Các Bài thuốc dân gian trị cảm cúm cho trẻ em hiệu quả nhất được lưu truyền qua nhiều đời nay hoàn toàn tự nhiên an toàn cho sức khỏe đảm bảo cho sự phát triển của bé. Vào thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị cảm sốt, ho, sổ mũi làm các mẹ rất lo lắng nhưng không muốn dùng thuốc tây nhiều cho con vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nếu vậy các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian vừa có thể chữa khỏi bệnh cho trẻ đảm bảo an toàn sức khỏe. Sau đây, Thuocthang.com.vn sẽ chia sẻ với các mẹ một số bài thuốc trị cảm cực hay cho trẻ dưới đây, mời các mẹ cùng tham khảo.
Tía tô có vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé yêu của bạn hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, thở gấp, ngực khó chịu, đây là bài thuốc chữa cảm cúm quen thuộc cho người lớn. Bài thuốc này cũng tốt với trẻ.
Với những trẻ trên 1 tuổi , Để trị cảm tốt nhất cho bé bằng lá tía tô các mẹ nên nấu cháo cho bé ăn. Lá tía tô nên chọn lá non, thái nhỏ có thể kết hợp với hành đâm nhuyễn và gừng cắt sợi nhỏ. Đợi khi gạo chín nhừ thì cho lòng đỏ trứng gà đã đánh tan,hay thịt băm và cho tía tô, hành, gừng vào quậy đều rồi nêm gia vị cho vừa ăn.
2. Tinh Dầu Tỏi
Tỏi là một vị thuốc chữa cảm cúm, ho, sốt nhẹ hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ ho, tiêu đàm… Theo y học hiện đại, việc sử dụng tỏi hằng hàng có thể hạn chế nguy cơ nhiễm lạnh khi chuyển mùa. Với người lớn hoặc trẻ nhỏ sử dụng tinh dầu tỏi giúp phòng tránh và trị cảm cúm hiệu quả.
Với các bé từ 2 tháng trở lên, các mẹ có thể trị cảm cúm cho bé bằng cách cho bé ngửi tỏi. Dùng một tép tỏi nhỏ, đập giập rồi cho vào miếng vải. Kẹp miếng vải vào trong áo của bé. Hết ngày, thay cho bé miếng gạc kèm tỏi khác.
Tỏi nướng dùng cho bé 6 tháng trở lên. Sau khi nướng kỹ một củ tỏi hoặc 1 tép tỏi, giã nhuyễn, lọc lấy nước trong. Pha thêm chút nước ấm và cho bé uống. Chú ý không nên cho trẻ uống nước tỏi nướng khi đang đói bụng, nếu bé bị đi ngoài, nên tạm dừng.
Các bé từ 6 tháng trở lên có thể cho ăn cháo tỏi để trị cảm. Nướng chín 1 tép tỏi ta, bóc vỏ, giã nhuyễn, lọc lấy nước trong. Đun chỗ nước tỏi này với cháo trắng đã nấu sẵn trong 3 phút, để nguội và cho bé ăn.
3. Rau Kinh Giới
Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.
Mẹ có thể dùng 3-5 lá kinh giới giã nhuyễn, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng khi bé đã đủ 12 tháng tuổi.
4. Nước Gừng Nóng
Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, chống lạnh, hồi dương, thông lách. Có thể dùng gừng để chữa chân tay lạnh, đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, cảm lạnh, ho… Với trẻ nhỏ, thay vì sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh liều cao, các mẹ có thể sử dụng nước gừng tươi để trị cảm cúm cho trẻ khi giao mùa.
Trước hết các mẹ thái gừng thành từng lát mỏng rồi cho nước vào đun sôi, thêm đường hoặc mật ong và cho bé uống khi còn nóng. Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống 2 – 3 lần hay mỗi lần trẻ có triệu chứng cảm cúm cũng có thể sử dụng được. Khả năng làm ấm cơ thể của gừng sẽ làm dịu các cơn ho, cảm cúm tức thì.
5. Nước Nghệ Và Mật Ong
Nghệ là một một nguyên liệu sử dụng trong chế biến món ăn, những cũng có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, đặc biệt là tác dụng trị cảm cúm.
Nghệ cạo vỏ, giã nhỏ. Quất cắt đôi, để nguyên hột, bỏ vào bát, thêm 3 thìa mật ong và 1/2 chén nước đem chưng cách thủy 15 phút. Uống ấm sau 2 bữa cơm chính trong ngày (2 lần một ngày). Không dùng trước khi ăn.
Liều dùng: Người lớn 5 thìa cà phê một lần (có thể ăn cả xác nghệ và quất). Trẻ em: 2-3 thìa cà phê một lần. Trẻ sơ sinh bú mẹ: Mẹ uống rồi cho con bú….
6. Nước Muối
Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng, kháng viêm tốt. Hãy cho bé súc họng nước muối hàng ngày và vệ sinh đường thở cho bé bằng bình xịt muối biển để làm loãng và sạch chất nhầy.
7. Nước Chanh Mật Ong
Từ lâu chanh và mật ong đã trở thành bài thuốc dân gian chữa cảm cúm hiệu quả được nhiều bà mẹ thường áp dụng thực hiện cho con mình.
Các mẹ chỉ cần đun sôi một ít nước sau đó cho nước cốt chanh vào và tiếp tục đun nhỏ lửa sau đó cho 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào hòa tan là có thể sử dụng được. Mật ong có tác dụng giảm đau họng còn nước chanh giúp tăng hệ miễn dịch phòng tránh cảm cúm ở trẻ hiệu quả.
8. Lá Húng Chanh
Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm và tiêu độc rất tốt.
Với lá húng chanh các mó có thể áp dụng 2 cách chữa cảm cúm như sau:
Các mẹ có thể Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
Hoắc dùng 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Trên đây là cách trị cảm cúm cho trẻ hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian được ông bà ta lưu truyền lại mà các mẹ có thể sử dụng để chữa cúm cho trẻ đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhưng các mẹ cũng nên chăm sóc theo dõi thường xuyên để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho Thuocthang.com.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình nhé.
Kỳ Duyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …