Táo bón là chứng bệnh gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người có chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, thiếu vận động, nhất là người già và trẻ em, phụ nữ sau sinh con. Sau đây là một số món ăn, nước uống bổ dưỡng nhuận tràng, phòng trị chứng bệnh khó chịu này.
Táo bón là chứng bệnh gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người có chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, thiếu vận động, nhất là người già và trẻ em, phụ nữ sau sinh con. Sau đây là một số món ăn, nước uống bổ dưỡng nhuận tràng, phòng trị chứng bệnh khó chịu này.
1. Món ăn từ đậu bắp
Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
Cách làm: cách chế biến đơn giản và hiệu quả nhất là đậu bắp luộc, Để hưởng được lợi ích tối đa của đậu bắp, khi nấu nướng cần cho lửa nhỏ để giúp chất nhầy trong đậu bắp ít bị thất thoát. Hoặc có thể chế biến đậu bắp thành các món xào hay nấu canh.
2. Các món từ khoai sọ
Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt.
Cách làm: khoai sọ 300g, đường trắng 30g, gừng tươi 3g. Khoai sọ bỏ vỏ, xay nhỏ cùng với gừng, thêm nước vừa đủ đun nhỏ lửa, khi sôi cho đường trắng vào quấy đều, chè sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày. Hay có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
3. Cháo vừng đen
Vừng đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt lợn nạc 100g, dầu thực vật, mắm muối vừa đủ. Vừng đen, gạo xay nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp mắm muối, xào chín bằng dầu thực vật. Cho gạo, vừng đen vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín, cho thịt lợn nạc vào đảo đều, sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày.
4. Rau lang luộc:
Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.
5. Gà ác hấp khoai
Gà ác 1 con khoảng 300g, khoai tây 100g, nghệ đen 10g, cà rốt 50g, gừng tươi 3g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Khoai tây bỏ vỏ rửa sạch. Cà rốt, gừng, nghệ đen đều mài nhỏ, trộn đều với bột ngọt, bột gia vị. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, chân, đầu. Cho khoai lang, cà rốt, nghệ, gừng vào bụng gà khâu kín, hấp cách thuỷ. Sản phụ ăn nóng lúc đói, ngày ăn 1 lần, ăn liền 3 - 5 ngày.
6. Cao dầu vừng
Dầu vừng 100g, mật ong 200g, gạo nếp 100g. Dầu vừng và mật ong cho lẫn vào với nhau quấy đều đun lửa nhỏ. Gạo nếp xay thành bột. Khi dầu vừng sôi thì cho bột gạo nếp vào quấy đều, bột gạo chín là được. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 15g pha với nước sôi uống.
7. khoai lang mật ong
Khoai lang chính là ''cao thủ'' thải độc và phòng tránh táo bón vô cùng lợi hại. Thậm chí một cách tốt hơn nữa, là ăn món khoai lang kết hợp với mật ong.
Khi 2 món ăn này được nấu cùng nhau, không chỉ bổ sung chất xơ thô, mà còn có thêm đường glucose tự nhiên, kết quả thải độc và chống táo bón lại càng thêm phần kỳ diệu.
Cách làm: Rửa sạch khoai lang, có thể để nguyên cả vỏ, cho vào nồi, thêm nước luộc chín. Khi khoai chín tới thì đổ bỏ phần nước luộc khoai còn thừa trong nồi, nấu cho ráo đáy nồi. Tiếp tục đổ mật ong vào đun nhỏ lửa. Trong khi đun, dùng đũa thìa nghiền cho khoai nát ra, trộn lẫn vào mật ong, trở thành hỗn hợp nhuyễn như cao là được, Cũng có thể để nguyên miếng nhỏ.
8. Món ăn từ Khoai lang và mía
Củ khoai lang 100g, mía đỏ 200g. Khoai lang rửa sạch, để cả vỏ, xay nhỏ. Mía ép lấy nước. Trộn đều 2 thứ với nhau, đun nhỏ lửa đến khi chín khoai, chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn 5 – 7 ngày.
9. Cháo cà rốt, bắp cải và thịt lợn
Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, thịt lợn nạc 100g, gạo tẻ 100g, gia vị vừa đủ. Cà rốt, bắp cải rửa sạch, thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ xào chín. Cho gạo vào nồi nấu thành cháo. Sau đó cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp đến khi cà rốt và rau cải mềm. Cuối cùng cho thịt lợn băm đã xào vào, ăn nóng. Ngày ăn 1 lần. Ăn 3 – 5 ngày.
10. Canh rau dền
Nghiên cứu mới đây cho biết, rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các acid béo không no.Theo Đông y, rau dền cơm vị ngọt tính hàn. Rau dền tía vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, ích khí và khai khiếu. Thịt lợn nạc chứa nhiều protein, chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu. Cơ thể sẽ dễ hấp thụ hemoglobin trong thịt lợn nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả. Món canh này có tác dụng mát bổ, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể nấu canh rau mồng tơi hay rau đai cũng có tác dụng nhuận tràng tốt.
Cách nấu: dùng dầu xào thịt lợn chín tới, nêm chút muối, nước mắm cho thơm. Thêm nước từ 2-3 lít vào nấu sôi, hớt bỏ bọt. Bỏ rau dền nấu sôi lên 1-2 phút là được.
Ngọc Nguyễn
Óc heo tiềm thuốc bắc từ lâu được xem là bài thuốc giúp tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe. Trong óc heo chứa những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt…Từ đó có tác dụng trong việc bồi bổ xương khớp, hạn chế chứng đau đầu, hoa mắt và suy nhược thần kinh. Với trẻ em có tác dụng phát triển trí não nhờ hàm lượng lipit và DHA dồi dào.
Canh sườn bỏ củ sen bổ dưỡng, thơm ngon, được ưa chuộng trong những bữa ăn hàng ngày. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ sườn bò và củ sen cùng những lợi ích của hai thực phẩm này kết hợp với nhau tạo nên món canh thanh mát và bồi bổ cho sức khỏe.
Bánh nếp là một trong những món ăn tuổi thơ vô cùng bình dị và dân dã của nhiều người Việt Nam. Bánh nếp đậu xanh vừa mềm vừa dẻo khi ăn có vị mằn mặn và độ ngọt vừa phải nên ngon miệng mà không ngấy.
Sinh tố dừa là thức uống ngon miệng, thanh mát và đầy dinh dưỡng trong những ngày hè oi bức hay những khi trời trở lạnh. Sinh tố dừa hòa quyện giữa vị mát lạnh của đá bào và vị béo ngậy của dừa sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giải nhiệt.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Bữa sáng là một bữa ăn vô cùng quan trọng không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những người gầy muốn tăng cân thì bữa sáng lại càng quan trọng. Quá trình ăn sáng đầy đủ sẽ đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cũng chính là cách thúc đẩy quá trình tăng cân nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.