Suy dinh dưỡng đang là vấn đề sức khoẻ quan trọng và phổ biến của trẻ em ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta hiện nay, và có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nhỏ, ở bất kỳ độ tuổi mà ngay cả nhiều cha mẹ không hề biết. Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng không chỉ liên quan đến chế độ ăn uống hằng ngày, mà còn vì bé biếng ăn, cơ thể yếu hay hệ tiêu hóa không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngày nay suy dinh dưỡng được định nghĩa là một tình trạng dinh dưỡng trong đó thiếu hay thừa (hay mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác ảnh hưởng bất lợi lên mô và cơ thể (hình dáng cơ thể, kích thước, thành phần), chức năng cơ thể và các kết quả lâm sàng.
Suy dinh dưỡng do thiếu dinh dưỡng thực chất không chỉ là tình trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà thường là kết hợp thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng. Trước đây các y văn thường dùng cụm từ “Suy dinh dưỡng protein- năng lượng” (protein- energy malnutrition) để nhấn mạnh vai trò quan trọng của protein và năng lượng trong căn bệnh này. Ngày nay các y văn chỉ còn dùng danh từ “ Suy dinh dưỡng”(Undernutrition) để chỉ tình trạng trẻ em bị chậm phát triển do thiếu dinh dưỡng.
Do đó để giúp các mẹ khắc phục được một trong những yếu tố trên, bài viết dưới đây của Thuocthang.com.vn sẽ giải đáp thắc mắc về chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, hay ăn như thế nào để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ nhé.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG
Để xây dựng được chế ăn cho trẻ phù hợp, các mẹ cần xác định rõ nguyên nhân khiến trẻ nhà mình bị suy dinh dưỡng là gì. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, có thể kể đến:
– Phương pháp cho trẻ ăn uống của mẹ chưa phù hợp, chưa cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn phát triển, cũng như lượng thức ăn mỗi bữa không đủ để trẻ lớn lên khỏe mạnh.
– Trẻ mắc bệnh nào đó ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng như các chứng bệnh về tiêu hóa, chứng bệnh về đường hô hấp, biến chứng sau khi nhiễm bệnh…
– Điều kiện gia đình, cha mẹ không có đủ khả năng cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng đa dạng cho trẻ, trẻ bị thiếu chất, lâu dần suy dinh dưỡng.
– Trẻ biếng ăn, lười ăn, thường từ chối ăn khi đến bữa do những ảnh hưởng tâm lý lo sợ thức ăn do mẹ cho ăn sai cách…
CÁC DẤU HIỆU CỦA TRẺ SUY DINH DƯỠNG
Ở trẻ nhỏ phát triển bình thường, lúc mới sinh cần có cân nặng trong khoảng 3kg, chiều cao trung bình cần trong khoảng 50cm. 3 tháng sau sinh, bé cần tăng cân từ 1-2 kg, 3 tháng tiếp theo cân nặng thêm từ 500-600g, và đến khi trẻ được 1 tuổi thì cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh. Từ 2-10 tuổi, bé cần tăng 2-3kg mỗi năm để đảm bảo quá trình phát triển hợp lý.
Hầu hết dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng đều có thể nhận thấy rõ rệt cụ thể như sau:
– Trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến 5 tuổi thường tăng cân nhanh nếu phát triển bình thường. Trong khi trẻ suy dinh dưỡng thường không tăng cân, thậm chí sụt cân nhanh chóng.
– Cơ thể không tròn trịa, mập mạp như trước kia mà gầy, nhỏ đần, cụ thể là teo lớp mỡ ở cánh tay, bụng, chân, thịt nhão chứ không săn chắc.
– Da tái nhợt, xanh xao, tóc dễ gãy rụng chứ không mọc thêm.
– Khả năng ăn uống suy giảm, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện, đại tiện có những biểu hiện ra phân sống, tiêu chảy…
– Nghiêm trọng hơn sẽ kèm theo những biểu hiện mờ mắt, quáng gà, khô giác mạc, cơ thể bị phù hoặc teo đét và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của não bộ.
Các Cấp Độ Trẻ Bị Dinh Dưỡng
Cấp độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi, thường gặp ở trẻ biếng ăn kéo dài.
Cấp độ II: Trọng lượng còn 75%, báo hiệu biến chứng suy dinh dưỡng nghiêm trọng từ cấp độ I.
Cấp độ III: Trọng lượng chỉ còn 60% so với thông thường, rất nghiêm trọng và bé cần được điều trị tích cực hơn.
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG
Để đảm bảo có thể chọn lựa thực phẩm và xây dựng được chế độ ăn cho trẻ tốt nhất để điều trị suy dinh dưỡng cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở trẻ. Các mẹ cũng cần tuân thủ những nguyên tắc căn bản khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ:
– Đối với trẻ còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc uống sữa công thức lúc nào trẻ đói kể cả ngày hay đêm để đảm bảo trẻ không bị đói bụng.
– Trẻ suy dinh dưỡng khi vẫn còn đang bú mẹ, nhưng mẹ đã hết sữa có thể kết hợp sữa công thức và sữa đậu nành. Tuy vậy sữa đậu nành chỉ dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần kết hợp cho ăn dặm để làm đa dạng nguồn dinh dưỡng cần thiết. Thực đơn ăn dặm cần đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính là: protein, tinh bột, chất béo, chất xơ.
