Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut có tên dengue gây ra. Bệnh do loại muỗi vằn hút máu truyền virut từ người bệnh sang người lành. Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều vào mùa mưa, có khả năng gây thành dịch, đe dọa tính mạng con người. Bệnh có thể trở nặng bất ngờ và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như thuốc phòng ngừa. Mọi người đều có thể bị bệnh sốt xuất huyết nhưng hay gặp là trẻ em, nếu không biết cách phát hiện sớm, theo dõi và chăm sóc điều trị đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Để tránh biến chứng đáng tiếc, bố mẹ cần khẩn trương đưa trẻ tới viện khi có các dấu hiệu sau:
- trẻ em dễ bị sốt xuất huyết nhất, đặc biệt là lứa tuổi 3 - 8 tuổi. Bệnh sốt xuất huyết có 2 triệu chứng cơ bản, đó là: sốt và xuất huyết.
- trong đó triệu chứng sốt là cơ bản vì luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát. Chứng sốt trong bệnh sốt xuất huyết có một số đặc điểm khác với chứng sốt của bệnh khác với 3 đặc điểm: sốt đột ngột; sốt cao: nhiệt độ lên tới 39-40oc hoặc cao hơn, sờ vào trán trẻ thấy nóng ran; sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có cho trẻ dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên.
- chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt nhiều trẻ còn đau bụng, thường là đau vùng rốn hoặc bên phải rốn. Ói mửa, sình bụng cũng là triệu chứng hay gặp.
- triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng: có trẻ thấy nổi mẩn, phát ban dưới da (thể nhẹ), có trẻ xuất hiện nốt xuất huyết, hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng; có trẻ lại nôn hay đại tiện ra máu (xuất huyết nội tạng là thể nặng). Tuy nhiên, có những trẻ bị sốt xuất huyết nhưng lại không hề có một triệu chứng xuất huyết nào. Dù có hoặc không có triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới biến chứng vô cùng nguy hiểm đó là sốc xuất huyết.
- bệnh sốt xuất huyết được chia làm 4 độ từ nhẹ tới nặng. Ở độ 1, người bệnh chỉ sốt, chưa có triệu chứng xuất huyết; độ 2, người bệnh sốt có triệu chứng xuất huyết; ở độ 3, người bệnh bắt đầu có dấu hiệu sốc và độ 4 thì đã bị sốc nặng. Trẻ bị bệnh sốt xuất huyết độ 1 sẽ được điều trị tại nhà theo đơn, có hẹn ngày tái khám. Với độ 2, tùy trường hợp, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ, hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết. Những trường hợp độ 3 và 4 nhất thiết phải nhập viện ngay.
Cách Chăm Sóc Tốt Cho Trẻ Bị Sốt Xuất Huyết
Khoảng 70% trẻ bị sốt xuất huyết được điều trị tại nhà (điều trị ngoại trú sau khi được thầy thuốc thăm khám). Trong trường hợp này, cần cho trẻ nằm nghỉ tuyệt đối, uống nước đầy đủ, ăn các chất dễ tiêu, thực hiện đúng đơn thuốc của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh.
Khi bị sốt, trẻ rất dễ mất năng lượng và giảm cung cấp dinh dưỡng do ăn uống kém, chán ăn, vì vậy cần cho bé ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm khô quá, đồ cứng khó nuốt.
Đặc biệt với trẻ em bị sốt xuất huyết, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin a, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả.
Trẻ bị sốt xuất huyết nếu đã khỏi sốt và chơi bình thường rồi thì nên tuân theo chế độ ăn như bình thường. Tùy theo độ tuổi của bé, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ phải tăng cường dưỡng chất, nếu bé ăn dặm thì ăn “trả bữa” bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại mất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm, tránh tình trạng nhẹ cân suy dinh dưỡng sau này.
Thời gian mới ốm dậy, trẻ có thể ăn chưa ngon miệng, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn ra, cho ăn các loại cháo soup bù năng lượng thiếu hụt, tăng số bữa lên… chú ý là cha mẹ cần kiên trì nấu nướng các món ăn thay đổi khẩu vị, nên hỏi trẻ lớn để có món ăn hợp khẩu vị của trẻ. Các món ăn ưu tiên là giàu vitamin d, a, kẽm, sắt, khoáng chất… có thể nấu cháo cà rốt, thịt gà, uống nước quả cam, quýt, sinh tố… nhằm giúp trẻ tăng cường sức khỏe.
Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500 - 1.500ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 - 2.500ml/ngày.
Các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, dừa, chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán. Đối với nước dừa tươi, trẻ em bị sxh nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.
Trẻ em bị sxh cần bổ sung thêm nhiều vitamin c để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin c là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin c cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.
Việc cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sxh thường làm máu bị cô đặc lại, rất khó lưu thông, là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng sốc.
Chú ý cho trẻ uống nước từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều cùng một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng.
Thuốc điều trị sốt xuất huyết tại nhà chủ yếu là thuốc hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu sốt cao trên 38,5 độ c cần hạ sốt bằng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, nằm chỗ thoáng, chườm mát cho bé. Thuốc hạ sốt an toàn cho bé là paracetamol. Đặc biệt chú ý không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết ồ ạt rất nguy hiểm.
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, tuyệt đối không dùng ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
Khi trẻ sốt ≥ 38,5oc thì cho uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10 - 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại liều từ 4 - 6 giờ/ lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp với chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.
Các Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Sốt Xuất Huyết
Trong mùa dịch, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần. Do đó, cần tránh muỗi đốt, ngủ màn kể cả ban ngày, không cho trẻ chơi ở những chỗ tối, ẩm ướt, cho trẻ mặc quần áo dài tay, dùng kem, dầu chống muỗi; diệt loăng quăng bọ gậy; đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thu dọn các đồ vật có đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ…; diệt côn trùng bằng hóa chất; dọn rác ở các bãi đất trống; tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp...
Nguyễn Ngọc
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …