Bé sơ sinh rất hay gặp phải tình trạng ọc sữa, trớ sữa hoặc trẻ bị sặc sữa lên mũi khiến nhiều người lo lắng, do đó các bậc cha mẹ cần học cách chăm con, nuôi con, phòng tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ.
Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể bị trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.
NGUYÊN NHÂN TRẺ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI
Mũi được nối thông với cổ họng do vậy đôi khi sữa hoặc thức ăn khác có thể bị trào lên mũi. Hiện tượng sặc sữa là cực kỳ phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở chỗ cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu. Không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc, nếu thực hiện đồng thời thức ăn sẽ dễ trào lên mũi.
Ngoài ra, những lý do dưới đây cũng góp phần làm cho trẻ dễ bị sặc sữa hơn:
+ Lỗ ở núm bình sữa quá to làm sữa chảy nhanh hoặc sữa mẹ quá nhiều, từ đó trẻ không nuốt kịp.
+ Trong khi bú sữa, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc.
+ Trẻ vừa ngủ vừa bú sữa hoặc nằm xuống khi bú sữa.
+ Trẻ đói quá nên vội bú sữa, bú nhanh quá sẽ dễ bị sặc, bị ọc sữa lên mũi.
+ Trẻ bị mất tập trung khi đang bú sữa, ví dụ như mải nhìn hoặc nghe các chuyện xảy ra xung quanh, cười/khóc với người khác,..
TRẺ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?
Sẽ là bình thường khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi một lần trong mỗi lần bú hoặc ít hơn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh sặc sữa nhiều và có dấu hiệu thở khó khăn thì đó thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Sữa trào lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, làm mũi bị đau nhức một thời gian.
Ngoài ra, nếu bé ọc sữa lên mũi một lượng lớn cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, do thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết.
Các bé sơ sinh khi bị sặc thường sẽ khó chịu, khóc lóc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác và tâm lý của trẻ.
Đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt thở khi sặc sữa. Do vậy bố mẹ không nên chủ quan khi bé nhà mình gặp phải tình huống này.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SẶC SỮA
Khi bị sặc sữa bạn cần cho bé ngồi dậy để bé ho và phu sữa ra ngoài. Lau sạch sữa ở vùng miệng, mũi, để bé nghỉ ngơi một lúc rồi mới cho bé bú tiếp. Không cho bé bú luôn sau đó bởi có thể làm bé bị nôn, trớ.
Nếu bé trở nên khó thở và tím tái, việc hút sữa là rất cần thiết. Cách thực hiện là bạn sẽ dùng miệng mình để hút thật nhanh và mạnh, sau đó kích thích bé thở bằng cách nhéo một cái.
Nếu sau khi thực hiện bước thứ 2 mà bé vẫn cảm thấy khó thở, bạn cho bé nằm dốc ngược, úp ngực lên cánh tay, dùng tay kia vỗ nhẹ vào lưng tầm 5 cái để bé ọc sữa ra.
Khi thực hiện đến bước thứ 3 rồi mà bạn vẫn chưa thấy bé có dấu hiệu thở lại, bạn cần thực hiện cách sơ cấp cứu khác như đặt bé nằm ngừa ra, một tay giữ đầu, một tay ấn ngực để bé hít thở.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng các bước trên mà không thấy hiệu quả, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.
CÁCH PHÒNG TRÁNH TÌNH TRẠNG BÉ BỊ SẶC SỮA LÊN MŨI
Do hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và một số cơ quan trong chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường hay bị sặc sữa khi bú, có thể dẫn đến nghẹt thở thậm chí là tử vong nếu bị nặng và không được sơ cứu đúng cách. Dưới đây là cách chống sặc sữa ở trẻ sơ sinh mà các mẹ nên “bỏ túi” ngay để đảm bảo an toàn cho bé.
- Cho trẻ bú đúng cách, vừa đủ lượng sữa.
+ Núm vú phải phù hợp với miệng trẻ.
+ Lỗ núm vú phù hợp, tránh trường hợp quá nhỏ làm cho trẻ phải gắng sức khi bú. Ngược lại nếu lỗ núm vú quá to, sữa xuống quá nhiều làm trẻ nuốt không kịp, trẻ dễ bị sặc, ói khi bú.
+ Không đặt bình sữa nằm ngang, sữa ngập trong núm vú tránh cho trẻ bú vừa sữa vừa hơi.
+ Pha sữa đúng cách.
- Chọn thời điểm bú thích hợp
Mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì trẻ có thể ngủ quên và dễ bị sặc sữa. Nếu bé đang bú mà ngủ mẹ nên đặt bé xuống để bé ngủ thay vì để bé ngậm ti mẹ như bao lâu nay nhiều mẹ vẫn hay làm. Mẹ nên tập cho bé thói quen bú đúng giờ để dễ kiểm soát hơn, tốt nhất là sau khi bé ngủ dậy.
Nên thường xuyên trông chừng bé để phát hiện lúc bé đói mà cho bú ngay, vì nếu để bé đói lâu có thể khiến bé bú một cách vồ vập, vội vã và rất dễ bị sặc sữa và đầy hơi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì nên dừng ngay việc cho bú lại, mẹ cũng hạn chế chơi đùa với trẻ lúc trẻ đang bú khiến trẻ cười gây sặc.
- Tư thế bú
Tư thế bú cũng là một điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ để chống sặc sữa cho bé. Tư thế đúng nhất được nhiều mẹ áp dụng nhất là bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá vì gập cổ khiến trẻ bú khó khăn hơn hoặc ngửa cổ có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý để trẻ bú từ từ, không nên vội vàng mà gây nguy hiểm cho trẻ. Một mẹo cho mẹ, nếu sữa mẹ tiết ra nhiều quá mà trẻ không bú kịp, mẹ có thể làm hãm tốc độ của dòng sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.
- Sau khi cho trẻ bú xong, bế trẻ theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi. Sau đó, nhẹ nhàng đặt trẻ nằm, kê gối hơi cao dưới vai, đầu tránh gập cổ, gập bụng.
Nếu mẹ làm đúng theo các hướng dẫn trên đảm bảo sẽ hạn chế được tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.