Bệnh ho Khan kéo theo những tác hại lớn đối với sức khỏe. Nếu để ho lâu ngày, cơ thể sẽ hốc hác, ốm yếu. Khi bị ho, cần chữa trị kịp thời để tránh tình trạng ho lâu ngày dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
1. Trứng Luộc Giấm Gạo
Trứng gà giàu protein, vitamin A, D, E, K và các khoáng chất là thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Trong các cách chế biến thì trứng luộc sẽ giữ lại được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất (99%).
Theo y học cổ truyền, trứng gà có tác dụng nhuận phế, an thần nên được sử dụng để chữa các bệnh về hô hấp như ho lâu ngày, viêm phế quản, viêm phổi, thần kinh.
Giấm gạo được làm từ rượu gạo hay rượu nếp, có vị chua. Nguyên liệu này kết hợp với trứng gà sẽ tạo nên món ăn trị ho hiệu quả.
Trứng luộc với giấm gạo rồi bóc vỏ, cho vào xoong giấm nấu thêm 3-5 phút là được. Ăn trứng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 quả sẽ chữa được bệnh ho lâu ngày không dứt.
2. Canh Rau Tần Ô
Rau tần ô 100g hoặc hơn phối hợp cá khoai hoặc cá lóc, cá thát lát, phổi heo, gia vị vừa đủ nấu canh ăn... Trị chứng ngoại cảm nội thương ho khan, ho đàm, ho suyễn, ho tức ngực, ho cơn, mặt đỏ nóng sốt về chiều.
3. Canh Cải Nấu Cá:
Rau cải 100g hoặc hơn phối hợp cá lóc hoặc cá rô, cá chép, phổi heo, gia vị vừa đủ nấu canh hoặc xào ăn. Chữa ho khan, ho đàm, ho thở dốc, viêm họng khàn tiếng ho phát sốt, ho ngực sườn đầy không muốn ăn, đờm vàng.
4. Canh Rau Má
Rau má thường mọc ở những nơi đất ẩm, là loại rau quen thuộc với chị em nội trợ. Có thể dùng rau má sống, luộc hoặc nấu canh hay xay lấy nước uống giải nhiệt.
Ngoài ra, rau má còn là bài thuốc quý chữa một số bệnh như: rôm sảy, viêm loét dạ dày, viêm gan, ho khan, ho lâu ngày.
Nấu 700ml nước sôi rồi cho thịt heo và rau má vào. Nước canh sôi thì nêm nếm vừa ăn là được. Canh rau má chế biến đơn giản, là món ăn thanh mát và chữa trị ho khan, ho lâu ngày hiệu quả.
5. Rau Diếp
rau diếp 150g hoặc hơn ăn sống, luộc, xay sinh tố hoặc ăn lẩu, hay ăn với sốt cà chua thịt băm. Trị ho, đau họng phát sốt, ho khan ho cơn, miệng khô mặt đỏ, gai sốt, ho tức ngực sườn.
6. Giá Đậu
giá đậu 200g hoặc hơn ăn sống, ăn lẩu, nấu canh chua, luộc, ép nước uống. Chữa ho đau họng khàn tiếng, ho thở khò khè, ho bụng đầy rối loạn tiêu hóa ăn không ngon, ho ngoại cảm nội thương mệt mỏi.
7. Canh Cải Củ
cải củ 150g hoặc hơn phối hợp khoai tây, cà rốt, xương thịt động vật, gia vị vừa đủ hầm nấu canh ăn. Chữa ho khan, ho tức ngực sườn can hỏa phạm phế, ho đàm bụng đầy không muốn ăn.
8. Canh Bầu Nấu Tép
Quả bầu được biết đến là món canh ngon miệng cho ngày nắng nóng. Món ăn vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giải nhiệt luôn là lựa chọn của chị em.
Theo Đông y, quả bầu còn có tác dụng giải độc, chữa ho, viêm họng. Tép tươi có công dụng dưỡng khí, dưỡng huyết,... Khi kết hợp với bầu sẽ tạo nên món ăn ngọt lừ, đưa cơm và "thần dược" chữa ho.
Xắt bầu thành miếng nhỏ cho vào nồi, thêm nước, nấu sôi rồi thả tép vào. Canh sôi lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm 1 lát gừng đập dập và hành lá, ngò rí.
Món canh ngọt lừ, thơm ngon có tác dụng trị chứng ho khan hiệu quả.
9. Canh Mướp Hương
Mướp hương 200g hoặc hơn phối hợp rau mùng tơi, rau đay, thịt cua, tôm, tép, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Chữa viêm họng, ho khan, ho cơn tức ngực, mặt đỏ họng khô, đại tiện táo.
10. Canh Mướp Đắng (Khổ Qua)
Khổ qua chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C, khoáng chất đồng, sắt, magie,... là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, mướp đắng còn là bài thuốc chữa ho lâu ngày tuyệt vời.
Thịt nạc hầm với củ cải trắng cho mềm nhừ rồi thêm khổ qua xắt lát vào. Nêm nếm gia vị vừa miệng rồi thưởng thức. Cũng có thể chế biến bằng cách nhồi thịt, nấm mèo, đậu phụ rồi nấu canh.
Đối với bệnh nhân bị ho lâu ngày, ho khan phải ăn liên tục trong 15 ngày, mỗi ngày 1 lần thì bệnh sẽ hết.
11. Mía Ép Nước
Ngày dùng 1-2 ly nước mía ép vắt chanh (quất) uống hoặc mía cây cắt khúc chẻ ăn. Chữa chứng ho khan, ho cơn, miệng khô, mặt đỏ miệng khô, đau họng sốt nhẹ về chiều, ho ói khan không muốn ăn.
12. Quả Sơ-Ri
Ngày dùng 200g trái chín hoặc hơn ăn tươi, hoặc ép lấy nước uống. Chữa trị viêm họng khàn tiếng, ho đau họng phát sốt, đàm vàng, viêm amidan, ho do ngoại cảm phong nhiệt.
Bệnh ho dễ mắc phải nhưng lâu bớt. Do đó, để điều trị ho, trước hết cần phải kiên trì uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung vào thực đơn hằng ngày những món ăn có lợi cho hô hấp, bổ phế và hỗ trợ điều trị ho để đẩy lùi bệnh ho nhanh chóng.
Nguyễn Ngọc
Các loại vitamin và khoáng chất là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người cao tuổi cần ăn đầy đủ thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì một sức khỏe tốt.
Ở người cao tuổi thì chán ăn thường có nhiều lý do, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người cao tuổi cần được chăm sóc về dinh dưỡng thật tốt.
Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu quả hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Và nguy cơ mắc các bệnh lý là rất cao, vì vậy người cao tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng.
Hiên nay, bệnh Gút (Gout) là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Nếu muốn các bậc sinh thành khỏe mạnh, bạn hãy gợi ý họ thử thực hiện những bài tập dưỡng sinh tại nhà. Các bài tập thể dục dưỡng sinh không chỉ giúp người lớn tuổi cải thiện sự linh hoạt của cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đấy.
Sữa là một nguồn dưỡng chất dồi dào và là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống. Sữa có công dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cần có cho cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người thường ưu tiên chọn sữa cho trẻ nhỏ mà quên rằng những người lớn tuổi cũng cần tới loại thức uống này. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người cao tuổi nên uống sữa gì? chọn sữa cho người cao tuổi theo tiêu chí nào là hợp lý? thì bài viết sau của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Tuổi cao, đồng nghĩa với sức khỏe giảm dần, môi trường tương tác hàng ngày cũng bị thu hẹp nên nhu cầu bức thiết của người cao tuổi chính là giao tiếp và tập luyện. Người cao tuổi thường lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện, sở thích, khả năng của mình. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, đây còn là môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.