Tổng Hợp Các Thông Tin Về Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

Mới nhất

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh tiểu đường type 2. Phổ biến như vậy nhưng khá nhiều người còn chưa hiểu về bệnh. Vậy, những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc về bệnh lý nguy hiểm này.

Tổng Hợp Các Thông Tin Về Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2Tổng Hợp Các Thông Tin Về Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2

 

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết các bệnh nhân thuộc nhóm bệnh tiểu đường type 2. Phổ biến như vậy nhưng khá nhiều người còn chưa hiểu về bệnh. Vậy, những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc về bệnh lý nguy hiểm này.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin.

Cơ chế đầu tiên khi mới mắc bệnh tiểu đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Lúc đầu, tuyến tụy tạo thêm insulin để bù cho nó. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của bạn không thể theo kịp và không tiết ra đủ insulin để giữ cho mức đường huyết bình thường

Một cách đơn giản hơn, bạn có thể hiểu insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào, giúp các tế bào sản sinh ra năng lượng.

Khi cơ thể bị khiếm khuyết insulin, đường không được đưa đầy đủ vào tế bào, lập tức tế bào của bạn sẽ bị đói đồng nghĩa với việc lượng glucose trong máu sẽ tăng cao.

Glucose tăng cao trong máu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường tuýp 2 thường xuất hiện ở người lớn tuổi (trên 40 tuổi), đặc biệt là những người béo phì, dưa cân, có vòng bụng lớn hoặc ít vận động thể lực. Hiện nay, bệnh tiểu đường tuýp 2 đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa bởi tốc độ xã hội hóa quá nhanh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

Các triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 thường không đến rầm rộ. Bởi bệnh phát triển âm thầm từ 5 - 10 năm cho đến khi được chẩn đoán (giai đoạn tiền tiểu đường, chủ yếu do đề kháng insulin). Một số người bệnh chia sẻ họ có những biểu hiện mơ hồ như thường xuyên mệt mỏi vô cớ, cảm thấy cơ thể không có sức lực, da sậm màu tại các vùng có nếp gấp (nách, cổ, bẹn, khuỷu tay chân…), da khô ngứa, tê bì, châm chích tay chân, vết thương vết loét chậm liền…

Ở giai đoạn bùng phát, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau đây:

- Cảm thấy đói liên tục

- Sút cân không rõ nguyên nhân

- Mệt mỏi triền miên

- Mắt mờ đi, nhìn không rõ

NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh và răng. Các biến chứng bệnh tiểu đường type 2 bao gồm:

  • Biến Chứng Tim Mach

Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Ảnh hưởng do tăng đường huyết có thể gây ra các bệnh lý động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

  • Biến Chứng Thận

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

  • Bệnh Thần Kinh Do Đái Tháo Đường

Bệnh tiểu đường type 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác.

Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân do cấu tạo giải phẫu thần kinh mạch máu và tư thế của con người khác biệt hơn các cơ quan khác. Tổn thương thần kinh ở vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến bạn mất chú ý với các chấn thương, dẫn đến nhiễm trùng nặng có thể phải cắt cụt chi. Những người tiểu đường có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 25 lần so với người bình thường.

  • Bệnh Võng Mạc Mắt Do Đái Tháo Đường

 

 

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên. Giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường.

  • Các Biến Chứng Trong Thời Kỳ Mang Thai

Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến khi sinh nở chấn thương cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2?

Những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn bình thường

+ Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường

+ Tiền sử đái tháo đường thai kỳ.

+ Tuổi cao

+ Dân tộc

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh

+ Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai

+ Ít hoạt động thể chất

+ Thừa cân

+ Tăng huyết áp

+ Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là bệnh tiểu đường.

ĐƯỜNG HUYẾT CAO BAO NHIÊU THÌ BỊ TIỂU ĐƯỜNG?

Theo Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường (Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA năm 2017) một người được chẩn đoán mắc tiểu đường nếu có 1 trong các tiêu chuẩn sau đây:

- Chỉ số đường (glucose) huyết lúc đói (FPG), ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)

- Chỉ số đường (glucose) huyết (OGTT), ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L), sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g hoặc

- Chỉ số đường (glucose) huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L). Ở bệnh nhân có triệu chứng điển hình của tăng glucose huyết bao gồm: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiều nhiều, sút cân nhanh…cũng đủ để chản đoán ĐTĐ tuýp 2

Nếu người bệnh không có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, các xét nghiệm trên cần thực hiện ít nhất 2 lần (hai xét nghiệm cách nhau không quá 7 ngày).

