Điều trị ung thư bàng quang là một công việc cần thiết. Việc điều trị sẽ tránh được hậu quả do bệnh gây ra và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị sinh học…
Các phương pháp trên có thể được điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau trong quá trình điều trị, nó phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe chung của người bệnh và đặc biệt là sự phát triển của tế bào ung thư.
Sau đây là các phương pháp điều trị theo 2 loại của ung thư Bàng quang ( Ung thư bàng quang không xâm nhập vào cơ (NMIBC), và Ung thư bàng quang xâm nhập vào cơ.
1. Ung thư bàng quang không xâm nhập vào cơ
Trong trường hợp này các khối u chỉ hạn chế ở thành bàng quang và hiếm khi lan rộng
Dạng ung thư này có thể chữa được. Nếu không được điều trị, trong một số trường hợp nhất định loại ung thư này có thể phát triển thành khối u xâm nhập vào cơ.
Có thể điều trị bằng các phương pháp sau đâu :
2. Ung thư bàng quang xâm nhập vào cơ
Ung thư bàng quang xâm nhập vào cơ có nguy cơ cao lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể, việc điều trị thường phải tích cực hơn.
Các phương án điều trị bao gồm :
Phẫu thuật:
Cắt bàng quang triệt căn: bác sỹ có thể sử dụng phẫu thuật mở rộng này cho ung thư bàng quang xâm lấn hoặc ung thư bề mặt ảnh hưởng đến phần lớn bàng quang. Nó bao gồm cắt bỏ toàn bộ bàng quang cũng như hạch bạch huyết xung quang và một phần niệu đạo.
Ở nam, tuyến tiền liệt, túi tinh – nơi sản xuất dung dịch trong tinh dịch – và một phần của ống dẫn tinh cũng được lấy bỏ.
Ở nữ, cắt bàng quang triệt căn thường có nghĩa cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo.
Sau cắt bàng quang triệt căn, phẫu thuật viên có thể tạo 1 bàng quang mới cho người bệnh hoặc 1 cái túi – ở bên trong hoặc bên ngoài – để thu nước tiểu.
Cắt bàng quang triệt căn có thể làm thay đổi cuộc sống, ảnh hưởng không chỉ đến khả năng đi tiểu mà còn ảnh hưởng đến khả năng tình dục của người bênh. Phụ nữ bị mất buồng trứng và vòi trứng không có khả năng mang thai và bắt đầu mãn kinh ngay lập tức. Ngoài ra, cắt bỏ 1 phần âm đạo khi phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động tình dục.
Xạ trị:
Xạ trị là phương pháp dùng tia X năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư và thu nhỏ u. Nó thường được dùng nhất sau phẫu thuật để loại trừ những tế bào ung thư vẫn còn sót lại. Khi không có khả năng phẫu thuật, thỉnh thoảng xạ trị được dùng thay thế, nhưng nó kém hiệu quả hơn phẫu thuật.
Trong điều trị ung thư bàng quang, tia xạ có thể từ bên ngoài cơ thể (xạ ngoài) hoặc từ các chất phóng xạ được đặt trực tiếp vào trong bàng quang của bạn (xạ trong).
Xạ ngoài thường được thực hiện trong điều trị ngoại trú, 5 ngày 1 tuần trong vòng 5 đến 7 tuần. Người bệnh có thể thấy mệt mỏi trong suốt quá trình xạ trị, đặc biệt là những tuần điều trị cuối. Xạ ngoài có thể làm cho da của bạn trở nên đỏ, yếu và ngứa – cũng như khi bạn phơi nắng. Phụ nữ cũng có thể bị khô âm đạo, và nam giới có thể bị liệt dương. Xạ trị cũng có thể gây ra đi tiểu và đi ngoài không kiểm soát, liệt dương ở nam và kích thích trực tràng dẫn đến ỉa chảy. Những tác dụng phụ này thường là tạm thời. Trong thời gian này, bác sỹ có thể đánh giá đo lường để làm cho chúng có thể kiểm soát được.
Hóa trị liệu.
Hóa Trị liệu hay còn gọi là Điều trị hoá chất, là dùng các thuốc để phá hủy tế bào ung thư. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị hóa chất sau phẫu thuật để phá hủy những ổ ung thư nhỏ còn sót lại, nhưng đôi khi cũng có thể điều trị trước phẫu thuật trong cố gắng bảo tồn bàng quang.
Trong nhiều trường hợp, 2 hoặc nhiều thuốc được dùng kết hợp. Đôi khi, chúng được đưa trực tiếp vào trong bàng quang qua niệu đạo-quá trình được gọi là điều trị nội bàng quang. Điều trị này thường được dùng sau cắt u qua niệu đạo để giúp ngăn chặn ung thư bề mặt tái phát. Người bệnh có khả năng điều trị nội bàng quang 1 đến nhiều tuần.
Điều này không thể áp dụng nếu tế bào ung thư thâm nhập sâu vào trong thành bàng quang hoặc di căn tới các cơ quan khác. Trong trường hợp đó, thuốc hóa chất được đưa vào bằng đường tĩnh mạch để chúng có thể theo dòng máu tới tất cả các phần của cơ thể (hóa chất toàn thân). Điều trị này được thực hiện nhiều chu kỳ, tạo cơ hội cho cơ thể người bệnh phục hồi giữa các lần điều trị.
Điều trị ung thư bàng quang bằng hóa trị có thể gây rụng tóc, buồn nôn, nôn và mệt mỏi, có thể nghiêm trong. Nó xảy ra do hóa chất ảnh hưởng đến các tế bào lành, đặc biệt là các tế bào phát triển nhanh trong đường tiêu hóa, tóc và tủy xương cũng như các tế bào ung thư.
Trong một số trường hợp, có thể kết hợp điều trị bằng hóa chất với phẫu thuật để cả thiện cơ hội chữa khỏi ung thư đối với một số bệnh nhân.
Điều trị bằng thực nghiệm lâm sàng
Điều trị quang động học (photodynamic therapy - PDT) là phương pháp điều trị ung thư bằng cách đưa những thuốc nhậy cảm với ánh sáng vào trong bàng quan, sau đó sử dụng tia laser để hoạt hóa các thuốc này nhằm diệt các tế bào ung thư.
Điều trị sinh học
Điều trị miễn dịch kích thích hệ thống miễn dịch của bản thân cơ thể bạn chống lại ung thư. Nó thường được dùng sau cắt u qua niệu đạo để giúp ngăn ngừa ung thư bàng quang bề mặt tái phát. Trực khuẩn BCG (Bacille Calmette-Guerin), một vi khuẩn được dùng trong văc-xin phòng lao, chất kích thích miễn dịch thường được sử dụng nhất. Khi vào trong bàng quang của bạn, vi khuẩn gây ra phản ứng ức chế sự hình thành và phát triển của u. BCG được đưa trực tiếp vào trong bàng quang qua một ống nhỏ, mềm (ống thông) trong 2 giờ, mỗi tuần một lần. Điều trị có thể kéo dài 6 đến nhiều tuần.
Trong suốt quá trình điều trị BCG, người bệnh có thể có phản ứng bàng quang hoặc máu trong nước tiểu và cảm thấy như là bị cúm. Bác sĩ của bạn có thể gợi ý một vài phương pháp y học để giúp giảm một vài dấu hiệu và triệu chứng này. Nếu bạn bị sốt cao kéo dài, không đáp ứng với các thuốc giảm đau, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ của bạn để điều trị. Điều này có thể chỉ ra rằng nhiễm khuẩn BCG đang lan rộng, có thể nghiêm trọng.
Điều trị ánh sáng chức năng
Những điều trị chuẩn cho ung thư bàng quang thường có thể không hiệu quả, hoặc bạn có thể có một vài tác dụng phụ. Trong trường hợp đó, nhiều điều trị khác có thể được dùng. Một khả năng đó là điều trị ánh sáng chức năng.
Quá trình điều trị này gồm hai phần giúp phá hủy tế bào ung thư bàng quang. Ban đầu, bạn được tiêm hóa chất được thu hút bởi tế bào ung thư nhưng không được thu hút bởi tế bào lành. Những tế bào chứa hóa chất sau đó được tiếp xúc với ánh sáng laser, giết chết hoặc làm tổn thương nghiêm trọng tế bào.
Điều trị ánh sáng chức năng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, như nhiễm khuẩn bàng quang mạn tính, hẹp bàng quang và nhạy cảm với ánh sáng kéo dài. Mặc dù có nhiều triển vọng, phương pháp này cũng chỉ được thực hiện ở một số trung tâm ở một số nước và cần có nhiều nghiên cứu trước khi nó được điều trị thường quy.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…