Những Điều Cần Biết Về Bệnh Sán Chó Toxocara Ở Người

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt.

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Sán Chó Toxocara Ở NgườiNhững Điều Cần Biết Về Bệnh Sán Chó Toxocara Ở Người

Trong nhiều năm bệnh giun đũa chó, mèo ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển.

1. Nguồn gây bệnh:

 

 

- Giun đũa chó là toxocara thuộc họ giun Ascarridae. Giun đũa chó Toxocara canis liên quan đến người thường ký sinh ở ruột non của chó, giun đũa chó mèo Toxocara cati ký sinh ở ruột non của mèo. Chúng thường đẻ trứng và theo phân ra ngoài. Khi chó, mèo ăn phải sẽ bị nhiễm giun trưởng thành, có trường hợp ấu trùng giun chui qua nhau thai hay sữa từ chó mẹ sang chó con. Các giun này sẽ đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài môi trường (thường là đất) và sau 1-2 tuần lễ các trứng này sẽ hoá phôi.Đây là giai đoạn có thể gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng.

- Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt, hệ thần kinh trung ương... gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.

- Bệnh giun toxocara lây truyền qua đường ăn uống do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo. Ngoài ra ấu trùng giun có trong thịt chó mèo, nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Trẻ em thường dễ nhiễm bệnh hơn người lớn do thói quen đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo.

- Thói quen ăn rau, hải sản, thịt tái, sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến con người bị nhiễm ấu trùng giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da, đặc biệt là ấu trùng giun đũa chó (sán chó) có tên khoa học là toxocara canis. Bệnh hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao.

2. Triệu chứng:

 

 

Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và vị trí ký sinh của sán đối với vật chủ, và biểu hiện triệu chứng bắt đầu từ các cơ quan bị nhiễm. Có thể không có triệu chứng nếu nhiễm trùng nhẹ, ấu trùng có thể lang thang trong gan, phổi, tim, não, mắt và có thể gây ra hội chứng tăng eosin mạn tính, tăng bạch cầu, sốt, gan to, viêm phế quản, giả hen, viêm phổi, viêm cơ tim, động kinh hoặc trị trệ trí tuệ, viêm võng mạc, viêm kết mạc, viêm màng bò đào, viêm nhãn cầu.

- Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay thành những con giun nhỏ, mà thường tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển được trong da và mô mềm, gây mẩn ngứa thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng…Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra những tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

- Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

- Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

3. Điều trị:

Vấn đề điều trị sán chó tùy thuộc vào diễn biến lâm sàng của bệnh nhân. có khi phải phẫu thuật. Khi dùng thuốc, bệnh nhân phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống. Sán chó có thể trị khỏi nhưng sẽ bị tái phát nếu bị nhiễm trở lại.

- Để điều trị nhiễm giun đũa sán chó, người ta dùng Albendazole 400mg chia 2 lần trong ngày và uống trong 2-3 tuần, thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ, mặc dù một số người có thể gặp đau đầu hoặc đau dạ dày.

 

 

- Ngoài anthelmintics, thuốc steroid (corticosteroid) thường được kê toa giảm viêm do nhiễm trùng nặng. Nếu Toxocariasis ảnh hưởng đến mắt, thuốc steroid được sử dụng thay vì anthelmintics. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết.

- Hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn không gặp biến chứng, tuy nhiên nột số cơ quan như mắt, não bộ,… bị ấu trùng sán chó gây tổn thương nhiều thì khó chữa khỏi hoàn toàn..

- Sau khi điều trị, người bệnh khi làm thử nghiệm Elisa có thể cho kết quả dương tính (+) hằng năm do kháng thể ký sinh trùng sán chó có thể tồn tại trong máu vài năm sau đó. Do đó, cần phải đi xét nghiệm máu lại mỗi 3 tháng/ lần cho đến khí kết quả hoàn toàn âm tính thì mới kết luận được kết quả điều trị.

4. Cách phòng bệnh:

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.

- Nên dọn dẹp hàng tuần nơi chó mèo nằm, Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác, Không cho trẻ chơi nơi chó mèo thải phân, định kỳ sổ giun cho chó mèo và đặc biệt nên rửa tay với xà phòng sau khi tiếp xúc với chó mèo.

- Không cho chó vào khu vực trồng rau, cải của vườn nhà để tránh nhiễm sán từ phân chó.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ.

- Ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.

Nhiễm sán chó là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Thậm chí là để lại nhiều di chứng nếu không điều trị kịp thời. Và bệnh này thường sẽ không lây từ người qua người.

Ngọc Lan

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Bác sĩ Quốc Ánh có kinh nghiệm thăm khám và điều trị các chứng bệnh Ngoại tiêu hóa như viêm co thắt, trào ngược, xuất huyết dạ dày,...

19/05/2018

Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra cho bé.

19/05/2018

Bệnh Crohn có lẽ là một cái tên khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên thực chất đây là một căn bệnh viêm ruột mãn tính, còn gọi là bệnh viêm ruột từng vùng. Tình trạng viêm ruột này khiến người bệnh đau đớn, suy nhược và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vậy bệnh Crohn có Triệu chứng như thế nào? Biến chứng cũng như cách điều trị bệnh crohn như thế nào? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé !

19/05/2018

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa. Bệnh lý này gây đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến triệu chứng này. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé !

19/05/2018

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, là biểu hiện bất thường ở hệ tiêu hóa. Bệnh lý này gây đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến triệu chứng này. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé !

Xem nhiều

Dựa trên những nghiên cứu về ảnh hưởng tốt/xấu của món ăn đối với hệ tiêu hóa, các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đưa ra 5 nhóm thực phẩm lợi ruột nhất bạn nên đưa vào thực đơn.

Viêm tụy cấp là một trong những nhiễm độc tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, xảy ra sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia. Vậy bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Biểu hiện diễn biến lâm sàng của viêm tụy cấp như thế nào? Các phương pháp nào giúp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tụy cấp hiệu quả nhất hiện nay ? Mời các bạn cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây !

Đầy hơi, chướng bụng khó tiêu là những biểu hiện cơ bản của việc dư thừa hơi bên trong khung ruột bởi những phản ứng lên men phế phẩm trong lòng ruột. 

Nhiễm khuẩn đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ. Đây là bệnh lây chủ yếu qua đường ăn uống, khi ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi sinh vật gây bệnh.

Ăn không tiêu đau bụng không chỉ mang lại những cảm giác khó chịu cho người bệnh, gây khó khăn trong việc ăn uống hay những phiền toái trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn là sự cảnh báo của nhiều bệnh về đường tiêu hóa.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.