Hệ thần kinh thực vật là các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh có tính chất tự động như hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hoạt động của các cơ quan hô hấp, hoạt động của tim...
Bệnh tuy không gây tử vong nhưng khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể, gây khó chịu cho người bệnh khiến tâm lý thay đổi.
DẤU HIỆU RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Rối loạn thần kinh thực vật sẽ có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào từng loại rối loạn:
+ Mệt mỏi: Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, nghỉ ngơi hợp lý không hết mà có xu hướng kéo dài khá lâu, ngay cả sau khi ngủ.
+ Đau ngực: Người bệnh có thể bị đau nhói ngực từng cơn hoặc đau âm ỉ mạn tính, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
+ Tim mạch: Tim đập nhanh, người bệnh có thể cảm nhận được hồi hộp, tim đập loạn xạ và “thình thịch” trong lồng ngực, hiện tượng này gọi là đánh trống ngực, mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục, hay không gắng sức được. Triệu chứng này khá thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng. Do vậy, rối lạn thần kinh chức năng còn được gọi là rối loạn thần kinh tim;
+ Huyết áp: Hạ huyết áp tư thế. Huyết áp khi đứng bị hạ so với khi nằm. Nguyên nhân là do áp lực máu giảm đáng kể khi bạn đứng lên, gây hoa mắt, ngất và tim đập nhanh;
+ Hô hấp: Người bệnh có cảm giác muốn hít thở nhanh và liên tục, cảm giác hụt hơi giống như một người bình thường sau khi đã nhịn thở trong một thời gian dài hết mức có thể hoặc một người cảm thấy khó thở, khó tiếp nhận oxy;
+ Tiêu hóa: Khó tiêu hóa, như ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, hay nuốt khó;
+ Sinh dục: Giảm tình dục, di tinh ở nam giới, mất ham muốn, rối loạn cương dương, âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới;
+ Tiết niệu: tiểu khó, tiểu dắt, tiểu không hết bãi, nếu như tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu;
+ Thân nhiệt: tăng hoặc giảm nhẹ, hoặc không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Như mặt bốc nóng, chân lạnh, tay chân mùa đông thì lạnh buốt, mùa hè thì nóng hoặc cảm giác sốt nhẹ về chiều, chân tay lạnh hoặc nóng, Có những cơn nóng bừng người hoặc nóng dọc theo xương sống, hay lạnh toát …;
+ Mỏi cơ, mỏi chân tay: theo hướng mất trương lực cơ, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, xuất hiện thành cơn và về chiều;
+ Cứng tay, run tay làm người bệnh khó viết, khó cầm nắm;
+ Tăng tiết mồ hôi: nhất là lòng bàn tay, bàn chân, có cơn vã mồ hôi.
+ Rối loạn cảm xúc: hay cáu gắt, lo lắng quá mức, mất ngủ, khó tập trung.
NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật:
- Tích lũy protein bất thường trong các cơ quan do bệnh amyloisis. Đây là bệnh hiếm gặp, xảy ra do tích tụ một chất có tên amyloid trong các cơ quan. Chất amyloid này là một protein bất thường, được tổng hợp trong tủy xương và có thể lắng đọng trong bất kì mô hoặc cơ quan nào. Bệnh có thể ảnhh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh thực vât.
- Các bệnh tự miễn: bệnh tự miễn là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các thành phần của chính cơ thể, trong đó có cả hệ thần kinh thực vật. Ví dụ về các bệnh tự miễn như hội chứng Sjorgen, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) và bệnh Celiac. Hội chứng Gullian – Barre là một bệnh tự miễn xảy ra khi các tự kháng thể được sinh ra bởi phản ứng miễn dịch. Các kháng thể này có khả năng tấn công vào bao myelin của dây thần kinh (bao myelin giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh nhanh hơn) và có thể ảnh hưởng nặng nề tới hệ thần kinh thực vật. Ngoài ra, khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào tân sinh bất thường (tế bào ung thư) cũng có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.
- Nhiễm trùng: một vài loại virus và vi khuẩn như vi khuẩn sinh hơi, vi khuẩn gây bệnh Lyme, virus HIV, vi khuẩn gây bệnh phong có thể gây rối loạn thần kinh thực vật. Tình trạng nhiễm trùng của cơ thể có thể kích thích các phản ứng phản vệ, tạo ra các chất có khả năng phá hủy các dây thần kinh của hệ thần kinh thực vật, gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
- Đái tháo đường: quá trình bệnh sinh của đái tháo đường ảnh hưởng tới các dây thần kinh trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh thực vật. Đặc biệt ở những bệnh nhân kiểm soát lượng đường máu kém thì bệnh rối loạn thần kinh thực vật lại càng hay gặp.
- Dùng thuốc: một vài loại thuốc có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật, trong đó có nhiều thuốc được sử dụng trong liệu pháp hóa trị ung thư.
- Thiếu vitamin, nhiễm độc chất: thiếu vitamin B12, độc chất ảnh hưởng thần kinh, các hóa chất dùng trong hóa trị liệu.
- Các rối loạn di truyền
- Bệnh Parkinson.
- Các nguyên nhân khác ít gặp hơn: như phẫu thuật hoặc chấn thương tủy, hóa chất, lạm dụng rượu bia, các bệnh lí liên quan tới việc tạo mô sẹo xung quanh các dây thần kinh.
Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ dưới đây thì khả năng mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật sẽ cao hơn những người khác:
+ Tiền sử bệnh đái tháo đường kiểm soát chưa tốt
+ Tiền sử bệnh nội khoa khác như porphyria, suy giáp, ung thư
+ Uống rượu, hút thuốc lá nhiều
KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ ?
Bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh nếu bạn thấy bạn hoặc người thân mất nhận thức với thực tế. Nếu lo ngại mình hoặc người thân bị bệnh có thể gây nguy hiểm, bạn nên đưa đến bệnh viện tâm thần ngay để tránh hậu quả tệ nhất.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH ?
Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành phương pháp đánh giá tâm lý. Ở phương pháp này. bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, lạm dụng chất gây nghiện cũng khả năng bạo lực hoặc tự tử.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để loại trừ khả năng triệu chứng gây bởi các bệnh y khoa khác bao gồm thử máu và nghiên cứu hình ảnh chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) của não. Sinh thiết tủy sống cũng có thể được thực hiện để kiểm tra bệnh viêm nhiễm, ung thư và các nguyên nhân khác của chứng rối loạn thần kinh.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
1. Điều Trị Tổng Quát
Việc tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật và điều trị theo nguyên nhân là chìa khoá để chữa khỏi được bệnh. Ví dụ, nếu nguyên nhân cơ bản là bệnh tiểu đường, thì việc kiểm soát đường trong máu sẽ là phương pháp điều trị chính. Trong một số trường hợp, điều trị bệnh tiềm ẩn có thể cho phép các dây thần kinh bị hư hỏng tự sửa chữa và tái tạo. Các phương pháp điều trị khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày và giảm các triệu chứng cụ thể thông qua các loại thuốc và thay đổi lối sống. Sự kết hợp của các phương pháp có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
Bạn nên hiểu rõ về căn bệnh mình đang mắc phải để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh được tốt hơn. Xem đầy đủ thông tin về bệnh rối loạn thần kinh thực vật trong bài "Rối loạn thần kinh thực vật".
2. Thuốc Điều Trị Bệnh Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
Một số loại thuốc dùng trong điều trị rối loạn thần kinh thực vật ở các nguyên nhân cụ thể như:
Liệu pháp Erythropoietin có thể có hiệu quả trong điều trị hạ huyết áp thế đứng ở một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường bị thiếu máu và hạ huyết áp thế đứng. Erythropoietin có thể làm tăng nồng độ norepinephrine, do đó cải thiện nhịp vận mạch. Ngoài ra, erythropoietin thúc đẩy sự nhạy cảm mạch máu với angiotensin II, có thể thông qua nitric oxide, và nó có thể có tác dụng ép trực tiếp lên các tế bào cơ trơn mạch máu. DDAVP (vasopressin) tạo ra một chức năng chống bài niệu ở ống thận, ngăn ngừa tăng huyết áp buổi sáng.
Nếu tìm ra nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh là do yếu tố tự miễn thì liệu pháp điều hòa miễn dịch có thể được xem xét. Thuốc tiêm globulin miễn dịch tĩnh mạch (IVIG) và thuốc ức chế miễn dịch uống đã được sử dụng thành công.
Có thể điều trị bệnh rối loạn thần kinh chức năng đường tiêu hóa ở bệnh nhân tiểu đường bằng Aminoguanidine. Thuốc có thể ngăn ngừa những thay đổi do tiểu đường gây ra trong các thay đổi liên quan đến tổng hợp nitric oxide.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối KHÔNG được phép tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro cho bản thân.
3. Điều Trị Cho Các Tình Trạng Cụ Thể
Điều trị các bệnh trạng cụ thể có thể được điều chỉnh theo bệnh hoặc hội chứng cụ thể.
Theo dõi chặt chẽ lượng nước vào và ra có thể đủ trong rối loạn chức năng bang quang thể nhẹ. Trong trường hợp bàng quang tăng hoạt , các loại thuốc như tolterodine và oxybutynin sẽ được cân nhắc đưa vào điều trị cho người bệnh. Trong trường hợp chứng tiểu khó, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc cholinergic như bethanechol.
Với các tình trạng cấp thiết, có thể yêu cầu đặt ống dẫn tiểu liên tục. Các lựa chọn phẫu thuật như nhân tạo có thể cần thiết ở một số bệnh nhân.
Rối loạn chức năng tình dục có thể cần điều trị bằng các thuốc như sildenafil, tadalafil hoặc vardenafil. Hiệu quả và tính an toàn của các tác nhân này ở những bệnh nhân bị đái tháo đường có suy giảm tự chủ và hạ huyết áp thế đứng phần lớn là không rõ.
Khó tiêu hóa có thể xuất hiện ở các bệnh nhân mắc rói loạn thần kinh chức năng, nhưng nó cũng có mặt trong rất nhiều bệnh khác, vì thế để phát hiện triệu chứng này có phải thuộc bệnh rối loan thần kinh chức năng hay không là rất khó.
Ở mức độ nhẹ, việc thay đổi chế độ ăn uống, bữa ăn nhỏ thường xuyên, tăng lượng chất xơ ăn vào và tăng lượng chất lỏng được xem là phương pháp đầu tiên. Ở những bệnh nhân bị hội chứng Sjögren hoặc viêm tuyến giáp, các vấn đề về việc dùng thuốc có thể dẫn đến những khó khăn trong vệ sinh răng miệng và bệnh nhân nên được nhắc nhở về khám răng định kỳ. Bệnh nhân có thể được dùng nước bọt nhân tạo. Pyridostigmine có thể làm tăng sản lượng nước bọt. Đôi khi, cyproheptadine cũng có thể hữu ích trong điều trị cảm giác thay đổi khẩu vị.
Việc điều trị bệnh này có thể đòi hỏi chế độ ăn nhiều muối và thêm lượng nước uống . Các chất chủ vận beta-adrenergic, pyridostigmine, midodrine, fludrocortisone, SSRI và erythropoietin có thể hữu ích ở một số bệnh nhân.
Việc điều trị LEMS liên quan đến điều trị bệnh ác tính cơ bản trong những trường hợp thích hợp. Việc sử dụng cũng đã thành công. Rối loạn chức năng tự trị trong LEMS cũng có thể đáp ứng với các liệu pháp ức chế miễn dịch như prednisone, azathioprine, trao đổi huyết tương, IVIG và 3,4 diaminopyridine. Điều trị với mục đích giúp cải thiện về sức mạnh.
Bệnh nhân thiếu sản mồ hôi cần được tư vấn về nguy cơ không dung nạp nhiệt. Họ nên được khuyến khích để tránh tiếp xúc với nhiệt quá mức và kéo dài vì chúng có thể gây quá tải nhiệt và có nguy cơ sốc nóng.
Đối với những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi, một số lựa chọn thuốc có thể có lợi. Độc tố Botulinum đã được sử dụng để điều trị tại chỗ cho các vùng tăng tiết mồ hôi. Nếu các triệu chứng của bệnh nhân nặng hơn, các thuốc có tác dụng kháng cholinergic có thể được thử như: amitriptyline, glycopyrrolate, scopolamine patch, và hyoscyamine và belladonna cồn.
Bệnh rối loạn thần kinh chức năng cũng được gọi là rối loạn chức năng tự chủ hoặc rối loạn thần kinh thực vật. Những thuật ngữ này mô tả nhiều tình trạng khác nhau khiến hệ thần kinh tự chủ không hoạt động. Hệ thần kinh tự chủ kiểm soát các chức năng cơ thể mà chúng ta không suy nghĩ một cách có ý thức như hoạt động thở, điều hòa huyết áp, tiêu hóa, điều chỉnh nhiệt độ... Bệnh rối loạn thần kinh chức năng có thể là một biến chứng của nhiều bệnh hoặc có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Hoàng Quyên
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!