Theo thống kê có khoảng 15 – 20% số ca ung thư có liên quan đến nghề nghiệp. Vì vậy nghề nghiệp có thể coi là một trong những yếu tố có thể gây ra bệnh ung thư. Dưới đây chính là một số nghề dễ gây ung thư nhất hiện nay.
Công Nhân Làm Việc Trong Các Nhà Máy Xí Nghiệp
Môi trường làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp thường ẩn chứa rất nhiều mối nguy hại. Nhất là các nhà máy luyện kim, sản xuất hóa chất, nhà máy thuốc lá, sản xuất đồ điện tử… là những môi trường làm việc có khả năng gây ung thư rất cao. Đa số tại các môi trường này thường nhiễm rất nhiều chất độc hại như: kim loại nặng (niken, chì, cadimi, thủy ngân…), các hóa chất hữu cơ (benzene, toluen…).
Thêm nữa, những công nhân tại đây thường phải làm theo ca thất thường hoặc tăng ca thường xuyên nên nguy cơ mắc ung thư cũng sẽ cao hơn.
Thợ Mỏ
Thợ mỏ hoặc các công nhân làm việc dưới lòng đất có nguy cơ tiếp xúc với amiăng, urani và radon cao hơn, điều này có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn. Thậm chí, sống gần với các mỏ cũng có thể mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư não, ung thư trung biểu mô, ung thư dạ dày và tuyến giáp…
Một nghiên cứu khác cho thấy: những người lao động dưới lòng đất thường xuyên bị phơi nhiễm với khí thải có nguy cơ phát triển ung thư phổi gấp năm lần so với những người khác.
Nhân Viên Cứu Hỏa.
Theo nghiên cứu, khả năng mắc ung thư tinh hoàn ở lính cứu hỏa cao hơn những người làm nghề khác tới 100%, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 28%, nguy cơ bị bệnh máu trắng và ung thư tủy cao hơn 50% so với người bình thường.
Nguy cơ ung thư của lính cứu hỏa đến từ việc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất có khả năng gây ung thư benzene, chloroform, xút, styrene và formaldehyde. Mỗi khi thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, các chất này có thể thâm nhập vào cơ thể họ qua đường hô hấp hoặc da.
Đặc biệt, nhiều lính cứu hỏa thường cảm giác vướng víu khi mặc đồng phục bảo hộ do nó cồng kềnh và nặng. Vì thế họ thường cởi bỏ chúng ngay lập tức sau khi dập xong đám cháy mà không biết xung quanh hiện trường vẫn còn nhiều hóa chất và xút. Đây là lý do một số chuyên gia cho rằng cần trang bị những dụng cụ ngăn chặn hóa chất thâm nhập vào cơ thể của lính cứu hỏa qua đường hô hấp và da.
Thợ Làm Tóc
Thợ tạo mẫu tóc thường xuyên phải tiếp túc với các loại thuốc nhuộm, hấp, ép, uốn… Và đây chính là những loại hóa chất có thể làm tăng nguy cơ ung thư khi hít phải hoặc tiếp xúc thường xuyên.
Một số salon sử dụng các loại thuốc duỗi có chứa formaldehyde không chỉ là chất gây kích ứng mạnh trên miệng, mũi và mắt mà còn là tác nhân gây ung thư. Với công việc này, người làm cần chú ý luôn giữ phòng ốc thông thoáng để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Sản Xuất Cao Su
Cao su được tạo ra với vô số hóa chất và trong quá trình này công nhân bị phơi nhiễm với hơi, bụi và các sản phẩm phụ hóa học, gây ra những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe. Cụ thể, làm việc trong các nhà máy sản xuất lốp xe, găng tay cao su và băng cao su làm tăng nguy cơ bàng quang, dạ dày, máu, bạch huyết và các bệnh ung thư khác - theo CDC. Các chất gây ung thư liên quan bao gồm benzen và các dung môi khác, amiăng và formaldehyde.
Thợ Làm Móng
Một số báo cáo cho thấy, thợ làm móng có nguy cơ sảy thai, gặp các vấn đề về hô hấp, các vấn đề về da và ung thư. Trong đó, loại ung thư phổ biến nhất là ung thư da, lymphoma và đa u tủy. Theo các nhà khoa học, nhiều khả năng trong quá trình làm việc, các thợ làm móng đã tiếp xúc với hóa chất mạnh được sử dụng để làm sạch, sơn và làm móng cứng như formalin (được sử dụng để làm cứng móng tay) và titanium dioxide (được sử dụng trong các chất đánh bóng và trong bột cho móng tay nhân tạo) và làm tăng nguy cơ ung thư.
Nhân Viên Bán Xăng
Trong thành phần của xăng dầu có nhiều các dung môi hữu cơ. Các chất này ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.
Xăng dầu chứa các hợp chất có vòng thơm như benzene, ethylbenzene, toluene, xylene là những chất gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, nôn mửa. Bên cạnh đó, đây là một nghề độc hại vì có nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh về da, hô hấp và các bệnh tiêu hóa. Trong số này, nguy cơ mắc bệnh hô hấp khá cao vì nhân viên bán xăng phải thường xuyên hít mùi hơi xăng.
Để bảo vệ sức khỏe, những người ở trong nhóm ngành nghề có nguy cơ cao ở trên cần trang bị cho mình những thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang, mặt nạ chống độc,… Những người làm lâu năm trong nghề nên thải độc cơ thể ít nhất 2 lần một năm để đào thải những độc tố tích tụ, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ ung bướu và các bệnh mạn tính nguy hiểm khác.
Công Nhân Xây Dựng Hoặc Gia Công Kim Loại
Công nhân xây dựng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, bao gồm cả nguy cơ ung thư. Amiăng làm tăng nguy cơ ung thư đôi khi vẫn còn được tìm thấy trong các tòa nhà cũ. Trong quá trình xây dựng, công nhân có thể phơi nhiễm với benzen (được tìm thấy trong nguồn cung cấp sơn), có liên quan đến bệnh bạch cầu và ung thư hạch - cũng như asen.
Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, công nhân sản xuất nhựa có nguy cơ ung thư thận và thanh quản cao hơn người thường. Phụ nữ làm việc trong lĩnh vực hàn hoặc các công việc liên quan đến kim loại khác cũng có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 75%
Nông Dân
Phụ nữ làm nông nghiệp có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 35% so với người bình thường. Một báo cáo khác cho thấy họ cũng có nguy cơ ung thư phổi cao hơn, có khả năng là do tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, khói thuốc lá, và thậm chí là radon.
Chưa dừng lại ở đó, việc thường xuyên tiếp xúc với chất thải từ động cơ, thuốc trừ sâu, phân bón và các yếu tố khác được cho là đóng một vai trò quan trọng làm tăng nguy cơ ung thư hạch, bệnh bạch cầu và một số bệnh ung thư khác.
Nghề Tiếp Viên Hàng Không Hoặc Phi Công
Ít ai nghĩ đến điều này nhưng nữ tiếp viên hàng không và các phi công có nguy cơ mắc ung thư da rất cao bởi thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ từ ánh nắng mặt trời. Càng lên cao thì lượng bức xạ càng lớn, các tấm kính buồng lái máy bay không thể ngăn cản được các tia bức xạ mà còn làm tăng mức độ bức xạ. Những người càng hoạt động lâu trong nghề thì nguy cơ mắc ung thư càng cao.
Phi Hành Gia
Bức xạ trong không gian cao hơn rất nhiều so với trên Trái đất. Hầu hết mọi người hấp thu khoảng 1/10 rem (đơn vị đo liều lượng phóng xạ) mỗi năm trong môi trường, hầu hết từ khí phóng xạ trong đất.
Theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA); mức nhiễm xạ tối đa cho một người trong một quý không vượt quá 3 rem.
Tuy nhiên, NASA đưa ra giới hạn mức nhiễm xạ năm cho các phi hành gia là 50 REM, cao hơn nhiều so với người ở trái đất. Các phi hành gia làm nhiệm vụ lâu dài trong không gian hoặc tại trạm vũ trụ có nguy cơ cao mắc ung thư.
Nhân Viên Kiểm Tra Hành Lý Sân Bay
Người ta đã đo phóng xạ các máy X-quang tại các sân bay và kiểm tra độ nhiễm xạ của bộ phận kiểm soát hành lý.
Kết quả cho thấy một số máy vượt quá mức độ tối đa cho phép. Do đó, nhân viên phụ trách việc này được khuyến cáo tiếp tục theo dõi mức nhiễm xạ. Ngành hàng không thì cần cải tiến an toàn và nâng cao công tác bảo trì máy móc để giảm nguy cơ ung thư vì bệnh nghề nghiệp.
Mrs Hoàng Quyên
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…