Ngoài các xét nghiệm trên, có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm xác định HbA1c. Nếu HbA1c ≥ 6.5% ở lần xét nghiệm sau, cũng đủ cơ sở chẩn đoán mắc ĐTĐ

Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá đường huyết trung bình của một người trong vòng 90 ngày qua mà không phụ thuộc vào thời điểm lấy máu là lúc đói hay lúc no. Tuy nhiên, để kết quả được chính xác, xét nghiệm này cần làm tại các phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế.

CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT: MỨC NÀO ĐƯỢC COI LÀ AN TOÀN

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, chỉ số đường huyết an toàn ở người bệnh tiểu đường (người lớn và không mang thai) nên kiểm giới hạn ở mức:

- Đường huyết lúc đói 80 - 130 mg/dl (4.4 7.2 mmol/L)

- Đường huyết sau ăn < 180 mg/dL (10 mmol/L)

- HbA1c < 7% (53 mmol/mol)

 

 

Tuy nhiên, tùy vào lối sống, các bệnh lý mắc kèm và cơ địa của từng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ có thể điều chỉnh mức chỉ số đường huyết an toàn cao hơn để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 NẶNG HAY NHẸ?

Nhiều người bệnh nghĩ rằng tiểu đường tuýp 2 là nặng hơn so với tiểu đường tuýp 1. Nhưng điều này là không đúng bởi đây chỉ là tên gọi của bệnh ĐTĐ theo nguyên nhân gây bệnh. Mức độ nặng nhẹ của cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 không phụ thuộc vào tên gọi của nó mà phụ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh.

Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?

Bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây qua bất cứ con đường nào do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh.

TIỂU ĐƯỜNG CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải là bệnh truyền nhiễm tuy nhiên, đây là một bệnh có liên quan tới yếu tố gia đình. Cụ thể, một người sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường nếu có người thân trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột)mắc bệnh này.

Ngoài yếu tố di truyền thì một số điều kiện khác như lối sống ít vận động, căng thẳng tâm lý, mắc các bệnh: cao huyết áp, rối loạn lipid máu, đặc biệt là béo phì cũng làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường tuýp 2.

CÁC LOẠI THUỐC TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 THÔNG DỤNG NHẤT?

Meformin (biệt dược là Glucopha), đây là loại thuốc thông dụng và phổ biến nhất, được dùng trong tất cả các giai đoạn của bệnh ĐTĐ. Sau mỗi 3 tháng điều trị, nếu không đạt mục tiêu HbA1c, bác sỹ điều trị có thể phải phối hợp thêm 1 hay 2 cho đến 3 loại thuốc tác động với nhiều cơ chế khác nhau nhằm kiểm soát đường huyết và biến chứng tốt nhất.

Tuy nhiên, việc điều trị cần được cá thể hóa ở mỗi người, tùy theo mục tiêu điều trị và các bệnh cơ hội đang mắc phải. Do vậy, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị tại nhà mà cần có chỉ định của bác sĩ.

ĐƯỜNG TRONG MÁU CAO CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đường trong máu tăng cao dễ gây nguy hiểm - nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống tích cực và kiểm soát chế độ ăn khoa học. Sau đây là một số hậu quả của tình trạng này:

- Hệ miễn dịch bị ức chế và hoạt động không hiệu quả. Vì lẽ đó, người bệnh ĐTĐ dễ bị viêm nhiễm và thời gian điều trị thường bị kéo dài hơn, đáp ứng với thuốc cũng kém hơn người bình thường.

- Vết thương, vết loét lâu liền do vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển.

- Các cơ quan đích như tim, thận, mắt, thần kinh bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng, bởi mạch máu bị chít hẹp

- Các bệnh cơ hội như bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bệnh mạch vành làm tăng nguy cơ đột quị não, nhồi máu cơ tim.

BỊ TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

Không có một con số chính xác cho câu hỏi này bởi vì tuổi thọ của người bệnh tiểu đường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có điều trị tốt bằng thuốc, thay đổi lối sống cũng như các sản phẩm hỗ trợ để kiểm soát đường huyết hiệu quả hay không? Có những người bệnh chỉ sống được một vài năm kể từ khi phát hiện bệnh do ăn uống rượu bia thường xuyên, ăn uống không kiểm soát, uống thuốc không đều, nhưng cũng có những người nhờ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ điều trị mà vẫn sống khỏe với tuổi thọ như người bình thường.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 CÓ SINH CON ĐƯỢC KHÔNG?

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường nói chung và tiểu đường tuýp 2 nói riêng đều có thể sinh con nếu kiểm soát đường huyết tốt. Còn ngược lại, nếu kiềm soát đường huyết không tốt thì khi mang thai và sinh con thì cả mẹ và bé sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ như: Dị tật bẩm sinh ở thai nhi ảnh hưởng tới não, cột sống, tim… với tỷ lệ khá cao, tiền sản giật, cao huyết áp, nhiễm trùng khi sinh, con có cân nặng quá cao gây khó khăn khi sinh, hạ đường huyết, sinh non, thai chết lưu. Chính vì vậy, kiểm soát tốt đường huyết là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường muốn mang thai và sinh con.

PHÒNG TRÁNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 NHƯ THẾ NÀO?

 

 

Khác với tiểu đường type 1 không thể dự phòng được, thay đổi hành vi và lối sống làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Bạn có thể phòng tránh bệnh tiểu đường type 2 nhờ những điều sau:

  • Chế Độ Ăn Uống

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp và đưa ra các khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa mắc tiểu đường:

+ Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt hoặc đồ uống có đường khác.

+ Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày.

+ Ăn tối đa 3 suất trái cây tươi mỗi ngày.

+ Chọn một miếng trái cây tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.

+ Hạn chế đồ uống có cồn.

+ Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.

+ Chọn bơ đậu phộng thay vì chọn sô cô la hoặc mứt.

+ Chọn bánh mì, gạo hoặc mỳ ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.

+ Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ)

  • Luyện Tập Thể Lực

- Cần kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập. không luyện tập gắng sức khi glucose huyết tương > 250-270mg/dL và ceton niệu dương tính.

- Đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)

- Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày. Người trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần,

Tiểu đường type 2 không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng đang gia tăng với số lượng rất lớn ở nước ta bởi lối sống gắn liền với đô thị hóa và những thiếu sót về thông tin của người dân. Qua bài viết này hi vọng độc giả có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường type 2 cũng như thu nhận cho mình những kiến thức bổ ích để phòng ngừa bệnh.

Nguyễn Ngọc

Tin liên quan
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió ? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư ? Không đâu, với các triệu chứng ở trên, rất có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa. Vậy nên, hãy Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu tìm hiểu về căn bệnh khó chịu này và cách phòng chống hiệu quả nhé.
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Người bệnh xuất huyết não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những thương tổn vĩnh viễn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ. Bài viết sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản xoay quanh tình trạng này.
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Hầu hết các trường hợp tăng bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng thường không nghiêm trọng và dễ xử lý. Nhưng nếu bệnh không được xử trí phù hợp, các biến chứng có thể trở nên trầm trọng. Nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ cải thiện được tình trạng bệnh rõ rệt.
Bệnh xơ cứng bì là một căn bệnh không còn xa lạ với mọi người, đây là một bệnh tự miễn thường gặp ở phụ nữ khiến da bị cứng lại, mất độ đàn hồi. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ, khó khăn trong sinh hoạt mà còn có thể gây tổn thương các cơ quan nội tạng như thực quản, phổi, thận. Chính vì vậy mà ngoài chế độ dùng thuốc cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân. Cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu các thực phẩm tốt cho bệnh nhân xơ cứng bì dưới đây nhé!
Một vết thương dài khoảng 7 đến 10cm sau phẫu thuật tuyến giáp sẽ nhanh chóng lành lại trong vài tuần. Tuy nhiên, các bệnh nhân cần biết cách chăm sóc vết mổ. Khi vị trí vết mổ được chăm sóc tốt sẽ giúp hình thành sẹo tối thiểu, mang tính thẩm mỹ cao. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ mách bạn cách chăm sóc vết thương mổ sau phẫu thuật tuyến giáp hiệu quả nhất.
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.

19/05/2018

Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.

19/05/2018

Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!

19/05/2018

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

Xem nhiều

Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng. 

Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.

Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.