Xuất huyết tiêu hóa (hay còn được gọi là chảy máu tiêu hóa) là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy chảy máu tiêu hóa là gì? Những dấu hiệu nào để nhận biết ? Cũng như các phương pháp chuẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa hiện nay ? Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để làm rõ các vấn đề trên, mời bạn cùng theo dõi nhé.
XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA LÀ GÌ ?
Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu xuất phát từ những mạch máu của ống tiêu hóa thoát ra khỏi lòng mạch gây nôn ói hoặc đại tiện ra máu.
Xuất huyết tiêu hóa cần được điều trị cấp cứu bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Để điều trị, trước tiên cần xác định xuất huyết tiêu hóa trên hay dưới, sau đó, đánh giá mức độ xuất huyết tiêu hóa để đưa ra phương pháp xử trí phù hợp. Xuất huyết tiêu hóa được phân thành 3 mức độ dựa vào các chỉ số đánh giá sau:
+ Độ I (Nhẹ): Lượng máu mất <500ml (10%), mạch <100l/ph, huyết áp tâm thu >90mmHg, HC >30%, Hct > 3 triệu/mm3, bệnh nhân tỉnh táo và chỉ hơi mệt.
+ Độ II (Trung bình): Lượng máu mất <1500ml (30%), mạch > 100 - 120l/ph, huyết áp tâm thu trong khoảng 80 - 90mmHg, HC <20-30%, Hct 2 - 3 triệu/mm3, bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt, da xanh, niêm nhợt, ra mồ hôi nhiều, tiểu ít.
+ Độ III (Nặng): Lượng máu mất >1500ml (30%), mạch >120l/ph, huyết áp tâm thu <80mmHg, HC <20%, Hct 2 triệu/mm3, bệnh nhân có triệu chứng ngất, lơ mơ, hốt hoảng.
NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Giáo sư Joel Leroy - bác sĩ khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện đại học Civil (Strasbourg, Pháp) chỉ ra nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa gồm:
+ Do viêm loét dạ dày hành tá tràng: Tình trạng viêm loét do lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc uống nhiều rượu bia. Nguyên nhân này chiếm 40% các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa.
+ Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ là những bệnh lý dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
+ Một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột do người bệnh uống phải dung dịch kiềm hoặc acid, người bệnh đang trong tình trạng căng thẳng, stress quá độ.
+ Nguyên nhân khác do tổn thương khác ở đường tiêu hóa (u tá tràng, u dạ dày, hội chứng Mallory - Weiss), chảy máu ở ruột non (do lao, túi thừa Meckel, các loại u), chảy máu ở ruột già, ở hậu môn và từ đường mật.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA ?
Dấu Hiệu Báo Trước
- Đau dữ dội vùng thượng vị, cơn đau xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở người viêm loét dạ dày, tá tràng
- Sau khi uống corticoid hoặc aspirin cơ thể cảm giác nóng rát, cồn cào, mệt lả,...
- Khi thời tiết thay đổi tự nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn.
Triệu Chứng Xuất Huyết Tiêu Hóa Lâm Sàng
Đây là triệu chứng thường gặp của ở người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa. Tùy theo vị trí và mức độ chảy máu mà tính chất nôn khác nhau
- Số lượng có thể từ vài chục ml đến hàng lít.
- Màu sắc: đỏ tươi, màu hồng do lẫn dịch tiêu hoá hoặc màu nâu sẫm.
- Tính chất máu nôn ra có thể máu tươi ra ngoài mới đông, có thể thành cục (bằng hạt ngô, hạt lạc), có thể chỉ là các gợn đen như hạt tấm lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy.
Khi quan sát sẽ thấy đại tiện ra máu và phân có màu đen do lẫn máu. Đại tiện ra máu do tĩnh mạch trong ống tiêu hóa bị áp lực quá mức gây giãn, vỡ và chảy máu.
Triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, người yếu ớt, xanh xao. Nhiều trường hợp xuất huyết tiêu hóa bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới ngất xỉu, tụt huyết áp, khó thở,… rất nguy hiểm.
Khi mất trên 20% thể tích máu cơ thể người bệnh sẽ tím tái, da lạnh, huyết áp giảm xuống dưới 100mmHg.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Xuất huyết tiêu hóa là một cấp cứu nội, ngoại khoa nguy hiểm, bệnh nhân cần phải được nhập viện để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ, xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh.
Bước đầu tiên trong chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa là cần xác định chính xác vị trí xuất huyết. Bác sĩ sẽ khai thác thông tin tiền sử bệnh lý đầy đủ của bệnh nhân, rồi khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ có thể sẽ cần kiểm tra phân để tìm máu xuất huyết trong phân. Các chất bổ sung sắt, bismuth subsalicylate (Peto-Bismol) hay nhiều loại thức ăn khác như củ cải đỏ có thể khiến phân có màu sắc bên ngoài giống như bị xuất huyết tiêu hóa.
Xét nghiệm máu giúp xác định mức độ của xuất huyết và xem bệnh nhân có đang thiếu máu không.
Rửa dạ dày là thủ thuật có thể được chỉ định sử dụng để xác định chảy máu ở đường tiêu hóa là cao hay thấp.
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất để tìm ra nguồn gốc nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa. Ống nội soi sử dụng là một ống mềm nhỏ có gắn camera. Ống nội soi cũng có thể được đưa qua trực tràng để quan sát ruột già, thủ thuật này gọi là nội soi đại tràng.
Xuất huyết nếu không phát hiện được bằng nội soi gọi là xuất huyết ẩn, bác sĩ có thể cần nội soi lại hoặc sử dụng các thủ thuật khác để tìm nguyên nhân của xuất huyết ẩn.
Nội soi ruột non giúp kiểm tra ruột non, các thủ thuật thực hiện gồm:
+ Nội soi ruột non bằng ống đẩy: một ống nội soi dài được sử dụng để khảo sát phần trên của ruột non.
+ Nội soi ruột non bằng bóng đôi: Bóng được lắp trên ống nội soi giúp ống nội soi di chuyển qua toàn bộ ruột non.
+ Nội soi ruột non bằng viên nang: Bệnh nhân nuốt viên nang chứa một camera nhỏ bên trong. Camera này sẽ truyền các hình ảnh tới một máy theo dõi bằng video khi nó đi qua đường tiêu hóa.
Một số thủ thuật khác có thể được sử dụng trong chẩn đoán xác định nguồn gốc xuất huyết tiêu hóa:
- Chụp X quang có baryt: Baryt là chất cản quang giúp nhìn thấy đường tiêu hóa qua X quang, chất lỏng có chứa baryt có thể được nuốt hoặc đưa qua trực tràng nhưng hiện nay ít dùng
- Máy quét có đồng vị phóng xạ: Một lượng nhỏ chất phóng xạ sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân. Khi chất phóng xạ thoát ra khỏi lòng mạch thì nghĩa là có xuất huyết, hiện phương pháp này cũng ít được sử dụng.
- Chụp mạch máu: Bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch bệnh nhân để có thể nhìn được các mạch máu trên X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính. Tại vùng xuất huyết, chất cản quang này sẽ chảy ra ngoài.
- Mở bụng thăm dò: Nếu những phương pháp trên không thể xác định được nguồn gốc xuất huyết thì thủ thuật ngoại khoa mở bụng thăm dò có thể là cần thiết để kiểm tra đường tiêu hóa.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
1. Điều Trị Ban Đầu
Tùy vào tình trạngxuất huyết tiêu hóa của bệnh nhân khi nhập viện, đội ngũ nhân viên y tế sẽ có hướng xử trí ban đầu như sau:
Truyền dịch: Việc làm trước tiên thi tiếp nhận người bệnh là đặt đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch;
Truyền máu: Áp dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị mất lượng máu khá lớn;
Hồi sức cấp cứu: Trước một bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cần hồi sức tích cực. Tốt nhất là đưa về và duy trì huyết động ở mức ổn định trước khi tiến hành các thăm dò, can thiệp cầm máu.
2. Điều Trị Cấp Cứu
Phương pháp điều trị chủ yếu thường được sử dụng bao gồm:
Bác sĩ tiến hành đưa các dụng cụ qua ống nội soi để làm ngưng xuất huyết tiêu hóa; hoặc sử dụng đầu dò nhiệt, đốt điện, tia laser và tiêm kẹp các mạch máu bị tổn thương với vòng cao su hay clip.
Ngoài ra, nếu nội soi thất bại thì chụp mạch máu sẽ được chỉ định nhằm kiểm soát một số dạng xuất huyết. Tiêm thuốc hoặc các chất gây đông máu vào mạch có tác dụng hỗ trợ đông máu ở vùng bị xuất huyết.
Ngày nay với sự hiểu biết sâu rộng về loét dạ dày – tá tràng, chỉ điều trị phẫu thuật trong xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng khi nội soi cầm máu thất bại. Mục tiêu của phẫu thuật cấp cứu ngày nay không nhằm điều trị tiệt căn ổ loét mà chỉ nhằm cầm máu.
- Điều trị nội soi lần 1 thất bại;
- Chảy máu tái phát điều trị nội soi lần 2 thất bại;
- Nguy cơ thủng;
- Những nơi không có nội soi cầm máu, điều trị nội khoa thất bại.
3. Dự Phòng Tái Phát
Một số bệnh lý gây xuất huyết sau đây cần được điều trị kèm theo để ngăn ngừa triệu chứng chảy máu đường tiêu hóa tái phát, cụ thể là:
+ Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) và các loại khác
+ Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
+ Viêm loét dạ dày tá tràng, Các bệnh viêm đường ruột.
+ Trĩ
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
Hầu hết nguyên nhân gây xuất huyết có thể điều trị khỏi hoặc kiểm soát được, tuy nhiên tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát rất cao. Đặc biệt trong trường hợp các tổn thương ở đường tiêu hóa chưa được lành hẳn. Để tránh chảy máu tiêu hóa ở người khỏe mạnh cũng như phòng ngừa tái phát ở bệnh nhân trước đó, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau:
Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ và rau củ quả tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Phải nạp vào cơ thể trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hoạt động cho hệ tiêu hóa.
Tránh xa các thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn quá nhiều dầu mỡ hay gia vị, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn quá lạnh hay quá nóng.
Nên ăn uống đủ bữa, đúng giờ, nếu có thể hãy chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa để cơ quan tiêu hóa không bị áp lực.
Thực hiện duy trì lối sống lành mạnh như ngủ đúng giờ, đúng giấc, làm việc và nghỉ ngơi với thời gian hợp lý. Tránh căng thẳng quá mức.
Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cơ thể, tốt cho việc phòng bệnh.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa ngày nay đã đơn giản hơn nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào sự phối hợp của người bệnh. Hi vọng qua thông qua bài viết này của thuocthang.com.vn bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Hoàng Quyên
Bác sĩ Quốc Ánh có kinh nghiệm thăm khám và điều trị các chứng bệnh Ngoại tiêu hóa như viêm co thắt, trào ngược, xuất huyết dạ dày,...
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra cho bé.
Bệnh Crohn có lẽ là một cái tên khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên thực chất đây là một căn bệnh viêm ruột mãn tính, còn gọi là bệnh viêm ruột từng vùng. Tình trạng viêm ruột này khiến người bệnh đau đớn, suy nhược và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vậy bệnh Crohn có Triệu chứng như thế nào? Biến chứng cũng như cách điều trị bệnh crohn như thế nào? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé !
Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa. Bệnh lý này gây đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến triệu chứng này. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa. Bệnh lý này gây đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến triệu chứng này. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Dựa trên những nghiên cứu về ảnh hưởng tốt/xấu của món ăn đối với hệ tiêu hóa, các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đưa ra 5 nhóm thực phẩm lợi ruột nhất bạn nên đưa vào thực đơn.
Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt.
Viêm tụy cấp là một trong những nhiễm độc tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, xảy ra sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia. Vậy bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Biểu hiện diễn biến lâm sàng của viêm tụy cấp như thế nào? Các phương pháp nào giúp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tụy cấp hiệu quả nhất hiện nay ? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây !
Đầy hơi, chướng bụng khó tiêu là những biểu hiện cơ bản của việc dư thừa hơi bên trong khung ruột bởi những phản ứng lên men phế phẩm trong lòng ruột.
Nhiễm khuẩn đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.