Đinh hương là loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 20m, thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Sở dĩ cây có tên đinh hương là do hoa khi thu hoạch và phơi khô có hình dáng giống cái đinh và có mùi thơm nên được gọi với tên như vậy. Cây đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia và được dùng làm gia vị trong nhiều nền văn hóa ẩm thực.
THÀNH PHẦN VÀ CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐINH HƯƠNG
Cây đinh hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa… Ngoài ra, đinh hương còn có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol (khoảng 70 – 90%). Eugenol còn có tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau.
Một trong những tác dụng của cây đinh hương là dùng để chữa khó chịu dạ dày và giúp long đờm. Dầu đinh hương được sử dụng cho bệnh tiêu chảy, thoát vị và chữa hơi thở hôi. Hoa và dầu cây đinh hương có khả năng chữa chứng ợ hơi, buồn nôn và nôn mửa.
Đinh hương có thể dùng để bôi lên nướu răng để trị đau răng, giúp giảm đau khi làm răng. Vị thuốc có thể dùng lên da và niêm mạc miệng để giảm đau miệng và viêm họng. Khi dùng chung với các loại thuốc khác, đinh hương được dùng để chữa xuất tinh sớm.
Đinh hương được sử dụng trong kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa và thuốc lá.
Cây đinh hương có vị cay, có mùi thơm và tính ôn, do thường được dùng để:
+ Làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương
+ Chữa bệnh đau bụng, chữa nấc, tăng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon
+ Chữa đau nhức xương khớp, giảm đau, giảm viêm.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐINH HƯƠNG LÀ GÌ?
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đinh hương có chất ức chế prostaglandin tổng hợp, cydooxygenase và lipoxygenase. Eugenol, một trong những thành phần hóa học của cây đinh hương, có khả năng gây tê, kháng khuẩn.
LIỀU DÙNG
Liều dùng đinh hương sẽ tùy thuộc vào dạng bào chế và cách dùng thuốc của bạn:
Chiết xuất tinh dầu đinh hương được dùng ở mức 120 – 300mg hoặc bôi ngoài da từ 1 – 5 giọt.
Rượu thuốc đinh hương dùng để uống khoảng 5 – 30 giọt pha loãng với nước (tỷ lệ 1 tinh dầu : 3 nước) hoặc dùng rượu thuốc 15% cồn để bôi ngoài da.
Liều dùng của đinh hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đinh hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Đinh hương có những dạng bào chế như:
+ Thành phần trong thuốc lá và nước súc miệng
+ Tinh dầu
+ Rượu thuốc.
LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA CÂY ĐINH HƯƠNG
Ngoài việc giúp món ăn trở nên thơm ngon, loại thảo dược này còn đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe như:
1. Chăm Sóc Răng Miệng
Đinh hương có tác dụng làm giảm đau răng, đau nướu răng và loét miệng. Từ nhiều năm nay, trong điều trị nha khoa, hợp chất eugenol (thành phần chính của cây đinh hương) đã trở thành một vị thuốc rất quan trọng. Theo nghiên cứu, trong đinh hương có chứa chất eugenol cao hơn khoảng 20 lần so với những loại thảo dược khác.
Khi bị đau nhức răng, bạn chỉ cần thoa tinh dầu đinh hương vào vùng răng bị viêm nhiễm hoặc nhai vài mẩu đinh hương, sau vài phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng để giữ răng không bị sâu và giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, mùi thơm đặc trưng của tinh dầu đinh hương còn giúp bạn loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi rất hiệu quả đấy. Bạn chỉ cần hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.
2. Giảm Căng Thẳng
Đinh hương là một liệu pháp tự nhiên loại bỏ stress rất hiệu quả. Tinh dầu đinh hương có tác dụng kỳ diệu trong việc kích thích tâm lý và loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.
Mùi thơm của tinh dầu đinh hương có thể khiến cơ thể cảm thấy thư thái, hưng phấn, thoải mái và dễ chịu hơn. Vì vậy, tinh dầu đinh hương rất tốt cho những người mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm…
3. Thúc Đẩy Tiêu Hóa
Bên cạnh những lợi ích trên, đinh hương còn có tác dụng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Vì vậy, vị thuốc này thường được dùng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Nếu bạn bị đau dạ dày hoặc có cảm giác buồn nôn, hãy thử dùng hỗn hợp bột đinh hương trộn với mật ong. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng đinh hương bởi loại thảo mộc này khá lành tính.
4. Đặc Tính Sát Khuẩn
Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Do đó, dầu đinh hương thường được dùng để điều trị các vết thương, vết cắt, ghẻ, nấm, nhiễm trùng, vết côn trùng cắn và đốt. Bên cạnh đó, dầu đinh hương còn được sử dụng để chăm sóc làn da, đặc biệt nó có tác dụng điều trị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, khi thoa dầu đinh hương lên da, bạn hãy nhớ pha loãng và không nên sử dụng nó cho da nhạy cảm bởi loại dầu này có tác dụng rất mạnh.
5. Giảm Ho
Khi bị ho, bạn chỉ cần ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh là có thể giảm ho một cách hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, cây đinh hương còn có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.
6. Tốt Cho Xương Và Khớp
Đinh hương chứa rất nhiều eugenol và flavonoid, có tác dụng làm tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương. Những người có xương yếu, đặc biệt là phụ nữ, người già, nên dùng đinh hương thường xuyên.
7. Giảm Đau Đầu
Cây đinh hương chứa rất nhiều eugenol, có tác dụng gây mê, gây tê dây thần kinh và giảm đau. Do đó, cây đinh hương có tác dụng loại bỏ đau đầu khá hiệu quả. Khi bị đau đầu, bạn trộn dầu đinh hương với muối và thoa trên trán, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng đấy.
8. Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
Dùng đinh hương thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại phần lớn các bệnh nhiễm trùng vì cây đinh hương có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cây đinh hương còn có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu, nên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
9. Phòng Ngừa Ung Thư
Theo nghiên cứu, đinh hương có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể và rất có lợi trong việc kiểm soát ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng và các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu. Vì vậy hãy dùng đinh hương thường xuyên để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé.
10. Điều Trị Bệnh Đái Tháo Đường
Đinh hương tốt cho những người bị đái tháo đường vì nó có chức năng giống như insulin trong cơ thể. Ngoài ra, đinh hương còn giúp chuyển lượng đường dư thừa từ máu vào các tế bào, từ đó ổn định được lượng đường huyết và điều trị bệnh.
11. Cải Thiện Sức Khỏe Tình Dục
Đinh hương có thể giúp cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới, bằng cách tăng cường ham muốn. Ngoài ra, loại thuốc này cũng rất có hiệu quả trong việc điều trị vô sinh. Hãy cho đinh hương vào trong món ăn hoặc uống đinh hương pha với mật ong.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY ĐINH HƯƠNG
- Đinh hương có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
+ Trầm cảm, co giật
+ Kích thích mô, gây tổn thương đường hô hấp
+ Gây đông máu trong mạch máu
+ Kích ứng da
+ Co thắt phế quản, phù phổi.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
- Lưu trữ thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm. Bạn nên pha loãng tinh dầu khi sử dụng.
- Những quy định cho đinh hương ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Bạn cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng đinh hương với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
- Không dùng đinh hương cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Đinh hương có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đinh hương.
- Các thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể tương tác với cây đinh hương.
Mrs Nguyễn Ngọc
Trong các bệnh lý phụ khoa ở nữ giới thì kinh nguyệt không đều, chậm kinh là một trong các rối loạn phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể dẫn đến vô sinh nếu không can thiệp kịp thời. Vì vậy cần phải có các biện pháp can thiệp kịp thời, đặc biệt là các phương pháp chữa kinh nguyệt không đều tại nhà mà các chị em có thể dễ dàng áp dụng.
Từ xưa đến nay, gan luôn được đánh giá là một bộ phận cực kì quan trọng, không gì có thể thay thế được. Bởi khác với những bộ phận khác, gan vừa chuyển hóa, phân loại và tổng hợp các chất, vừa lưu trữ các chất trong cơ thể, lại vừa làm nhiệm vụ thanh lọc và loại bỏ độc tố.
Cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá non yếu với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, các tác nhân từ bên ngoài môi trường tấn công cơ thể trẻ một cách dễ dàng khiến cho trẻ mắc phải một số bệnh lý phổ biến như: ho, cảm cúm, sốt,… đặc biệt là những ngày trời trở lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Và không có một phụ huynh nào mong muốn nhìn thấy cảnh con mình bị đau ốm và cấp tốc tìm đến một số phương pháp điều trị dứt điểm. Liệu pháp được đa số phụ huynh nghĩ đến là việc sử dụng thuốc đặc trị. Với bản chất mang lại tác dụng nhanh chóng, điều trị bằng thuốc luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt… Chính vì vậy, sử dụng thuốc bổ mắt cho người già là điều rất cần thiết để bảo vệ thị lực và giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe.
Ngộ độc thuốc là tình trạng bệnh lý cấp cứu thường gặp , nguyên nhân chủ yếu do người bệnh chủ động dùng thuốc điều trị không có chỉ định của bác sĩ, dùng quá liều chỉ định; hoặc dùng nhầm thuốc. Ngộ độc thuốc có thể để lại các di chứng không hồi phục và tử vong nếu không xử trí kịp thời. Vì vậy Khi nghi ngờ ai bị ngộ độc thuốc, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Với đặc tính ôn hòa, mang vị ngọt, nên lá chanh được dùng rất nhiều trong việc sát khuẩn, tiêu đờm, hòa đàm,... cho những bệnh vặt như cảm lạnh, cảm sốt, giải cảm,...hay làm đẹp. Lá chanh có hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Bạn cần phân biệt được lá chanh với một số loại lá khác cùng họ, bởi chúng khá giống nhau. Nếu như không chắc chắn hãy xé một góc lá chanh để ngửi mùi của nó.
Ho là phản xạ xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các chất dịch tiết, chất kích thích, vật lạ, vi khuẩn... Vào mùa hè, dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, cộng với việc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào phòng điều hòa... nên cũng rất dễ bị ho.
Nấm da là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống.
Bệnh sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội thường gặp do virus HPV gây nên và có tính lây lan rất nhanh. Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, sùi mào gà nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể tái phát nhiều lần gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này cũng như tốn kém chi phí, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và những người xung quanh.