– Lượng bữa ăn dặm cần tăng lên khi trẻ lớn dần, chia thời lượng bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đảm bảo thực hiện nấu chín uống sôi để tránh gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ.
– Cho trẻ làm quen với cách ăn dặm mới, không thúc ép có thể khiến trẻ lo sợ, sinh ra những biểu hiện chán ăn, biếng ăn, không tập trung khi ăn uống.
– Với trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3, cần tăng lượng calo dần theo thời gian, đảm bảo bổ sung kịp thời dưỡng chất cần thiết một cách tích cực.
– Cho bé sử dụng thêm các loại vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, chế phẩm chứa sắt, thực phẩm giàu sắt để chống thiếu máu… theo hướng dẫn bác sĩ với liều lượng phù hợp.
– Trẻ từ 1-2 tuổi nên ăn ít nhất 4 bữa/ngày và tăng dần theo độ tuổi. Đến độ tuổi từ 3-5 tuổi cần ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ/ngày.
– Cách chế biến thức ăn cần đa dạng, phù hợp khẩu vị của trẻ, không quá mặn và nhiều gia vị để bé thích thú ăn uống hơn.
GỢI Ý CHẾ ĐỘ ĂN CHO TRẺ SUY DINH DƯỠNG HỢP LÍ NHẤT
– Trẻ dưới 6 tháng: Cho bú theo nhu cầu, chủ yếu là sữa mẹ và có thể kết hợp thêm sữa công thức nếu cần thiết. Tuy vậy sữa công thức cần được cho bú theo lời khuyên của bác sĩ.
– Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Cho trẻ ăn dặm kết hợp với các món ăn dặm như cháo nấu nhừ, xay nhuyễn, trộn sữa hoặc kết hợp với nước thịt, thịt, rau củ xay nhuyễn cùng. Nếu trẻ chưa thể ăn cháo thì có thể dùng bột ăn dặm, pha nước sôi ấm ăn 3-4 bữa/ngày.
– Trẻ từ 1 -2 tuổi:
6 giờ sáng: 150-200ml sữa công thức hoặc sữa mẹ.
9 giờ sáng: 200ml cháo thịt và rau. Chế biến theo công thức 30g gạo tẻ, 50g thịt nạc, 1 quả trứng gà, 10ml dầu gấc, dầu cá…, 20g rau xanh.
12 giờ trưa: 200ml sữa công thức.
2 giờ chiều: Ăn phụ trái cây như là 1 quả chuối tiêu, hoặc 1 miếng xoài chín, 1miếng đu đủ…
5 giờ chiều: Cháo thịt hoặc cháo tôm cá đều được, kết hợp cùng rau và dầu dinh dưỡng như trên.
Để xây dựng một chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp, cũng như chế độ ăn khoa học cho trẻ để ngăn ngừa suy dinh dưỡng, các mẹ cần thường xuyên theo sát những biểu hiện ăn uống của trẻ, xây dựng chế độ ăn đa dạng. Bên cạnh đó, luôn cập nhật những món ăn dặm mới, tập thói quen ăn uống đúng cách cũng như cho trẻ ăn đúng phương pháp để hạn chế những thói quen xấu khi ăn cho trẻ về sau, hạn chế nguy cơ biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ về sau. Đừng quên tham khảo thêm các tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ để có được những lời khuyên tốt nhất cho chế độ ăn của trẻ nhé mẹ yêu.
Hoàng Quyên
Thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi cho vi rút, vi khuẩn phát triển khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt khi trời trở lạnh giá rét những trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nếu để đồng nhiễm các bệnh lý hô hấp trên cùng với Covid-19, nguy cơ tử vong là rất cao.
Các mẹ đã biết chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu an toàn và đảm bảo chất lượng phòng bệnh hay chưa ? Việc tiêm chủng đầy đủ cũng như khoa học có tác dụng bảo vệ bé yêu trước rất nhiều căn bệnh và hội chứng nguy hiểm. Trên thực tế, có rất nhiều tình huống phát sinh có thể làm bố mẹ trở nên bối rối mỗi khi đưa con đi chích, chẳng hạn như bé bị ốm và bỏ lỡ mũi chích ngừa hoặc là điểm dịch vụ tiêm phòng hết thuốc…Do đó, việc cha mẹ cân nhắc chích ngừa trẻ sơ sinh ở đâu là hết sức quan trọng.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Vào thời điểm 7 tháng tuổi, việc bú sữa mẹ đã không còn đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển của cơ thể nên việc ăn dặm là hết sức cần thiết. Thế nên các bà mẹ cần có thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trong sổ tay của mình.
Thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn là một trong những giải pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ba mẹ cần chọn thuốc bổ cho trẻ em biếng ăn có nguồn gốc rõ ràng. Trên nhãn hiệu của thuốc có ghi rõ nước sản xuất, nhà sản xuất, hạn dùng, mã vạch… Các mẹ có thể dùng một số app trên smart phone để kiểm tra sản phẩm qua mã vạch hoặc mã QR.
Trong giai đoạn ăn dặm, chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng gần như người lớn, trẻ cần phải được bổ sung 4 nhóm chất, bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin, đường và các loại các khoáng chất. Trong đó, nhóm thực phẩm rau củ là nguồn bổ sung chủ yếu các loại vitamin và khoáng chất cho bé.