Có những thực phẩm dễ gây béo phì cho trẻ nếu như cha mẹ để trẻ ăn quá nhiều và không có sự kiểm soát. Thế nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu điều này bởi thế vẫn có nhiều trường hợp trẻ tăng cân do những thói quen xấu trong ăn uống.
1. Đồ Uống Có Ga
Đồ uống có ga là một trong những loại đồ uống hấp dẫn nhất đối với trẻ nhỏ. Trẻ có thể rất lười uống nước, nhưng lại rất thích những loại đồ uống có ga này. Chất tạo ngọt nhân tạo trong đồ uống này là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ béo phì. Ngoài ra đồ uống cũng không có dinh dưỡng và không mang đến bất cứ lợi ích nào cho cơ thể. Kể cả khi mẹ chọn đồ uống dành cho người ăn kiêng thì đồ uống có ga đó vẫn có hàm lượng đường rất cao. Một ly đồ uống có ga tương đương với 6 thìa đường, và còn gây hại cho sức khỏe bởi các chất tạo màu, chất tạo hương vị cho đồ uống.
2. Bánh Kẹo Ngọt
Hầu hết trẻ nhỏ đều rất thích hương vị thơm ngon, ngọt ngào từ bánh kẹo. Tuy nhiên đây là một trong những thực phẩm dễ gây bệnh béo phì ở trẻ nếu con bạn sử dụng quá nhiều bởi bánh kẹo ngọt chứa lượng đường và mỡ cao. Hai chất này tích tụ trong cơ thể và ứ đọng dần dần sẽ khiến trẻ tăng cân một cách chóng mặt, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
3. Trái Cây Sấy Khô
Một trong những thực phẩm dễ gây béo phì ở trẻ phải kể đến là trái cây sấy khô.Trái cây sấy khô dễ ăn và thường là món ăn vặt khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên theo các nghiên cứu, việc sử dụng trái cây sấy khô có nguy cơ béo phì cao gấp 6 đến 8 lần so với trái cây tươi. Bởi quá trình sấy khô làm mất nước và được cho thêm đường, các phụ gia khác để tạo màu, hương vị và độ ngọt.
4. Kem
Từ lâu kem đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ, nhất là vào mùa nóng bởi hương vị hấp dẫn của loại đồ ăn này. Tuy nhiên kem chứa nhiều hàm lượng calo, chất béo và đường. Do đó nếu trẻ ăn quá đà kem sẽ dẫn đến việc lên cân một cách nhanh chóng và hậu quả sẽ là béo phì. Ngoài ra sử dụng kem khi đang lạnh có thể dẫn đến đau họng ở trẻ.
5. Bột Ngũ Cốc
Các loại bột ngũ cốc rất tiện dụng vì nhanh, gọn, đơn giản nên các ông bố bà mẹ thường lạm dụng để làm bữa sáng cho trẻ hoặc cho trẻ ăn khi trẻ đói. Điều này vô ý các bậc phụ huynh đã đẩy con em mình đến ngưỡng cửa béo phì bởi bột ngũ cốc chứa hàm lượng đường cao mà lượng dinh dưỡng lại thấp.
6. Mật Ong
Mật ong tốt hơn nhiều so với đường tinh luyện. Nhưng không vì thế mà bố mẹ để bé thoải mái ăn mật ong. Với trẻ trên 1 tuổi, nhiều bố mẹ cho bé uống mật ong vào sáng sớm để phòng, trị ho. Tuy nhiên cũng chỉ nên cho bé uống một lượng rất ít thôi. Nên nhớ 2 thìa mật ong tương đương với 10g đường.
7. Đồ Ăn Nhanh
Nhìn chung các loại đồ ăn nhanh thường chứa hàm lượng chất béo và calo cao như khoai tây chiên, humburger, pizza,…Những thực phẩm này rất kích thích trẻ nhưng các bậc phụ huynh chỉ cho trẻ ăn ở mức độ vừa phải để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cũng như không đẩy bé vào tình trạng béo phì.
8. Mỳ Tôm, Bim Bim
Một trong những đồ ăn được trẻ yêu thích phải kể đến là mì tôm và bim bim – hai đồ ăn này tiện dụng và được khá nhiều bậc cha mẹ cho trẻ ăn “thỏa phanh”. Tuy nhiên hai thực phẩm này chứa nhiều chất béo, lượng tinh bột cao, chỉ số đường cao khiến trẻ dễ tăng cân. Nếu dùng nhiều có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp ở trẻ cũng như mất cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra trong mỳ tôm còn chứa chất phụ gia, chất tạo mùi nên trẻ sử dụng nhiều dẫn đến loãng xương, dị ứng và khiến thận của trẻ bị ảnh hưởng.
9. Nước Hoa Quả Tươi
Nước hoa quả tươi cũng chứa hàm lượng đường rất cao, vì vậy mẹ hãy cho bé ăn cả quả, thay vì chỉ vắt lấy nước. Chất xơ trong hoa quả sẽ giúp chuyển hóa đường tốt hơn.
NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG CHO TRẺ THỪA CÂN BÉO PHÌ
Trẻ thừa cân béo phì là do cung cấp năng lượng nhiều hơn nhu cầu trong một thời gian dài, do đó để khắc phục, người nuôi trẻ cần chú ý các nguyên tắc quan trọng sau:
+ Giảm các thực phẩm có năng lượng rỗng, là những thực phẩm chủ yếu cung cấp năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng, hạn chế tối đanước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn như gà rán, xúc xích,... các loại da, phủ tạng động vật, bột tinh chế...
+ Tăng các thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít năng lượng như rau, trái cây ít ngọt, rau củ được chế biến dưới dạng hấp luộc...
+ Đảm bảo đủ khẩu phần đạm thiết yếu bằng cách chọn các loại thịt nạc, cá nạc, ưu tiên thịt gà, cá, đậu đỗ,...giúp trẻ phát triển thể chất để hoàn thiện cơ thể.
+ Đảm bảo trẻ uống đủ sữa theo độ tuổi, chọn lựa loại sữa phù hợp với trẻ, không nên cho trẻ uống sữa thông thường giàu béo, giàu ngọt, mà nên chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân béo phì, ít béo, thấp năng lượng, giàu đạm và các khoáng chất vi lượng.
+ Cho trẻ ăn đủ bữa, ngày 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ, không bỏ bữa sáng, không ăn quá no trong một bữa, không ăn sau 20 giờ.
+ Vận động giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa, giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường vận động có thể giúp giải quyết hiệu quả tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ. Hãy tập cho trẻ thói quen năng vận động, hạn chế các hoạt động tĩnh tại như xem tivi, chơi game...
+ Bên cạnh đó, chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm, khi trẻ ngủ sâu cơ thể sẽ tăng tiết các hormon tăng trưởng, giúp trẻ dài ra trong lúc ngủ, đồng thời, việc ngủ đủ giấc còn ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
Hãy like và share bài viết tới nhiều cha mẹ, để cùng chung tay vì sức khỏe trẻ em nhé. Chúc các bạn và con yêu có sức khỏe và luôn hạnh phúc!
Kỳ Duyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.