Khàn giọng mất tiếng là tình trạng giọng nói trở nên khàn đục, âm lượng giảm, có thể bị mất hẳn tiếng, cổ họng bị đau rát,… Đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý về hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, Bệnh ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Bệnh khàn giọng mất tiếng thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Khi đó, dây thanh quản bị kích ứng quá mức, tổn thương, lâu ngày sẽ gây viêm dây thanh quản.
1. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Dùng Muối Và Trà Chanh
Cách kết hợp muối và chanh chữa trị khàn giọng mất tiếng không còn xa lạ gì với chúng ta. Chanh là một loại quả rất quen thuộc, có vị chua được dùng làm nước chanh ép giải nhiệt rất tốt trong mùa hè.
Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp của bạn. Nó cũng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khi kết hợp với một số vị thuốc, đặc biệt là chữa khàn giọng mất tiếng.
Chuẩn bị một ly trà ấm, thêm 2-3 thìa nước cốt chanh, 1/2 thìa muối nhỏ khuấy đều. Sau đó dùng hỗn hợp này uống hoặc xúc miệng vào các buổi sáng. Nên áp dụng thường xuyên vì hiệu quả chúng mang lại là rất cao.
2. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Từ Cây Rẻ Quạt
Trong dân gian, rẻ quạt là cây thuốc chữa các bệnh hệ hô hấp điển hình là trị ho khan, chữa khàn giọng mất tiếng ở cả người lớn và trẻ em. Đối với nhiều người sẽ không biết chúng, nhưng với những người ở vùng núi ven sông lại biết rất rõ về cây này, bộ phận của cây thường được dùng để chữa bệnh đó là thân và rễ. Theo đông y đây là một vị thuốc có tính đắng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi tiêu hóa…
Cách chữa trị khàn giọng mất tiếng tốt nhất từ cây rẻ quạt là bạn nên lấy thân và rễ của cây khi tươi đem về rửa sạch giã nát ra thêm vào đó là một vài hạt muối. Bạn gạn lấy nước và nuốt từ từ xuống, làm theo cách này 2-3 lần mỗi ngày chắc chắn bệnh của ạn sẽ thuyên giảm đi rất nhiều đó.
3. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Dùng Tinh Bột Nghệ
Curcumin trong bột nghệ có tính kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó, nghệ không chỉ dùng để làm đẹp mà còn dùng để chữa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp như khàn giọng mất tiếng.
Cách chữa trị khàn giọng mất tiếng bằng tinh bột nghệ là cách làm dễ nhất so với các phương pháp khác. Bạn lấy 1-2 thìa bột nghệ nhỏ sau đó pha với một cốc nước ấm, khuấy lên và uống. Lưu ý rằng chúng hơi khó uống một chút.
4. Cách Trị Khàn Giọng Bằng Giá Đỗ
Trong giá đỗ chứa rất nhiều vitamin, glucid, calo, sắt và được biết đến với công dụng giúp kéo dài tuổi thọ. Đây là một loại rau sạch, vị ngọt, hơi hăng và tanh nhưng có tính mát, vừa giúp thanh nhiệt giải độc, lại vừa là một cách chữa trị dứt điểm triệu chứng khàn giọng và rát cổ họng.
Cách làm: Lấy một nắm giá đỗ rửa thật sạch, giã nát, cho vào nước để đun sôi sau đó chắt lấy nước. Chú ý nên ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt từ từ, một ngày 2 – 3 lần. Để phát huy được hiệu quả tốt nhất nên nhai giá sống, nuốt nước và nhả bã.
5. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Bằng Tỏi Sống
Có 2 cách để sử dụng tỏi như một cách chữa trị bệnh khàn giọng mất tiếng:
Chế biến các loại thức ăn hàng ngày cùng với tỏi nhưng phương pháp này cần thời gian lâu.
Muốn rút ngắn thời gian khỏi bệnh, ăn trực tiếp 2 – 3 nhánh tỏi sống, tuy đơn giản nhưng điều trị ngứa rát họng và khàn tiếng rất tốt.
6. Trà Đặc Và Muối Trị Khàn Giọng
Trà đặc và muối kết hợp với nhau có tác dụng diệt khuẩn, bớt khô rát họng, cổ họng không còn ngứa và lấy lại tiếng nhanh chóng. Hàng ngày cho một chút muối vào trà đặc rồi súc miệng, chú ý súc sâu xuống dưới cổ họng để đem lại hiệu quả nhất.
7. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Bằng Củ Cải Trắng
Củ cái trắng tươi ép lấy nước, trộn thêm nước ép của 2 – 3 lát gừng tươi, ngậm và nuốt dần. Với cách chữa trị khàn giọng mất tiếng này, bạn nên ngậm nhiều lần trong ngày để việc chữa trị đạt hiệu quả cao nhất.
8. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Nhanh Nhất Bằng Quất Chưng
Quất chưng cũng là một trong những cách chữa trị khàn giọng mất tiếng lâu ngày nhanh và đơn giản nhất. Bạn chỉ cần dùng 2 quả quất xắt thành khoanh mỏng, thêm 1 cục đường phèn, có thể dùng mật ong, đem chưng cách thủy 20 phút. Dùng hỗn hợp này ngậm và ăn vừa có tác dụng chữa khàn giọng vừa có tác dụng làm thuốc bổ phế.
9. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Lâu Ngày Bằng Mật Ong Và Chanh Tươi
Khía kiểu múi khế ở ngoài vỏ quả chanh, cho vào chén nhỏ, dùng một vài thìa mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để trong 1 – 2 giờ sau đó cắt và ngậm.
Ngoài ra, có thể làm mật ong hấp cách thủy với chanh. Thái lát chanh cho thêm mật ong vào hấp cách thủy khoảng 10 phút là có thể sử dụng để ngậm và ăn được. Cách chữa trị khàn giọng với chanh và mật ong rất phổ biến và được nhiều người áp dụng.
10. Cách Chữa Khàn Tiếng Bằng Mật Ong, Dầu Ô Liu, Chanh
Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh.
Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ ngày và uống liên tiếp 3-4 ngày sẽ điều trị hữu hiệu sự khản tiếng.
11. Cách Chữa Trị Khàn Giọng Mất Tiếng Bằng Quả Lê
Cách làm: Lấy 2 quả lê gọt vỏ ép lấy nước, 20g vỏ quýt sắc với nước. Hòa nước ép lê và nước sắc vỏ quýt, uống 2 – 3 lần mỗi ngày có tác dụng chữa trị viêm họng cấp, viêm phế quản cấp gây khàn giọng mất tiếng lâu ngày.
12. Cách Chữa Khàn Giọng Mất Tiếng Bằng Chè Đổ Xanh Nguyên Vỏ
Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đường vào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậu hủ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnh sớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ăn chiên xào, chua cay.
CÁCH PHÒNG NGỪA KHÀN GIỌNG
Để ngăn ngừa khàn tiếng, bạn nên:
Những cách chữa trị khàn giọng mất tiếng bằng các vị dược liệu tự nhiên trên rất an toàn và hiệu quả điều trị cao bạn có thể áp dụng ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.
Kỳ Duyên
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…