Bé sơ sinh rất hay gặp phải tình trạng ọc sữa, trớ sữa hoặc trẻ bị sặc sữa lên mũi khiến nhiều người lo lắng, do đó các bậc cha mẹ cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ.
Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể bị trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.
NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI
Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể bị trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.
Ngoài ra, những lý do dưới đây cũng góp phần làm cho trẻ dễ bị sặc sữa hơn:
+ Lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, từ đó trẻ không nuốt kịp.
+ Trong khi bú sữa, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc.
+ Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa.
+ Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.
+ Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười/khóc với người khác,..
TRẺ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
Sẽ là bình thường khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi một lần trong mỗi lần bú hoặc ít hơn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh sặc sữa nhiều và có dấu hiệu thở khó khăn thì đó thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, làm mũi bị đau nhức một thời gian.
Ngoài ra, nếu bé ọc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, do thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết.
Các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ khó chịu, khóc lóc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ.
Đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi sặc sữa. Do vậy bố mẹ không nên chủ quan khi bé nhà mình gặp phải tình huống này.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SẶC SỮA
Khi bị sặc sữa bạn cần cho bé ngồi dậy để bé ho và phu sữa ra ngoài. Lau sạch sữa ở vùng miệng, mũi, để bé nghỉ ngơi một lúc rồi mới cho bé bú tiếp. Không cho bé bú luôn sau đó bởi có thể làm bé bị nôn, trớ.
Nếu bé trở nên khó thở và tím tái, việc hút sữa là rất cần thiết. Cách thực hiện là bạn sẽ dùng miệng mình để hút thật nhanh và mạnh, sau đó kích thích bé thở bằng cách nhéo một cái.
Nếu sau khi thực hiện bước thứ 2 mà bé vẫn cảm thấy khó thở, bạn cho bé nằm dốc ngược, úp ngực lên cánh tay, dùng tay kia vỗ nhẹ vào lưng tầm 5 cái để bé ọc sữa ra.
Khi thực hiện đến bước thứ 3 rồi mà bạn vẫn chưa thấy bé có dấu hiệu thở lại, bạn cần thực hiện cách sơ cấp cứu khác như đặt bé nằm ngừa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn ngực để bé hít thở.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng các bước trên mà không thấy hiệu quả, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.
CÁCH PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG BÉ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI
Do hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và một số cơ quan trong chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay bị sặc sữa khi bú, có thể dẫn đến nghẹt thở thậm chí là tử vong nếu bị nặng và không được sơ cứu đúng cách. Dưới đây là cách chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên “bỏ túi” ngay để đảm bảo an toàn cho bé.
- Cho trẻ bú đúng cách, vừa đủ lượng sữa.
+ Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ.
+ Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú.
+ Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi.
+ Pha sữa đúng cách.
- Chọn thời điểm bú thích hợp
Mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì trẻ có thể ngủ quên và dễ bị sặc sữa. Nếu bé đang bú mà ngủ mẹ nên đặt bé xuống để bé ngủ thay vì để bé ngậm ti mẹ như bao lâu nay nhiều mẹ vẫn hay làm. Mẹ nên tập cho bé thói quen bú đúng giờ để dễ kiểm soát hơn, tốt nhất là sau khi bé ngủ dậy.
Nên thường xuyên trông chừng bé để phát hiện lúc bé đói mà cho bú ngay, vì nếu để bé đói lâu có thể khiến bé bú một cách vồ vập, vội vã và rất dễ bị sặc sữa và đầy hơi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì nên dừng ngay việc cho bú lại, mẹ cũng hạn chế chơi đùa với trẻ lúc trẻ đang bú khiến trẻ cười gây sặc.
- Tư thế bú
Tư thế bú cũng là một điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ để chống sặc sữa cho bé. Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá vì gập cổ khiến trẻ bú khó khăn hơn hoặc ngửa cổ có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý để trẻ bú từ từ, không nên vội vàng mà gây nguy hiểm cho trẻ. Một mẹo cho mẹ, nếu sữa mẹ tiết ra nhiều quá mà trẻ không bú kịp, mẹ có thể làm hãm tốc độ của dòng sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.
- Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.
Nếu mẹ làm đúng theo các hướng dẫn trên đảm bảo sẽ hạn chế được tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Mrs Hoàng Quyên
Hiện nay các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các chất gây hại cho sức khỏe của các bạn về lâu về dài, nghiêm trọng hơn nữa chúng có thể gây nên các bệnh suy thận, ung thư.... Vì thế xu hướng tự làm thuốc nhuộm tóc đang được chúng ta rất quan tâm.
Khi trưởng thành, khuôn mặt của chúng ta sẽ có xu hướng ngày càng nhỏ nhắn hơn. Nhưng điều này có vẻ không đúng lắm với những cô gái có gương mặt tròn to. Ngay cả khi bạn đã bước qua tuổi 20 và có thay đổi cân nặng như nào thì khuôn mặt tròn xoe dường như vẫn trở nên “bất diệt”.
Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.
Tóc dầu và nhanh chóng bị bết dính là nổi lo lắng khiến nhiều bạn gái chúng mình thiếu tự tin, đặc biệt là vào mùa hè Tóc hay bị khô, xơ, rối và hay bết dính, quá nhiều dầu .. đây cũng là nỗi lo của rất nhiều người. Tương tự như da mặt, da đầu cũng tiết nhờn để điều tiết, giúp tóc bạn mềm mượt, bóng khỏe. Tuy nhiên nếu lượng dầu tiết ra quá nhiều sẽ khiến bạn thiếu tự tin, cảm thấy không thoải mái.
Dưỡng ẩm là một bước làm đẹp quan trọng đối với nhiều chị em, đặc biệt là dưỡng ẩm ban đêm. Muốn có kem dưỡng da ban đêm từ thiên nhiên, chúng ta không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian, thậm chí là chi phí vì đây đều là các nguyên liệu cực kỳ dễ tìm. Tuy đơn giản nó vẫn mang lại hiệu quả dưỡng trắng, giúp làn da của bạn càng trẻ đẹp và sáng bóng khi sử dụng đều đặn.
Tóc ngắn uốn cụp ngang vai là trào lưu rất được phái nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, để chăm sóc tóc uốn cụp đẹp, giữ được nếp là cả một vấn đề lớn đòi hỏi bạn cần đầu tư kỹ lưỡng.
Nhức mỏi chân, sưng chân là hiện tượng phổ biến khi mẹ mang thai từ tháng 5 trở đi. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh hưởng ảnh hưởng đến việc đi lại.
Trái giác là một đặc sản của vùng U Minh. Giác là loại dây leo hoang dại, sống bám theo các hàng rào, cây bụi, lau sậy, rừng thưa,…Chúng sinh trưởng rất nhiều tại các vùng đất ngập mặn và đất phèn.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục.