Cây mật gấu hay còn gọi là lá đắng, từ lâu đã được nhiều người truyền tai nhau rằng loại thảo mộc thuốc Nam này rất hay có công dụng điều trị một số bệnh lý như tim mạch, đau khớp, dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhên không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây mật gấu này theo đúng nghĩa cũng như việc sử dụng đúng cách.
CÂY MẬT GẤU LÀ CÂY GÌ ?
Tên gốc: Cây mật gấu
Tên gọi khác: Hoàn liên ô rô, mã hổ, cây lá đắng
Tên tiếng Anh: Bitter Leaf
Tên khoa học: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum
Về đặc điểm ngoại hình của cây mật gấu thường là dạng cây mộc theo bụi lớn và có kích thước cao lên đến 8m, tùy theo điều kiện môi trường sinh sống mà cây mật gấu được phát triển như thế nào. Lá của cây mật gấu có hình kép lông chim, hoa của cây mật gấu được mọc thành từng chùm ở đầu cành cây lá đắng và có màu vàng nhạt. Về sau thì hoa kết thành quả có hình dạng như quả cầu hoặc hình trứng. Khi còn non thì quả của cây mật gấu có màu xanh, khi chín thì quả có màu tím đậm.
Nguồn gốc của cây mật gấu xuất hiện đầu tiên ở phía Nam của Trung Quốc và hiện nay, cây mật gấy bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam như Hà Giang, Lào Cao,…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cây mật gấu có vị đắng do cây chứa các hợp chất alkaloids, saponin, tannin,…những hợp chất này có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển đồng thời duy trì hệ miễn dịch phòng chống bệnh lý thường gặp.
Cây mật gấu trị thường dùng dưới dạng dùng lá tươi hoặc khô để sắn nước uống, ngoài ra bạn có thể dùng thân cây mật gấu để ngâm rượu uống. Tùy theo bệnh lý của bản thân mà cách sử dụng cây mật gấu có công dụng khác nhau.
CÁC CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẬT GẤU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1. Giảm Cholesterol Xấu
Nồng độ cholesterol cao trong cơ thể, đặc biệt là các cholesterol xấu, là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, đột quỵ và bệnh Alzheimer. Theo ấn bản tháng 2/2008 của “Tạp chí sức khỏe mạch máu và quản lý rủi ro”, lá mật gấu có thể làm giảm cholesterol xấu. Trong một nghiên cứu tiến hành trên động vật, những con vật được bổ sung chiết xuất từ lá giúp làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể xuống 50%.
2. Chất Chống Oxy Hóa
Các tế bào trong cơ thể chúng ta bị quá trình oxy hóa tấn công gần như liên tục. Nếu quá trình này không được kiểm soát có thể gia tăng nguy cơ hình thành các tế bào tiền ung thư. Trong báo cáo tháng 12/2006 về “Hóa học và thực phẩm”, lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Do đó, bạn nên thường xuyên uống nước từ lá của loại thảo dược này để tận dụng nguồn chống oxy hóa tuyệt vời.
3. Điều Trị Bệnh Ung Thư Hiệu Quả Và An Toàn Cho Sức Khỏe.
Các hợp chất có trong lá mật gấu sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh và cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể.’
4. Hỗ Trợ Tiêu Thụ Các Axit Béo Trong Cơ Thể.
Theo nghiên cứu thì lá cây mật gấu có tác dụng đào thải một lượng lớn axit béo từ linoleic và linolenic, mà 2 axit này thường là nguyên nhân khiến cơ thể mắc phải bệnh tim mạch, suy tim mãn tính,…
5. Điều Trị Sốt Ban, Sốt Rét.
Bạn có thể dùng lá mật gấu để sắc lấy uống nước để chữa bệnh hiệu quả ngay tại nhà. Bởi thành phần lacton andrographolide, glucosides, fiterpene có trong lá mật gấu có tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, hạ sốt nhanh và hiệu quả.
6. Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Huyết Áp.
Hợp chất kali có trong cây mật gấu có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe và duy trì điều hòa huyết áp. Đối với bệnh huyết áp này, bạn có thể sử dụng lá, rễ hoặc là thân cây điều tốt.
7. Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường
Trong lá có chứa chất andrographolide có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu đã chứng minh lá có thể làm giảm lượng đường trong máu ở chuột đực. Vì vậy, lá mật gấu cũng có thể là một phương thuốc chữa bệnh, đặc biệt là để trị bệnh đái tháo đường.
8. Điều Trị Nhiễm Trùng Đường Hô Hấp
Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra. Nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới có thể dẫn đến các nhiễm khuẩn thứ phát. Bạn có thể dùng lá để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp.
9. Hạ Huyết Áp
Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là vấn đề rất nguy hiểm và không có triệu chứng báo hiệu nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng.
Trong lá có chứa kali có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể giúp điều hòa huyết áp. Bạn có thể sử dụng cây, lá, rễ mật gấu để giúp hạ huyết áp.
CÁCH SỬ DỤNG CÂY MẬT GẤU CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ
– Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).
– Sắc nước uống: Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.
– Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.
