VA là từ viết tắt của tên gọi là bằng tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. Đây là một tổ chức lympho nằm ở vòm họng, là một phần của tổ chức hạch bạch huyết Waldeyer. (Vòng Waldeyer bao gồm VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi. Vòng này bao quanh đường thở và đường ăn. Tất cả các vi khuẩn từ mũi và từ miệng điều phải xuyên qua vòng Waldeyer)
Các tế bào bạch cầu tại VA có khả năng nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
Nguyên Nhân Gây Bệnh Viêm VA
Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng thường là viêm nhẹ. VA giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm, tuy nhiên nếu sức đề kháng giảm, vi khuẩn có thể xâm nhập toàn bộ VA.
Lúc này bạch cầu không đủ sức chống chọi sẽ “chịu thua” và vi khuẩn bắt đầu cư trú tại đây, sinh sôi nảy nở và gây viêm bệnh lý. Sau nhiều lần nhiềm trùng, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.
Viêm VA phát triển ở lứa tuổi nhỏ và bắt đầu thoái khi trẻ từ 5 – 6 tuổi trở đi. Người lớn cũng có thể gặp phải bệnh viêm VA nhưng rất hiếm.
Những Triệu Chứng của viêm VA cấp và viêm VA mãn tính
Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 – tháng tuổi đến 4 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn. Các biểu hiện có thể gặp là:
+ Trẻ bị sốt 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao trên 40 độ C hoặc không sốt.
+ Trẻ bị nghẹt mũi theo cấp độ nặng dần, nghẹt 1 bên rồi 2 bên. Trẻ thở khó khăn, thường phải há miệng thở, thở khụt khịt, khóc hoặc nói giọng mũi kín... Trẻ nhỏ có thể bỏ bú hoặc bú ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.
+ Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng (nước mũi lúc đầu trong về sau đục). Viêm VA càng to thì nghẹt mũi và chảy mũi càng tăng. Viêm VA phát triển lâu ngày thường sẽ dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước mũi có màu vàng hoặc xanh.
+ Trẻ có thể bị ho vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi bị viêm VA.
+ Trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
+ Có thể bị rối loạn tiêu hóa như nôn trớ, tiêu chảy.
+ Trẻ nghe kém.
Viêm VA mãn tính là tình trạng quá phát và xơ hóa của tổ chức này sau nhiều lần viêm cấp tính. Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm VA mạn tính là chảy nước mũi và nghẹt mũi mãn tính.
Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.
Trẻ bị nghẹt mũi ở nhiều mức độ, nhẹ thì chỉ nghẹt mũi về đêm, nặng thì cả ngày, thậm chí tắc mũi hoàn toàn. Trẻ phải thở bằng miệng.
Nếu viêm VA kéo dài, không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính nên có thể gây ra những biến đổi đặc trưng như:
+ Chậm phát triển về thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.
+ Khó ngủ, nghiến răng khi ngủ, ngủ ngáy, không ngủ yên giấc, thường giật mình, đái dầm. Nặng hơn có thể xuất hiện những cơn ngưng thở khi ngủ.
+ Rối loạn phát triển khối xương mặt: Do trẻ thường xuyên thở miệng, ít sử dụng mũi nên qua nhiều năm chóp mũi trẻ trở nên nhỏ hơn, mũi tẹt, trán dô, mặt dài, hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, hàm dưới hẹp, miệng hở...
Biến chứng của viêm VA ở trẻ em
Viêm VA tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành những khối to gọi là sùi vòm, gây che lấp cửa mũi sau. Đồng thời VA cũng trở thành một tổ chức bệnh lý, gây ra những tác hại khó lường.
Các biến chứng của viêm VA thường được chia thành 2 cấp độ: các biến chứng gần (viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang…) và các biến chứng xa (viêm thanh, khí phế quản, viêm đường ruột…).
+ Viêm mũi họng: Viêm VA kéo dài khiến thể tích VA tăng lên, ngăn cản không khí ra vào, khiến trẻ bị nghẹt mũi. Nước có ở mũi không thoát hơi được sẽ đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy nước mũi trong. Nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh, khiến nước mũi trở thành đục.
+ Viêm tai giữa: Là biến chứng thường gặp của VA. Thường có hai loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm VA cấp và viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm VA mạn tính.
+ Viêm xoang
+ Viêm thanh quản, khí quản.
+ Viêm phế quản: Sau vài ngày sốt, chảy mũi và ho, trẻ sốt cao hơn, ho nhiều dữ dội, thở khò khè và nhanh, nếu nặng có thể có dấu hiệu khó thở, tím tái.
+ Viêm đường ruột.
Điều trị viêm VA như thế nào ?
Viêm VA thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc các biện pháp như hút mũi, nhỏ mũi, khí dung mũi. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA.
Điều kiện để nạo VA
Nạo VA ít khi được chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi.
Không nạo VA trong thời kỳ viêm cấp vì có thể gây nhiễm trùng lan tỏa ra vùng xung quanh hoặc toàn thân.
Lưu ý: Nếu sau phẫu thuật người bệnh phát hiện có những dấu hiệu như chảy máu từ miệng hoặc mũi thì cần báo ngay với bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra. Ngoài ra, không được tự ý cho trẻ dùng kháng sinh vì dễ gây nên tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.
Nguyễn Ngọc
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!