩn và khử trùng, rất tốt trong việc tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn và giảm đau họng nhanh chóng. Bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày hoặc dùng xi rô tỏi ngâm mật ong để chất allicin tiêu diệt những vi khuẩn gây đau họng hoặc phòng ngừa tình trạng đau họng từ sớm.

5. Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Gừng

 

 

Gừng cũng là nguyên liệu gần gũi, có tính kháng viêm, diệt khuẩn và bổ phế. Loại củ này thường xuyên được sử dụng để chữa các chứng bệnh như ho, đau rát họng, viêm, họng… Một số mẹo chữa viêm họng từ gừng thường được áp dụng là:

Trà gừng: Gừng tươi đem đập dập hoặc thái lát mỏng rồi cho vào nước nóng. Hãm trong khoảng 5 – 10 phút cho hoạt chất tan vào nước, có thể cho thêm mật ong và chanh tươi vào cùng. Uống nước này từ 2 – 3 lần mỗi ngày nhằm làm giảm triệu chứng bệnh.

Gừng và muối: Gừng rửa sạch, giã nát rồi trộn cùng với muối tinh. Ngậm hỗn hợp gừng muối khoảng 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Mỗi ngày, người bệnh nên áp dụng cách này vài lần.

Chú ý: Điều trị bệnh bằng gừng không nên áp dụng cho người dưới 13 tuổi.

6. Sử Dụng Máy Tạo Độ Ẩm

Máy tạo độ ẩm hay còn gọi là máy phun sương tạo ẩm là thiết bị bổ sung thêm hơi ẩm cho những nơi có độ ẩm thấp như trong phòng có sử dụng thiết bị điều hòa hay những khi thời tiết hanh khô. Khi không khí bị khô, các triệu chứng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn bởi cơ thể bị mất nước trong những điều kiện này. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ cung cấp độ ẩm hợp lý cho căn phòng, giúp cổ họng bớt đau rát.

Ngoài ra, một số máy tạo ẩm còn trang bị thêm bộ phận lọc không khí, giúp không khí trong phòng được lọc sạch bụi bẩn, hạn chế được sự tấn công của các tác nhân gây hại lên cổ họng và các bộ phận khác.

7. Chữa Viêm Họng Bằng Bạc Hà

Bạc hà cũng là một lựa chọn tuyệt vời để trị viêm họng. Bạc hà có tính kháng viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương một cách nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, bạn có thể pha thêm một muỗng cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng.

8. Giảm Viêm Họng Bằng Trà

Một tách trà nóng có thể lập tức làm dịu cơn đau họng, trà đen hay trà xanh đều có các chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chống nhiễm trùng. Để thêm phần công hiệu, bạn có thể pha trà với một muỗng cà phê mật ong để vừa dễ uống, vừa tăng cường tính kháng khuẩn và giúp bạn mau lành bệnh.

9. Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Lá Tía Tô

 

 

Tía tô có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, bổ phế… nên được sử dụng để chữa viêm họng tại nhà. Hiện này có 2 cách chữa viêm họng dân gian từ lá tía tô được áp dụng phổ biến nhất là:

Cách chữa viêm họng tại nhà cho trẻ em từ tía tô: Chuẩn bị tía tô, hoa khế, hoa đu đủ được mỗi thứ 5g, đường phèn 15g. Đem tía tô và các loại hoa rửa sạch cho vào chén. Thêm đường phèn vào chén rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Dùng nước cốt sau khi ấp, cho bé uống 3 lần trong ngày.

Cháo tía tô chữa viêm họng cho người lớn: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành đỏ bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Gạo đem vo sạch, nấu nhừ thành cháo, sau đó nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho tía tô vào nồi. Bệnh nhân nên ăn cháo lúc nóng và ăn hằng ngày.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA VIÊM HỌNG?

Viêm họng là căn bệnh rất dễ mắc phải mỗi khi thời tiết thay đổi. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng căn bệnh này lại gây ra sự uể oải, mệt mỏi, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Phòng ngừa viêm họng không khó, bạn chỉ cần:

Vệ sinh cá nhân cẩn thận: Rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào mũi hay miệng và trước khi chế biến thực phẩm. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện, bạn cần rửa tay bằng xà phòng có thành phần Ion Bạc, nước rửa tay diệt khuẩn dưới vòi nước để rửa trôi đi các chất có chứa virus bám trên tay.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Việc này giúp tẩy trùng họng và khoang miệng hiệu quả. Mỗi ngày, bạn nên súc miệng ít nhất 2 – 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối (sau khi đánh răng) để giúp giảm thiểu sự kích thích do tình trạng viêm nhiễm gây ra.

“Bảo vệ” kỹ lưỡng khi ra đường: Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Chính vì vậy, mỗi khi ra đường, bạn cần đeo khẩu trang có tính năng phòng độ, mặc áo khoác dài tay, đeo bao tay, vớ để hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để “đánh bật” các loại virus gây viêm họng ẩn nấp trong nhà, đồng thời giúp nhà cửa trở nên thoáng mát, sạch sẽ hơn.

Nguyễn Ngọc

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.

19/05/2018

Bánh tráng nướng là món ăn vặt yêu thích của người dân Đà Lạt và du khách khi đến với thành phố sương mù này. Một món ăn đường phố bình dị nhưng đầy sức hút. Từng chiếc bánh tráng nướng giòn rụm, nóng hổi, quyện cùng hương thơm của trứng, pate, mỡ hành và các loại topping khác tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó quên.

19/05/2018

Bánh ngải mang hương vị đặc trưng của vùng đất Thái Nguyên. Món bánh này được làm từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng. Vị dẻo thơm của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, quyện cùng hương thơm nồng nàn của lá ngải tạo nên một món ăn dân dã mà đầy tinh tế.

19/05/2018

Ẩm thực Yên Bái nổi tiếng với nhiều món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Trong đó, măng vầu cuốn thịt là một món ăn đặc trưng không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó cưỡng.

19/05/2018

"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."

Xem nhiều

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

 

Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.

Theo nhiều nghiên cứu khi ngâm rượu với trái giác có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá và cải thiện sức khỏe tốt.

Cây cát lồi là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Từ lâu đã được các thầy thuốc Đông Y khuyên dùng. Vậy cây cát lồi trị bệnh gì? công dụng của cây cát lồi là gì? Mời bạn đọc cùng Thuocthang.com.vn xem qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm.

Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.