Ho là phản xạ xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các chất dịch tiết, chất kích thích, vật lạ, vi khuẩn... Vào mùa hè, dưới tiết trời nắng nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, cộng với việc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào phòng điều hòa... nên cũng rất dễ bị ho.
CÁC DẠNG HO THƯỜNG GẶP
Ho là một cơ chế sinh lý bảo vệ cơ thể, nhưng cũng là triệu chứng của một số bệnh. Ho gây phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày do đó cần được điều trị dứt điểm. Thông thường hay gặp hai loại ho: ho khan và ho có đờm.
Ho Khan: Thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm hoặc hít phải các loại khói bụi gây kích thích như khói thuốc, khói than, mùi hóa chất hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Ho khan có thể do tình trạng mới nhiễm vi rút, do cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim. Một số người sử dụng các thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp cũng có thể gây ho khan, khi ngừng thuốc sẽ hết ho. Bệnh nhân ho khan thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở.
Ho Có Đờm: có đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang... Nguyên nhân gây ho thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.
MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỊ TÂY HO HIỆU QUẢ HIỆN NAY
Thuốc chữa ho có nhiều loại như siro, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê.
Thuốc đặc trị ho khan có: codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, neo-codion...
Thuốc trị ho có đờm: mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat... Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 - 5 ngày, không dùng kéo dài.
Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ. Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có lợi, làm sạch đường thở. Các thuốc giảm ho được chia làm 2 loại:
Thuốc Giảm Ho Ngoại Biên
Các thuốc này có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp. Có thể dùng glycerol, mật ong, các siro đường mía… các thuốc này có tác dụng làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng, hầu.
Một số thuốc có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho như benzonatat, bạc hà (menthol), lidocain, bupivacain…
Thuốc Giảm Ho Trung Ương
Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp.
Thuốc có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau viêm họng nhẹ và vừa.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai. Liều dùng điều trị uống mỗi lần 10- 20 mg, ngày 3 - 4 lần.
Thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho, nên có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.
Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO). Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng.
Một số thuốc có tác dụng kháng histamin H1 trung ương và ngoại biên (kháng H1 thế hệ 1) đồng thời có tác dụng chống ho, kháng cholinergic, kháng serotonin và an thần như alimemazin, diphenhydramin… được chỉ định dùng trong các chứng ho khan do dị ứng, do kích thích, nhất là về ban đêm. Do thuốc có tác dụng an thần nên khi dùng thuốc vào ban ngày không được làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… vì dễ gây nguy hiểm. Tốt nhất là dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỊ HO
Không phải bất cứ trường hợp nào cũng dùng thuốc long đờm
Cần phải phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, xác định xem đờm ở mức độ nào mới cần dùng thuốc. Cụ thể:
+ Trường hợp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) lượng đờm tiết ra trong những đợt cấp tính rất nhiều. Nếu dùng thuốc tác dụng trên đờn sẽ khiến khó thở và ho tăng nhiều hơn.
+ Hoặc trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị ho, nếu đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, đang ran nổ, ran ẩm, viêm phổi sòng sọc thì dùng thuốc tác dụng trên đờm sẽ khiến viêm phổi nặng hơn.
Do đó, vấn đề là phải giảm tiết đờm nhằm kiểm soát lượng đờm trước khi quyết định dùng thuốc tác dụng trên đờm vào thời điểm sau đó. Việc xác định mức độ đờm, dùng thuốc khi nào sẽ phụ thuốc vào bác sĩ.
+ Chỉ dùng thuốc trị ho chứa codein cho người lớn, không dùng cho trẻ em, và chống chỉ định cho trẻ dưới 18 tuổi vừa được cắt hoặc nạo viêm amidan.
+ Chỉ dùng các loại thuốc giảm ho trên khi ho khan không đờm, ho do cảm cúm, dị ứng, kích ứng, ho nhiều gây mêt mỏi, mất ngủ.
+ Không dùng khi ho có đờm do giãn phế quản viêm phế quản.
+ Không dùng cho người bị hen suyễn, suy hô hấp, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
+ Không nên dùng thuốc kháng histamin vào ban ngày, khi lái xe, vận hành máy móc...
Tác dụng phụ của các thuốc trị ho kháng histamin là gây buồn ngủ do tác động trên các thụ thể H1 ở não. Do đó, dùng thuốc ban ngày sẽ rất bất lợi nhưng lại rất tốt khi dùng vào ban đêm.
+ Nên dùng thuốc trị ho kháng histamin liều thấp nhất, tác dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 - 5 ngày, không dùng kéo dài.
+ Không dùng thuốc kháng histamin đồng thời kết hợp với thuốc long đờm, giảm ho do đờm sẽ tiết nhiều hơn mà không khạc nhổ ra ngoài được.
Ngoài ra, Người bệnh cần uống nhiều nước, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nếu ho kéo dài người bệnh cần đi khám để bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp.
Mrs Kỳ Duyên