Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…
Tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư phổi đã được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây. Vào giữa những năm 1970, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 12,2%. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 17,3%.
Các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi:
Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, Tổ chức y tế thế giới WHO chia ung thư phổi thành 2 loại chính là: ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 85%). Ung thư phổi tế bào nhỏ thường tiến triển và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nhanh hơn, mức độ ác tính cao hơn. Do vậy mà điều trị khó khăn, tiên lượng dè dặt hơn so với ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Yếu tố giai đoạn bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ sống của bệnh nhân. Càng phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh càng khả quan hơn. Cụ thể:
• Ung thư phổi tế bào nhỏ: nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ). Nếu khối u đã lan đến khu vực - bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa – tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%. Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.
• Ung thư phổi không tế bào nhỏ: ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%. Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%. Ở giai đoạn cuối cùng, khi ung thư xâm lấn gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.
Các Phương pháp điều trị
Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, khả năng đáp ứng với điều trị, sức khỏe tổng quát của người bệnh, các bệnh lý khác, vv… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp. Có 3 phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư phổi:
• Phẫu thuật: khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa lây lan rộng. Điều đáng tiếc là đa số các trường hợp ung thư phổi ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và không thể áp dụng phẫu thuật.
• Xạ trị: phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục tiêu của xạ trị là phá hủy tế bào ung thư khi còn nhỏ và không có di căn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
• Hóa trị: điều trị ở giai đoạn muộn hoặc các trường hợp chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, tia xạ.
Ngoài ra, tuổi tác, sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị, mong muốn và tâm lý của người bệnh cũng là những yếu tố quyết định thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi.
Như vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có kinh nghiệm lâu năm, từng nghiên cứu nhiều, tiếp cận với nền y học tiên tiến trên thế giới và cơ sở y tế phải trang bị y tế hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…