Viêm não mô cầu ở trẻ em rất nguy hiểm nó có thể dẫn đến những biến chứng đối với não bộ trẻ. Viêm não mô được xếp vào một trong những căn bệnh gây nguy hiểm nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ nên các mẹ cần có những hiểu biết chung nhất về tình trạng bệnh này. Việc tiêm phòng là rất cần thiết nếu không trẻ sẽ rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể. Nhưng cũng cần phải có những kiến thức cần thiết về cách tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe trẻ. Mời bạn cùng với Thuocthang.com.vn tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và chăm sóc và điều trị viêm não mô cầu ở trẻ ngay bài viết dưới đây.
Viêm não mô cầu hay nhiễm não mô cầu, màng não cầu là một triệu chứng bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như hệ thần kinh, đường hô hấp, máu, màng tím, mắt, hệ thống đường tiết niệu và bộ phận sinh dục. Bệnh xuất hiện do khuẩn não mô cầu nhóm C lây nhiễm vào cơ thể con người và phát triển.
Là một chứng bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ giai đoạn tuổi sơ sinh.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM NÃO MÔ CẦU
Người bị viêm não mô cầu thường do lây nhiễm vi khuẩn Neisseria Meningitidis, với 6 nhóm gây bệnh chính là A, B, C, W135, X và Y. Đường lây nhiễm chính là thông qua đường hô hấp khi đứng gần người bệnh viêm não mô cầu, tiếp xúc với những dụng cụ người bệnh dùng như ly, tách, điện thoại, khăn mặt… hoặc sinh sống trong vùng có dịch bệnh đang phát triển. Theo thống kê, có từ 5-10% dân số mang vi khuẩn của viêm não mô cầu, tập trung ở vùng hầu họng nhưng không có những biểu hiện bệnh lý do đã được tiêm phòng từ nhỏ, một số chủng gây bệnh có thể lành tính hoặc ác tính, những nguy cơ lây nhiễm chưa người chưa được tiêm phòng vẫn là rất cao.
Khi không được tiêm phòng viêm não mô cầu, nguy cơ mắc bệnh là rất dễ diễn ra và cần được chữa trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. Ở trẻ nhỏ, độ tuổi từ 3 tháng tuổi trở lên do hệ miễn dịch còn yếu, sức đề kháng với một số loại virus chưa được hình thành nên nguy cơ nhiễm bệnh thường cao hơn cả. Đòi hỏi cha mẹ cần đưa trẻ tiêm phòng viêm não mô cầu ngay từ những tháng đầu đời.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
Những triệu chứng ban đầu của viêm não mô cầu thường khá giống tình trạng cảm cúm khiến nhiều người lầm tưởng và tự chữa trị tại nhà.
Những biểu hiện chính của viêm não mô cầu:
+ Sốt cao đột ngột, ớn lạnh, rét run.
+ Nhức đầu.
+ Ói mửa.
+ Thở nhanh, gấp.
+ Huyết áp thấp.
+ Da nổi các vết thâm tím, các chấm đỏ ở chân, hai bên hông, mông.
Bệnh thường phát rất nhanh và chỉ trong vòng 1 ngày là có thể chuẩn đoán chính xác được khả năng nhiễm bệnh của cơ thể.
Biến chứng của bệnh viêm não mô cầu:
+ Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp cũng có tới 5-10% bệnh nhân bị tử vong, thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.
+ 10-15% số trường hợp viêm màng não do não mô cầu qua khỏi, nhưng vẫn phải chịu biến chứng có thể gây tổn thương não, tâm thần, điếc, liệt, động kinh hoặc khuyết tật học tập ở 10-20% những người sống sót.
+ Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử gọi là tử ban tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị kịp thời.
+ Thể nhiễm trùng huyết tối cấp diễn tiến nhanh chóng đến suy tuần hoàn, suy hô hấp và thường tử vong trong vòng 6-12 giờ sau khởi bệnh.
+ Người bệnh thường bứt rứt, thay đổi tri giác sớm, tay chân giá lạnh, không còn mạch và huyết áp, xuất huyết dưới da nhiều nơi và có màu tím thẫm hay đỏ bầm.
+ Đối tượng có tỷ lệ tử vong cao cho thể lâm sàng này là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và thanh thiếu niên, đặc biệt là những thanh niên khỏe mạnh vạm vỡ, hay trẻ bụ bẫm.
+ Tỷ lệ tử vong hay biến chứng thấp hơn với thể nhiễm trùng huyết hay viêm màng não.
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu có diễn tiến nhanh và tính chất rất nguy hiểm, nên những người bị bệnh viêm não mô cầu đều phải chuyển đến bệnh viện để điều trị.
Bệnh viêm màng não mô cầu có khả năng tử vong cao, nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Việc nhiễm bệnh được chẩn đoán bằng cách thử máu hoặc thử dịch tủy sống của bệnh nhân. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị.
Nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm với kháng sinh thích hợp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và những biến chứng của bệnh lý này.
Tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh não mô cầu nên được bác sĩ cho toa uống thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.
Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ VIÊM NÃO MÔ CẦU
Khi thấy trẻ có những biểu hiện sức khỏe sụt giảm như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được khám và chuẩn đoán chính xác nhất. Một số phương pháp chăm sóc có thể thực hiện trong quá trình chữa trị bệnh cho trẻ:
+ Cho trẻ hạ sốt thông qua hướng dẫn và thuốc của bác sĩ.
+ Đặt trẻ nằm ở những nơi ánh sáng dịu nhẹ, hơi tối chứ không để ánh nắng chiếu trực tiếp.
+ Khi ói để trẻ nằm nghiêng, tránh hít chất nôn vào phổi.
CÁCH PHÒNG NGỪA VIÊM NÃO MÔ CẦU Ở TRẺ
Là một trong những điều cha mẹ nên quan tâm và thực hiện ngay ở những tháng tuổi đầu đời của trẻ nhỏ. Một số biện pháp phòng ngừa viêm não mô cầu nên được thực hiện:
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ nhỏ khi tiếp xúc với bụi bẩn, rửa sạch tay trước khi ăn bằng các loại xà phòng diệt khuẩn, vệ sinh răng miệng, đánh răng mỗi ngày, sử dụng nước diệt khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Giữ gìn vệ sinh nơi trẻ nằm, ngủ, vui chơi, sinh hoạt cá nhân. Thường xuyên quét dọn, tẩy trùng nhà vệ sinh, bếp để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm.
Đưa trẻ đi tiêm phòng viêm não mô cầu theo định kỳ và đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
Lịch tiêm phòng viêm não mô cầu:
+ 2 tháng tuổi: Mũi 1.
+ 3 tháng tuổi: Mũi 2.
+ 4 tháng tuổi: Mũi 3 và tiếp tục nhắc lại vào đúng thời gian này ở 1 năm sau.
+ 18 tháng tuổi: Tiêm thêm mũi ngừa viêm màng não mô cầu tuýp A+C, nhắc lại mũi này vào 3 năm sau.
NHỮNG LƯU Ý KHI TIÊM PHÒNG VIÊM NÃO MÔ CẦU:
+ Loại vắc-xin nhóm nào sẽ chỉ có tác dụng phòng ngừa gây bệnh cho loại virus đó, nhóm A, B, C là những nhóm virus viêm màng não mô cầu gây bệnh nhiều nhất tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Do đó khi không dùng vắc-xin cho những nhóm virus khác, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn có thể diễn ra.
+ Vắc-xin viêm não mô cầu nhóm A và C cũng được sử dụng trong lịch tiêm chủng quốc gia hàng năm nhưng không thuộc nhóm bắt buộc, và sẽ có chi phí thêm.
+ Chủng ngừa sẽ luôn được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn bởi nguy cơ nhiễm bệnh không hạn chế đối tượng.
Trên đây chúng tôi đã đưa ra những thông tin hữu ích nhất về tình trạng viêm não mô cầu cho các mẹ cùng tham khảo. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm nên các mẹ cần phát hiện và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng theo đúng quy định mà các bác sĩ đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo cùng với Thuocthang.com.vn để có thêm những thông tin hữu ích nhất trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ.
Nguyễn Ngọc
Hiện nay các căn bệnh ung thư đang khá là phổ biến. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên thường xuyên ăn một số thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa ung thư trong cuộc sống.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Phụ nữ có thai khi mắc Covid-19 có tỷ lệ cao hơn so với người bình thường. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cần nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi đủ điều kiện được tim nhé.
Khó thở hay thở ngắn là một tình trạng khó khăn khi hít thở không khí vào phổi. Khởi phát triệu chứng này có thể nằm ở tim hay phổi, khiến chúng ta khó chịu, không thể thực hiện chức năng hô hấp như bình thường. Hen suyễn, viêm phổi, bệnh viêm đường hô hấp, huyết áp thấp, ung thư phổi,... đều gây khó thở. Vậy khi xuất hiện tình trạng này cần làm gì để xử trí giảm tình trạng khó thở. Cùng Thuocthang.com.vn tìm ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn là người mới học thiền và bạn đang rất mong muốn đạt đến cảnh giới cao nhất trong thiền định. Nhưng để có được những điều đó thì không phải cứ ngồi xuống và mơ ước là sẽ có, mà bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định trong thiền định, nhất là với các tư thế ngồi thiền.
Rau củ là những loại thực phẩm vừa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé, vừa phù hợp với hệ tiêu hoá và miễn dịch của trẻ nhỏ. Bởi vậy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ vào thực đơn ăn dặm hàng ngày để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Với sự đa dạng về thành phần dinh dưỡng Ớt chuông có tác dụng trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
Giai đoạn dậy thì đem lại nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần cho mọi chàng trai. Mặc dù độ tuổi dậy thì của nam giới thường bắt đầu trong khoảng từ 9-14 tuổi (và thường kết thúc ở độ tuổi từ 16-18) và Thời gian dậy thì của mỗi người là khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở bé trai để các bố mẹ tham khảo:
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.