U hạt rốn (Polyp rốn) là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do còn tồn tại một phần niên mạc ruột tại rốn (phần này nhẽ ra phải bị tiêu đi khi trẻ sinh ra). Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nhiễm trùng rốn kéo dài. Vì vậy khi phát hiện bệnh cần cho trẻ đi khám và được điều trị càng sớm càng tốt.
Vậy điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào và chăm sóc trẻ bị u hạt rốn ra sao? Bài viết này Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
U HẠT RỐN LÀ GÌ?
Ở trẻ sơ sinh, U hạt rốn là 1 bất thường phổ biến và là nguyên nhân thương gặp nhất trong số các khối bất thường ở rốn. U hạt rốn thì mềm, màu hồng, ẩm ướt, thường có cuống, tổn thương mô hạt đàn hồi. Kích thước thay đổi từ 3 – 10 mm chiều dài.
NGUYÊN NHÂN U HẠT RỐN Ở TRẺ SƠ SINH
Hiện nay các chuyên gia Y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến u hạt rốn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc và bệnh lý của trẻ không liên quan đến khả năng trẻ mắc u hạt rốn.
Thông thường rốn của trẻ sơ sinh rụng trong khoảng 5 - 10 ngày sau khi sinh và khô dần. Tuy nhiên, ở một số trẻ, mặc dù được chăm sóc và vệ sinh kỹ lưỡng nhưng rốn không khô hẳn và còn tiết dịch kéo dài. Do tiết dịch kéo dài nên vùng rốn thường xuyên bị ẩm ướt. Nếu không được phát hiện và điều trị, có thể dẫn đến viêm, tấy đỏ và nặng là nhiễm trùng rốn. Viêm chân rốn tạo điều kiện để u hạt rốn phát triển.
Lưu ý, cha mẹ không nên tự điều trị khi thấy trẻ rụng rốn chậm và không khô, vì trong một số trường hợp khác, rốn cũng rỉ dịch tuy nhiên không phải là u hạt rốn, đó có thể là do tồn tại ống niệu rốn hoặc ống rốn ruột. Với những trường hợp này, phương thức điều trị sẽ khác. Khi thăm khác, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành các xét nghiệm lâm sàng khác để chẩn đoán phân biệt.
TRIỆU CHỨNG U HẠT RỐN Ở TRẺ SƠ SINH
Một u hạt rốn là một khối mô ẩm và đỏ xuất hiện trên rốn, bố mẹ sẽ nhìn giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay xuất hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
+ Rỉ dịch có màu vàng
+ Rốn thường xuyên ẩm
+ Da quanh rốn bị kích ứng nhẹ
U hạt rốn thường không phải là bệnh lý đáng ngại và chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho rốn dễ bị nhiễm trùng, nếu có thì trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:
+ Trẻ bị sốt
+ Đau hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh
+ Rốn bị sưng
+ Chạm vào rốn thì thấy ấm
+ Có vệt da đỏ dẫn từ rốn
+ Chảy mủ từ u hạt rốn
Nếu gặp các triệu chứng của nhiễm trùng, phụ huynh hoặc người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến cơ sở Y tế có chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời.
CÁCH ĐIỀU TRỊ U HẠT RỐN HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Nếu trẻ có u hạt rốn thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và được điều trị. Nếu không điều trị thì từ u hạt rốn có thể dẫn nhiễm trùng rốn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào và chăm sóc trẻ bị u hạt rốn ra sao? Mời các Bạn Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu một vài phương pháp điều trị u hạt rốn hiệu quả dưới đây nhé!
1. Điều Trị U Hạt Rốn Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Phương Pháp Chấm Bạc Nitrat
Đây là phương pháp điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay, được thực hiện bằng cách dùng 1 cây tăm bông có thấm dung dịch bạc nitrat (AgNO3 75%) chấm lên u hạt 1 - 2 lần/tuần trong khoảng 4 tuần. Trước khi chấm có thể bôi vaseline xung quanh rốn để tránh việc làm bỏng phần da vùng bụng của trẻ.
Nếu điều trị bằng việc chấm bạc nitrat thất bại hoặc trường hợp u hạt rốn trẻ sơ sinh to và có cuống thì có thể thay thế bằng phương pháp đốt điện để làm xơ teo u hạt, u hạt không gây tiết dịch và xẹp dần.
2. Điều Trị U Hạt Rốn Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Clobetasol Propionate
Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng clobetasol propionate để thoa lên u hạt rốn trẻ sơ sinh là có hiệu quả, tuy nhiên, cũng có thể gây tác dụng phụ là làm teo da và giảm sắc tố da. Một số trường hợp phương pháp điều trị này không mang lại hiệu quả và nguy cơ hấp thu vào đường toàn thân. Vì vậy, phương pháp này không được khuyến cáo thường quy cho đến khi có thêm kết quả nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả.
3. Điều Trị U Hạt Rốn Ở Trẻ Sơ Sinh Bằng Phương Pháp Thắt Cuống Hạt Rốn
Khi phương pháp chấm bạc nitrat không mang lại hiệu quả, thì có thể thực hiện buộc cuống u hạt rốn trẻ sơ sinh. Phương pháp này không gây khó chịu cho trẻ. Việc thắt cuống u hạt khiến u hạt không được nuôi dưỡng, sẽ teo dần và rụng. Trước khi buộc, trẻ nên khám rốn cẩn thận để có thể loại trừ các nguyên nhân gây bất thường khác ở rốn, ví dụ như polyp rốn.
Nếu điều trị thất bại với cả phương pháp chấm bạc nitrat và thắt cuống u hạt rốn thì có thể nghi ngờ đó là polyp rốn, và không phải u hạt rốn trẻ sơ sinh thông thường.
CÁC LƯU Ý TRONG ĐIỀU TRỊ U HẠT RỐN Ở TRẺ SƠ SINH
Trong điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý không nên tự điều trị vì một số trường hợp rốn cũng tiết dịch nhưng không phải là do u hạt rốn mà có thể là do tồn tại ống niệu rốn hoặc ống rốn ruột. Với những trường hợp này, cách điều trị sẽ khác. Bác sĩ điều trị sẽ khám và cho trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm lâm sàng để làm chẩn đoán phân biệt.
Các Lưu ý khi chăm sóc tại nhà:
- Thay tã thường xuyên. Giữ vùng tã luôn sạch sẽ, khô thoáng để hạn chế nhiễm trùng
- Vị trí mép tã nên ở dưới vùng rốn
- Tắm bằng phương pháp Sponge bath (tắm riêng từng phần), giữ vùng rốn luôn khô thoáng
- Khi thấy trẻ sơ sinh có dấu hiệu tiết dịch ở rốn trong nhiều ngày, cha mẹ nên lưu ý và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó có phương thức điều trị thích hợp, và cũng không nên quá lo lắng vì u hạt rốn trẻ sơ sinh chỉ là một trong những bệnh lý rốn thường gặp.
Nguyễn Ngọc
Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Khi mắc bệnh, người bệnh cần dùng thức ăn giảm tiết dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày và bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất từ rau củ quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý một số loại trái cây không tốt cho bệnh dạ dày.
Hiện nay, rối loạn tiền đình là căn bệnh nhiều người mắc phải. Với những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, choáng váng và đặc biệt nguy hiểm ở người già nếu không may bị ngã. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc, việc ăn uống hàng ngày cũng góp phần lớn trong việc cải thiện, điều trị chứng rối loạn tiền đình.
Người mắc bệnh lao phổi, hệ miễn dịch của bệnh nhân thường bị suy yếu, hấp thu dinh dưỡng kém nên thường dẫn đến sút cân, thiếu chất. Vì vậy, bên canh việc trị liệu theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng hiệu quả điều trị và mau hồi phục.
Những bài thuốc dân gian trị ho được nhiều người biết tới với cách thực hiện đơn giản và dễ sử dụng, với những nguyên liệu dễ tìm kiếm ngay tai nhà mà hiệu quả mang lại khá tốt.
Sức đề kháng kém có thể làm giảm chức năng hô hấp, làm tăng nguy cơ tái phát và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Bệnh da liễu là một trong những bệnh lý phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến bề mặt da. Bệnh có thể không nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng của chúng ta nhưng lại tác động vào bề mặt da gây mất thẩm mỹ, mất tự tin khi giao tiếp, khó khăn trong sinh hoạt trong và cuộc sống do những cảm giác khó chịu, đau rát do bệnh ngoài da gây nên.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...