Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và độ an toàn cao, các cách chữa bệnh phong thấp theo dân gian có khả năng làm tiêu viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Đồng thời khắc phục tốt những triệu chứng khó chịu mà không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể người dùng
BỆNH PHONG THẤP LÀ GÌ ?
Bệnh phong thấp hay còn gọi là phong tê thấp, là bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gây ra triệu chứng đau nhức, sưng nóng đỏ ở các khớp xương, bắp thịt. Nó không chỉ gây tổn thương các khớp xương mà nó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống, tim, hệ thần kinh… nếu không được điều trị kịp thời.
NGUYÊN NHÂN BỊ PHONG THẤP LÀ GÌ ?
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều phương pháp để xác định rõ nguyên nhân của chứng bệnh phong thấp. Nhưng theo nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy di truyền, miễn dịch, viêm nhiêm và môi trường đều là tác nhân gây bệnh.
– Nguyên nhân bị phong thấp do yếu tố di truyền: Theo báo cáo nghiên cứu, các yếu tố di truyền chiếm 50% đến 60% các yếu tố liên quan bệnh phong thấp. Các gen nhạy cảm có liên quan đến sự khởi phát của viêm khớp dạng thấp bao gồm HLA-DR, PADI4 và PTPN22.
– Nguyên nhân bệnh phong thấp do yếu tố nội tiết: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng của estrogen và progesterone có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh thấp khớp khác nhau.
– Các yếu tố truyền nhiễm: Người bệnh bị nhiễm một số loại vi rút, vi khuẩn truyền nhiễm như virus Epstein-Barr, Parvovirus B19, vi rút cúm và M.Tuberculosis dẫn đến sự phát khởi của bệnh phong thấp
– Các yếu tố khác: Các bệnh xương khớp, chấn thương, hút thuốc lá, lạnh và kích thích tinh thần có thể liên quan đến sự phát triển của các chứng bệnh phong thấp xương khớp.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT PHONG THẤP
Bệnh phong thấp có những triệu chứng dễ nhận biết, chỉ cần bạn chú ý đến sức khỏe bản thân mình một chút, việc phát hiện bệnh sớm không phải vấn đề quá khó khăn:
+ Triệu chứng điển hình nhất là tình trạng đau nhức, sưng, nóng đỏ ở các khớp xương đặc biệt là khớp xương nhỏ ở bàn tay, bàn chân
+ Xuất hiện tình trạng cứng khớp, đau khớp đặc biệt mỗi khi đứng lâu, ngồi lâu hay khi vừa ngủ dậy
+ Các khớp khó cử động
+ Người bệnh đột nhiên mệt mỏi, có biểu hiện sốt nhẹ, ăn uống không ngon miệng
+ Cử động sau khi ngồi lâu bạn sẽ nghe thấy các khớp kêu răng rắc
+ Bắp thịt ở vùng khớp đau sẽ dần yếu đi
+ Theo thời gian, các khớp xương sẽ bị biến dạng.
Khi gặp các biểu hiện trên, bạn nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
BỆNH PHONG THẤP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
Bệnh phong thấp có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi bản thân hoặc những người thân yêu trong gia đình có dấu hiệu mắc bệnh. Phong thấp là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng khôn lường trong trường hợp không được điều trị kịp thời.
+ Giảm khả năng vận động
+ Gây biến chứng thận
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh phổi
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tim
+ Viêm mạch máu
+ Phụ nữ khó có thai và dễ bị sinh non
Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc chữa bệnh phong thấp không còn quá khó khăn, điều quan trọng vẫn là ở bản thân mỗi người bệnh. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, đồng thời chú ý bảo vệ sức khỏe ngay tại nhà, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tự khắc bệnh tật sẽ thoái lui.
CÁCH CHỮA BỆNH PHONG THẤP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Theo Tây Y
- Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau kháng viêm (Steroids, NSAIDS, Cox-2 inhibitors), thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống trầm cảm,... Tuy nhiên, các loại thuốc trị bệnh phong thấp này chỉ nên sử dụng để xử lý các cơn đau cấp tính.
- Phẫu thuật thay khớp: Đối với các trường hợp bệnh nặng khi các khớp xương bị phá hủy dẫn đến nguy cơ tàn phế, dị tật… Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm các cuộc giải phẫu thay khớp và tái tạo chức năng xương khớp.
- Lọc máu: Những người bệnh phong thấp gây viêm trong máu cần phải sử dụng phương pháp này để lọc bỏ viêm nhiễm và giảm đau trong khi điều trị.
Theo Đông Y
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian từ cây nhà lá vườn giúp chữa trị bệnh phong thấp rất hiệu quả lành tính.
1. Bài Thuốc Trị Phong Thấp Từ Lá Lốt
Để sử dụng lá lốt chữa phong thấp dân gian thường dùng nấu canh, sắc nước uống hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh.
Chuẩn bị khoảng 16gr lá lốt, rễ cây cỏ xước, thổ phục linh, tầm gửi cây dâu (mỗi vị 12gr); quế chi, thiên niên kiện, kinh giới (mỗi vị 8gr) và rễ cỏ tranh (10gr). Xao vàng các vị thuốc, sau đó đem sắc lấy nước uống, ngày uống 3 lần. Cần kiêng trì uống hàng ngày.
Với bài thuốc này, bạn hãy hái 30gr lá lốt tươi hoặc 10gr lá lốt đã phơi khô sắc với 2 bát nước, cô đặc còn 1 bát rồi uống sau ăn. Hãy kiên trì sử dụng bài thuốc trong 10 ngày sẽ giúp máu được lưu thông, giảm đau khớp gối, vai, chân hay tay mỗi khi trái gió trở trời.
Bài thuốc giúp chữa bệnh phong thấp nữa mà bạn nên tham khảo là nấu canh lá lốt. Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn hãy hái một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và nấu như canh bình thường. Lưu ý là bạn nên thêm chút gừng tươi đã đập giập, húng quế hoặc là ngải cứu vào ăn nóng.
2. Trị Phong Thấp Bằng Rau Cần Tây:
lấy khoảng 1kg cần tây rửa sạch đem phơi râm, sau đó dùng sắc nước uống, 150gram sắc với khoảng 3 bát nước, đến khi nước cạn còn khoảng hơn 1 bát, uống khi còn ấm, ngày uống 3 lần.
3. Bài Thuốc Từ Gừng Và Hành:
chuẩn bị 500gr hành, 600grm gừng già tươi đem rửa sạch cắt nhỏ giã nát, trộng gừng với hành vào rượu rồi cho vào túi vải rồi sao trên lửa cho nóng rồi đem chườm cào chỗ đau.
4. Bài Thuốc Từ Lá Chìa Vôi:
Dùng 20 gram lá chìa vôi, 15 gram cành dâu, 10 gram bạch chỉ, 10 gram quế chi đêm sắc nước uống, mỗi ngày đều đặn 1 thang sẽ nhanh chóng khỏi phong thấp.
5. Bài Thuốc Chữa Phong Thấp Từ Ngải Cứu:
Chuẩn bị một nhún lá ngải cứu, tốt nhất nên rửa sạch, sau đó cho vào một cái bát mỏng hoặc một miếng giấy bạc, không quên bổ sung thêm một vài hạt muối rồi đốt cho bát hoặc giấy nóng lên, khi đó khói sẽ tỏa ra. Bạn hơ tay và chân và khói ấy nhưng chú ý không để cho da bị bỏng.
Hành trình trị phong thấp đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, thực hiện đúng phác đồ chữa bệnh đưa ra. Về bản chất nếu nắm rõ được thành phần dược tính và tác dụng của các loại thảo dược thì đây sẽ là những cách chữa bệnh phong thấp tuyệt vời, mang tính bảo tồn và có hiệu quả cao với người bệnh.
6. Chữa Phong Thấp Bằng Cúc Tần Và Ngải Diệp:
Đem 2 loại thuốc này rửa sạch cho vào chảo xao nóng, rồi cho thêm rượu vào và chườm lên khớp bị đau. Mỗi ngày chườm 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau lại bỏ ra.
Ngoài ra, trong đông y còn có các giải pháp vật lý trị liệu cũng có tác dụng rất tốt bao gồm: Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, giác hơi, diện chẩn,... Tuy nhiên thường các giải pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ.
Để “đánh bay” bệnh phong thấp hoàn toàn bệnh nhân cần điều trị theo một phác đồ bài bản gồm nhiều yếu tố giúp khu phong - tán hàn, hoạt huyết - hóa ứ.
Mrs Hoàng Quyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…