Những Điều Cần Chú Ý Trong Sử Dụng Cây Mật Gấu
Cây mật gấu vẫn còn khá mới mẻ trong y học cổ truyền Việt Nam, nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây này nhưng lại phần lớn là của nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng hay thực nghiệm nào công bố về tác dụng của cây mật gấu.
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội dược liệu TP. Hồ Chí Minh cho biết thì cây mật gấu là 1 cây thuốc dùng để điều trị bệnh. Trong cây mật gấu có chứa chất kháng sinh, chất này vô cùng tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường, viêm gan, loãng xương và có thể ngăn ngừa được ung thư. Nhưng đã là kháng sinh thì bạn không nên tự ý sử dụng, không sử dụng quá liều và cũng không được sử dụng trong 1 khoảng thời gian dài. Tốt nhất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Còn theo Dược sĩ Lê Kim Phụng – Giảng viên trường đại học Y dược TP. Hồ Chính Minh cho rằng, cây mật gấu dù rằng có nhiều tác dụng tốt đến sức khỏe mỗi người, nhưng nhiều người không biết, cứ sử dụng “vô tội vạ” về liều lượng cũng như là thời gian, và như thế là không nên. Theo dược sĩ cho biết, chỉ nên uống khoảng 2 tuần sau đó dừng lại và đợi 2 tuần cho tới 1 tháng sau mới được sử dụng tiếp.
Theo Viện Y học Dân tộc, trong lúc dùng cây mật gấu, cần thực hiện đúng sự chỉ dẫn của thầy thuốc cũng như là cần phải khám định kỳ, tiến hành những xét nghiệm để đánh giá thực trạng bệnh cũng như là chức năng gan, thận… Khi mới bắt đầu chỉ nên dùng liều thấp, và cũng không dừng đột ngột những thuốc đặc hiệu đang sử dụng (thuốc hạ áp, hạ đường…) và kiểm soát các triệu chứng bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng cho mọi người là 10g lá tươi (khoảng 3-5 lá) và 5-8g lá khô.
Trên đây là những kiến thức tổng quan cũng như là cách sử dụng cây mật gấu trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng cây mật gấu sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tham khảo sự chỉ dẫn của thầy thuốc trước khi sử dụng để có được liều dùng chính xác nhất. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Mrs Nguyễn Ngọc
Cúc tần được xem như một "báu vật" trong y học cổ truyền, giúp chữa trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Từ những kinh nghiệm truyền miệng qua nhiều thế hệ, người dân đã sử dụng cúc tần để điều trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, da liễu,... với hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe.
"Thổ phục linh - "vàng đen" có gì đặc biệt? Tại sao nó được người dân sử dụng rộng rãi? Hãy cùng khám phá những bí mật về loại thảo dược quý này và những bài thuốc dân gian hiệu quả từ thổ phục linh."
Giảo cổ lam là "món quà" của thiên nhiên ban tặng cho người dân yên bái. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng. Giảo cổ lam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, mất ngủ, tiểu đường,...
Thái Nguyên là một tỉnh nổi tiếng với những đồi chè xanh mướt. Nơi đây không chỉ được biết đến với sản phẩm chè mạn ngon nức tiếng mà còn có nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây chè dây.
Trong vùng đất huyền bí của Bảy Núi An Giang, một loại tài nguyên quý giá từ thiên nhiên đã trở thành bảo vật không thể thiếu trong y học dân gian đó là trầm hương. Loại hương liệu này không chỉ làm say đắm bởi hương thơm tinh tế mà còn là nguồn thuốc quý giá, chữa lành tận gốc nhiều bệnh.
Rượu ngâm với các loại trái cây tươi trong khoảng 1 tháng sẽ có vị thơm nồng nàn và vị ngọt tự nhiên. Vị ngọt chính là lượng nước được tiết ra từ trái cây kết hợp với vị cay nồng của rượu nên rất dễ uống. So với các loại rượu khác, cách làm rượu trái cây có độ cồn nhẹ, lại không sử dụng thêm bất cứ chất hóa học nào nên rất an toàn và sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Từ nguyên liệu duy nhất là tỏi tươi, người ta có thể chế ra hàng trăm phương thuốc phòng trị bệnh khác nhau. Tuy nhiên, công dụng của tỏi đen còn kỳ diệu hơn nữa, các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra tính năng mới.
Rượu ngâm là loại đồ uống cực kỳ phổ biến tại nước ta. Hầu hết gia đình nào cũng đều sở hữu. Nguyên nhân bởi loại đồ uống này có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Ngày nay trên thị trường người ta phân chia ra làm 2 loại rượu ngâm chính đó là rượu ngâm thực vật và loại rượu ngâm động vật. Hôm nay hãy cùng Thuocthang.com.vn liệt kê một số bài thuốc ngâm rượu tốt nhất từ xưa đến nay được rất nhiều người lựa chọn và ưa chuộng nhé!
Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ Rượu táo mèo giúp tiêu hóa tốt, lưu thông mạch máu, hỗ trợ việc giúp oxy lên các tế bào của cơ tim, làm giảm hàm lượng cholesterol…