Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định đặc biệt là ung thư vú vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.
BS Lê khuyến cáo người tiêu dùng không nên hoang mang vì thực tế những nghiên cứu độc lập ít có giá trị, không mang tính đại diện.
TS.BS Nguyễn Tiến Quang, bệnh viện K nói thêm, một nghiên cứu để được công bố rộng rãi cần phải có những phân tích cộng gộp. Ví dụ có 20 nghiên cứu ủng hộ, 20 nghiên cứu phản bác, sau đó sẽ phân tích gộp 40 cái (multi analysis) xem độ mạnh của nghiên cứu như thế nào nên về mặt khoa học, các nghiên cứu độc lập chỉ mang tính chất tham khảo.
Cũng liên quan đến vấn đề này, GS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam đã lên tiếng phản bác.
GS Đức cho biết, một vài nghiên cứu cho rằng mầm đậu nành có chứa estrogen sinh học nhưng đây không phải nguyên nhân gây ung thư.
Đồng quan điểm, PGS.TS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K nêu 2 số liệu đối chiếu: "Tỉ lệ ung thư vú Việt Nam hiện là 29,9/100.000 dân, còn tại Mỹ là 129/100.000 người. Chúng ta ăn đậu nành hàng nghìn năm nay nhưng người Mỹ họ không dùng, tại sao ung thư vú vẫn cao như vậy ?".
Ông cũng nói rõ, Tổ chức phòng chống ung thư vú lớn nhất thế giới Susan G. Komen đã từng bỏ ra 3,3 triệu USD để nghiên cứu đậu nành với ung thư vú nhưng không tìm thấy mối tương quan.
“Một số nghiên cứu tìm thấy mầm đậu nành có chứa một chất tương tự như estrogen - gọi là estrogen sinh học nhưng nó không có bằng chứng gây ung thư”, ông Tuyên nhấn mạnh.
Theo ông Tuyên, với ung thư vú, đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân trực tiếp. Còn các yếu tố hàng đầu gây nguy cơ là hút thuốc lá, uống rượu bia, không nuôi con bằng sữa mẹ....
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia phân tích thêm, đậu nành rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh giúp lập lại cân bằng nội tiết, duy trì chuyển hoá, giúp cân bằng rối loạn lipit trong máu ở những người mỡ máu cao.
“Estrogen trong đậu nành là từ nguồn thảo dược, tác dụng rất yếu không cao như nội tiết tố nguồn động vật dùng trong các liệu pháp điều trị hormone thay thế. Các tài liệu xưa nay đều nói nếu cùng nồng độ, thì nguồn estrogen thực vật yếu hơn nguồn từ động vật 500-1.000 lần”, PGS.TS Lâm khẳng định.
Để làm rõ những hoài nghi xung quanh lợi ích hay nguy cơ đến từ việc sử dụng đậu nành, nhóm nghiên cứu (dưới sự tài trợ của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ) đã khảo sát mối liên hệ giữa lượng isoflavone trong khẩu phần ăn và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong một quần thể đa sắc tộc gồm 6235 phụ nữ châu Mỹ Latinh và châu Úc có ung thư vú. Họ đã sử dụng dữ liệu thu thập về các phụ nữ và chế độ ăn uống trong vòng 5 năm cả trước và sau khi được theo dõi bệnh ung thư vú.
Kết quả cho thấy tỷ lệ nghịch giữa tần suất sử dụng đậu nành và tỷ lệ tử vong.
Cụ thể, sau thời gian theo dõi trung bình 9,4 năm, ghi nhận có tất cả 1224 ca tử vong. Phụ nữ có tỷ lệ phần trăm isoflavone trong chế độ ăn kiêng cao nhất (≥1.5 mg/ngày) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 21% so với phụ nữ có tỷ lệ thấp nhất (<0.3 mg/ngày, khoảng tin cậy 95% , P cho xu hướng <0,01).
Phân tích phân tầng cho thấy, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn giàu isoflavone chỉ có ý nghĩa thống kê trên những phụ nữ ung thư vú âm tính (không nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone), và đối với phụ nữ không được điều trị bằng liệu pháp hormone trong quá trình điều trị ung thư vú. Không tìm thấy mối liên hệ tương tự ở những phụ nữ dương tính (nhạy cảm) với thụ thể hormone (estrogen và progesterone) và những người được điều trị bằng nội tiết tố.
Nói tóm lại, sự giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân phần lớn chỉ giới hạn ở những phụ nữ ung thư vú âm tínhvới thụ thể hormone và những phụ nữ không được điều trị bằng thuốc kháng estrogen như tamoxifen.
Trong một thông cáo báo chí của mình, Tiến sĩ Zhang phát biểu: "Dựa trên kết quả của chúng tôi, chúng tôi không thấy tác động bất lợi của việc ăn đậu nành trên những phụ nữ được điều trị bằng nội tiết", như một lần nữa khẳng định quan điểm nói trên. Ngoài ra, Tiến sĩ Zhang cũng bổ sung: "Ở những phụ nữ có ung thư vú âm tính với thụ thể hormone, các sản phẩm từ đậu nành có thể có tác dụng bảo vệ", bởi kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự liên kết yếu hơn nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê cho khẳng định này.
Mặc dù không tham gia nghiên cứu, Tiến sĩ Omer Kucuk, thuộc viện nghiên cứu ung thư Winship, đại học Emory, đã rất hào hứng với kết quả này. Ông viết trong bài xã luận của mình: "Giờ đây chúng ta có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành không chỉ ngăn ngừa ung thư vú mà còn có lợi cho những phụ nữ bị ung thư vú. Vì vậy chúng tôi đã có thể khuyên phụ nữ ăn nhiều đậu nành vì lợi ích sức khoẻ của họ". Ông cho biết thêm rằng việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở thực phẩm từ đậu nành chứ không đề cập đến các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung.Tiến sĩ Kucuk viết: "Mặc dù chế độ ăn uống giàu đậu nành là lành mạnh và an toàn nhưng việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung isoflavone có nguồn gốc từ đậu nành là một vấn đề khác vì nó chưa được đánh giá trong các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên lớn”. “Do đó, hiện tại, thực phẩm chức năng bổ sung chưa được khuyến cáo sử dụng trên các bệnh nhân ung thư vú”.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…