Mùa mưa với đặc trưng không khí ẩm ướt và mưa nhiều tạo điều kiện cho sự sinh sôi và phát triển của nhiều loại côn trùng cũng như vi khuẩn. Chính vì điều này mà chúng ta dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Đặc biệt với hệ miễn dịch kém ở trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh như: Bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
1. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG (TCM)
Bệnh TCM là bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và có khả năng lây lan nhanh, dễ thành dịch. Khi phát dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh hay qua bàn tay chăm sóc của người chăm sóc.
Tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác qua bàn tay bẩn.
Hiện nay, bệnh TCM vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.
Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn vào các thời điểm cần thiết là cách tốt nhất để phòng bệnh tay chân miệng.
2. SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi.
Ở Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên bệnh sốt xuất huyết thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.
Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy. Ngoài ra, cha mẹ hết sức chú ý đến việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ, mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày.
3. BỆNH TIÊU HÓA
Vào mùa mưa bão cùng với môi trường nước bị nhiễm bẩn, các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân gây ra những bệnh về tiêu hóa là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, sôi...).
Tiêu chảy, kiết lị, sốt thương hàn.. là bệnh tiêu hóa khá phổ biến, nhiều trẻ thường gặp trong những ngày mưa do các vi khuẩn gây nên.
Vì mùa này cũng là mùa phát triển của muỗi nhặng, chính chúng đã mang các siêu vi, vi khuẩn nói trên từ các nơi dơ bẩn đi gieo rắc khắp nơi. Và cũng trong mùa mưa, tình trạng nước dâng cao tràn lan truyền đi các chất dơ bẩn mang theo nhiều tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, cũng trong mùa này, do thời tiết nóng nực, một số trẻ nhỏ đã không giữ được vệ sinh ăn uống: Nhiều trẻ nhỏ đã bị các bệnh đường tiêu hóa nói trên chỉ sau 1 lần do quá khát đã uống "bừa", cả những nước không hợp vệ sinh, chưa được đun chín. Do vậy cần lưu ý giữ gìn vệ sinh ăn uống cho tốt.
Để phòng các bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ vào mùa mưa Cha mẹ cần chú ý:
Để phòng chống bệnh về tiêu hóa, bố mẹ cần hướng dẫn con cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
Chỉ nên cho trẻ ăn các thức ăn đã đun chín. Các thực phẩm cần được bảo quản chu đáo, tránh ôi thiu, tuyệt đối không để ruồi nhặng đậu vào. Trong nhà luôn để sẵn một vài chai nước đã đun chín, để khi trẻ khát có thể dùng ngay.
Khuyên trẻ không ăn uống bừa bãi ở dọc đường, ở các vỉa hè bụi bậm. Đây chính là những biện pháp đơn giản nhưng rất thực tế để phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa nói trên. Dĩ nhiên, vì các bệnh này đều nguy hiểm, nên cần cho trẻ đi khám bệnh ngay, nếu bệnh đã xảy ra.
4. BỆNH VỀ HÔ HẤP
Thời tiết ẩm thấp, mưa gió khiến mọi người rất dễ nhiễm lạnh, nhất là trẻ nhỏ. Đây là những bệnh truyền nhiễm do một số virus khác nhau gây ra và thường xảy ra nhất trên thế giới. Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh về hô hấp trẻ rất dễ mắc phải.
Do đó, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa mắc bệnh cho trẻ:
- Cung cấp cho trẻ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Khuyến khích trẻ lớn năng tập thể dục.
- Con đường lây lan chủ yếu của các bệnh dịch gây ra do vi khuẩn, vi rút là qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay. Do đó, việc rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lây qua đường hô hấp. Cha mẹ cần làm gương cũng như tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh...
- Giữ nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát.
5. ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến, thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh sẽ dễ mắc và dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:
+ Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.
+ Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.
+ Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…
+ Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn, và không cho trẻ dùng tay dụi mắt
+ Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.
+ Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, do bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh nên: người bệnh cần có ý thức không nên sờ mó vào mắt đau, không bắt tay người khác, không dùng chung khăn mặt...
Khi bị bệnh, cũng không nên tới những nơi công cộng như bể bơi, trường học và khi đi ra ngoài, nên đeo kính, khẩu trang… để tránh lây lan cho người khác.
Khi bị bệnh đau mắt đỏ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám bệnh tại bác sĩ chuyên khoa nhi hay mắt. Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho trẻ. Một số loại thuốc nhỏ mắt trên thị trường có chứa corticoides có thể khiến trẻ bị loét giác mạc, tăng nhãn áp gây mù lòa.
6. CÁC BỆNH VỀ DA LIỄU
Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa...
Để tránh các bệnh về da cho trẻ Ba mẹ tuyệt đối không cho bé nghịch nước bẩn, Giữ nhà ở luôn khô ráo, thoáng mát. Dọn dẹp bụi rậm, ao tù nước đọng, Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn
7. VIÊM GAN E
Viêm gan E là bệnh lây qua thức ăn, nước uống. Trong mùa mưa lũ, rác thải, nước thải tràn về có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virut viêm gan E, nhiễm vào nguồn nước sinh hoạt. Virut trong nước bám vào thực phẩm, nước uống và khi tiêu hóa phải thức ăn, nước uống đó sẽ dễ mắc bệnh.
Điều may mắn là virut viêm gan E có sức đề kháng bên ngoài môi trường rất kém, chỉ cần đun sôi khoảng 1-2 phút là tiêu diệt được chúng. Vì vậy đảm bảo điều kiện vệ sinh ăn uống, chỗ ở rất cần thiết trong việc phòng bệnh viêm gan E.
Bên cạnh việc phòng tránh một số bệnh nêu trên, bạn cũng phải lưu ý tới một số căn bệnh khác thường xuất hiện trong mùa mưa như: Sốt phát ban, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng nước, bệnh tả, bệnh trùng xoắn móc câu (khuẩn xoắn móc câu kí sinh có thể gây nguy hại cho thận, gan, gây viêm màng não và hô hấp cấp)... Từ đó, bạn sẽ biết cách chuẩn bị "cơ chế bảo vệ" sức khỏe phù hợp với mình khi một mùa mưa nữa lại bắt đầu.
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …