10 Thuốc Tẩy Giun Cho Trẻ Em Hiệu Quả Tốt Nhất

Mới nhất

Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..

10 Thuốc Tẩy Giun Cho Trẻ Em Hiệu Quả Tốt Nhất10 Thuốc Tẩy Giun Cho Trẻ Em Hiệu Quả Tốt Nhất

Tuy nhiên, Các Mẹ băn khoăn không biết loại thuốc tẩy giun nào cho trẻ em tốt nhất hiện nay ? Thuốc tẩy giun cho trẻ em an toàn không ? Nên tẩy giun cho bé vào lúc nào? Những Cách phòng ngừa giun sán cho trẻ...Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên, các mẹ có thể tham khảo nhé !

TẠI SAO TRẺ PHẢI TẨY GIUN ĐỊNH KỲ ?

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như:

- Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.

- Giảm tình trạng dinh dưỡng: Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.

- Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).

- Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ DỄ BỊ NHIỄM GIUN

 

 

Trẻ em dễ bị phơi nhiễm bệnh do tình trạng thể chất, dinh dưỡng và nhận thức kém và có nhiều hành vi với khả năng nhiễm giun cao như:

- Trẻ chơi đất cát và móng tay không được cắt thường xuyên.

- Trẻ bò ở nền đất, nền nhà, không đi dép thường xuyên .

- Trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân.

- Tiếp xúc với bề mặt bị nhiễm giun, trẻ có thể bị nhiễm giun từ đất trong sân chơi hoặc chơi với con vật nuôi bị nhiễm giun.

- Tay, chân không sạch sẽ, trẻ có thể đưa mọi đồ chơi vào miệng.

- Không giữ gìn vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách, giường, chiếu, đệm không sạch hoặc vứt rác bừa bãi trong phòng của trẻ.

- Trẻ tiếp xúc với người lớn mang bệnh.

- Trẻ ăn hoặc uống các thực phẩm bị nhiễm giun do người lớn rửa không sạch.

CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN NHIỄM GIUN

Các bệnh giun truyền qua trứng giun từ phân của người bị nhiễm bệnh thải ra ngoài đất. Giun trưởng thành sống trong ruột và từ đây hàng ngàn trứng được sinh ra mỗi ngày. Trứng giun sau khi thải ra đất theo phân làm cho đất bị nhiễm, đặc biệt tại các nơi thiếu vệ sinh.

Giun đũa, giun tóc, giun kim lây qua đường tiêu hóa như: nếu ăn phải thức ăn bẩn hoặc vệ sinh kém bị nhiễm trứng giun (như các loại rau ăn sống hoặc các loại rau không được nấu chín kỹ, rửa sạch, bóc vỏ); cũng có thể nhiễm từ các nguồn nước bị nhiễm trứng giun; trẻ em nghịch đất cát nhiễm trứng giun, sau đó đưa tay vào miệng...

Đối với giun móc, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng ở đất, sau đó ấu trùng giun xâm nhập cơ thể người chủ yếu là chui qua da (chân, tay...). Những người bị nhiễm giun móc thường do thói quen đi không mang giày dép trên đất bị ô nhiễm. Nhiễm giun không lây trực tiếp từ người sang người hoặc nhiễm từ phân tươi. Vì trứng giun được thải ra ngoài theo phân, cần khoảng 3 tuần để phát triển thành trứng có ấu trùng mới có thể gây nhiễm. Một khi giun trưởng thành không sinh sản được trong vật chủ (con người), trường hợp tái nhiễm chỉ xảy ra khi người tiếp xúc ở giai đoạn có thể lây truyền của ký sinh trùng ra ngoài môi trường.

CÁC LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP VÀ TRIỆU CHỨNG

- Giun đũa: Trẻ bị nhiễm giun đũa thường rối loạn tiêu hoá như đau bụng quanh rốn, buồn ói, thậm chí nôn hoặc đi ngoài ra giun.

 

 

- Giun tóc: Nhiễm nhiều giun tóc cùng lúc trẻ thường bị đau bụng, buồn nôn, tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng nặng hơn sẽ tổn thương niêm mạc ruột già, đi ngoài có chất nhầy lẫn máu.

- Giun móc: Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ, da xanh, thiếu máu.

- Giun kim: Loại giun này khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn, thường xuyên gãi nhiều dễ gây nhiễm trùng, quấy khóc ngủ không ngon giấc, đi ngoài lẫn máu và chất nhầy.

CÁC LOẠI THUỐC TẨY GIUN CHO TRẺ EM HIỆU QUẢ TỐT NHẤT HIỆN NAY

1. Thuốc Tẩy Giun Fugacar

Fugacar là một trong những loại thuốc tẩy giun hiệu quả, tốt nhất cho trẻ em được rất nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng. Thành phần chính của thuốc gồm Mebendazole chuyên đặc trị các loại giun kí sinh ở đường ruột như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, cản trở tiến trình thoái hóa siêu cấu trúc ở ruột giun.

Cách dùng: Sử dụng được cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, uống 1 viên duy nhất lúc bụng đói vào buổi sáng để thuốc phát huy hết công dụng.

Giá bán: 17.000 đồng – 25.000 đồng.

2. Thuốc Tẩy Giun Zentel

 

 

Zentel được đánh giá là loại thuốc tẩy giun tốt dành cho trẻ em, chứa hoạt chất Albendazole giúp cơ thể loại trừ được mọi loại giun (giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim).

Cách dùng: Có thể uống thuốc với nước hoặc nhai.

+ Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 viên 200 mg, 1 liều duy nhất.

+ Trẻ trên 2 tuổi: 2 viên 200 mg, 1 liều duy nhất.

Giá bán: 13.500 -17.000 đồng/ hộp 2 viên.

3. Thuốc Tẩy Giun Mebendazol 500mg

Mebendazol 500mg thuộc nhóm thuốc trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Thuốc có tác dụng tẩy giun, chống giun phổ rộng. Chất Mebendazol còn làm thoái hóa vi cấu trúc hình ống trong bào chất của ký sinh trùng, ức chế hấp thu glucose của giun sán kí sinh trong thành ruột non. Do đó dòng thuốc này rất tốt để tẩy giun cho bé.

Mebendazol còn làm thoái hóa vi cấu trúc hình ống trong bào chất của ký sinh trùng, ức chế hấp thu glucose của giun sán kí sinh trong thành ruột non. Do đó dòng thuốc này rất tốt để tẩy giun cho bé.

Cách dùng: Cho bé uống 1 viên trước bữa ăn.

Giá bán: 10.000-15.000 đồng/ hộp 1 viên.

4. Thuốc Tẩy Giun Fluvermal Pháp Cho Bé Trên 2 Tuổi

Nếu bạn đang tìm kiếm thuốc tẩy giun tốt cho trẻ thì không nên bỏ qua Fluvermal Pháp. Thuốc phù hợp với trẻ nhiễm giun móc nặng, giun kim, giun đũa gây khó chịu cho cơ thể bé.

Cách dùng:

+ Tẩy giun kim: Uống 1 thìa 5ml. Sau 15 ngày uống lại.

+ Tẩy giun móc, giun đũa: Uống 2 thìa vào buổi sáng và tối, uống liền trong 3 ngày.

Giá bán: 195.000- 200.000 đồng.

5. Thuốc Tẩy Giun Combantrin Chocolate Squares 24

 

 

Nằm trong top những dòng thuốc tẩy giun tốt cho trẻ em không thể thiếu Combantrin Chocolate Squares 24. Thuốc có dạng thanh vuông và màu sắc, mùi vị hệt So-co-la, cực dễ uống.

Cách dùng: 1 hộp thuốc gồm 6 miếng.

+ 1 – 5 tuổi: Dùng 1 – 2 miếng.

+ 6 – 10 tuổi: Dùng 3 – 4 miếng.

+ 11 – 13 tuổi: Dùng 5 miếng.

+ 14 tuổi trở lên: Dùng 6 miếng.

Giá bán: 339.000 -350.000 đồng.

6. Thuốc Tẩy Giun Cho Bé Albendazol:

Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế sự phát triển của ấu trùng và giun trưởng thành, đồng thời lấy đi lượng glycozen dự trữ và năng lượng khiến giun bị chết dần, chết mòn.

Ưu điểm:

– Có tác dụng với nhiều loại giun khác nhau như: giun tóc, giun móc, giun đũa, giun kim.

– Đối với trẻ 2 tuổi, chỉ cần sử dụng liều duy nhất 400mg.

Nhược điểm:

Thuốc ở dạng viên nén, vị thuốc có mùi hơi khó uống đối với trẻ nhỏ.

7. Thuốc Tẩy Giun Cho Bé Panatel Pyrantel Pamoat:

 

 

Trong thành phần của loại thuốc giun này có chứa muối pamoat ít hấp thụ qua uống tiêu hóa ở người nên có tác dụng rất mạnh lên giun sán. Loại thuốc này làm cho cơ của giun bị co bóp cấp tính, ngừng co bóp tự phát khiến giun bị tê liệt và đào thải khỏi cơ thể.

Ưu điểm:

Có tác dụng nhanh chóng và đạt hiệu quả lên đến 99% cho lần sử dụng duy nhất.

Nhược điểm:

Xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn đối với trẻ như: nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, đi lỏng,…Tuy nhiên, trường hợp này là rất hi hữu và ở mức độ rất nhẹ.

8. Thuốc Tẩy Giun Cho Bé Zelcom Hàn Quốc Dạng Siro

Thuốc tẩy giun Zelcom Hàn Quốc được coi như một sản phẩm tẩy giun định kỳ rất tốt cho các bé. Đa số trẻ em Hàn Quốc đều sử dụng thuốc Zelcom theo lời khuyên của bác sĩ. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt các loại giun phổ biến như giun móc, giun đũa, giun kim,… vốn là nguyên nhân khiến bé không thể hấp thu dinh dưỡng và trở nên biếng ăn, mệt mỏi, ốm yếu và hay cáu gắt.

Một hộp thuốc tẩy giun Zelcom Korea bao gồm 02 gói nhỏ, mỗi gói 15ml dạng siro có vị ngọt mát dễ uống.

Thuốc dạng siro nên trẻ uống dễ dàng. Mỗi hộp có 2 gói, dùng đc 1 năm, mỗi lần uống 1 gói, gói còn lại để 6 tháng sau uống. Hoặc mẹ nào nhà có 2 bé thì mua 1 hộp về cho 2 bé dùng luôn, dạng gói rất tiện dùng hết trong 1 lần

Cắt 1 gói ra uống hết, có thể pha với nước lọc hoặc sữa. Uống bất kỳ lúc nào cũng được. Thường sẽ uống buổi tối trước khi đi ngủ , sau khi ăn một lúc. Gói còn lại 6 tháng sau uống tiếp hoặc cho người khác uống.

9. Thuốc tẩy giun cho bé Vermox Úc

 

 

Thuốc tẩy giun Vermox của Úc cho cả nhà có chứa Mebendazole 100mg. Chất này ngăn không cho giun hấp thu đường từ ruột và từ đó bị đói mà chết, sau đó sẽ bị cơ thể thải ra ngoài. Loại này theo nghiên cứu rất hiếm thấy tác dụng phụ khi sử dụng nên cả nhà an tâm dùng. Mỗi liều dùng là 1 người/viên, uống trước khi đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào trong ngày cũng được, có thể uống lúc đói hoặc no đều được.

Đối tượng sử dụng: Tẩy giun Vermox Úc dành cho bé từ 2 tuổi trở lên và người lớn. Hộp 4 viên, mỗi người chỉ cần nhai 1 viên duy nhất.

Trẻ trên 2 tuổi và người lớn: uống 1 viên/lần, uống 1 liều duy nhất, duy trì 6 tháng/ lần

10. Thuốc Tẩy Giun Trẻ Em Thiabendazol

Thiabendazol tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, không vị và không tan trong nước. Thuốc có tác dụng đối với các loại giun phổ biến như giun lươn, giun chỉ, giun móc.

Ưu điểm:

Thuốc hấp thụ nhanh qua ống tiêu hóa và có hiệu quả sau khi sử dụng liều duy nhất từ 1 đến 3 giờ đồng hồ.

Nhược điểm:

+ Có nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, đi lỏng nhưng ở mức độ nhẹ.

+ Các tác dụng phụ trên sẽ giảm đi đáng kể nếu các mẹ cho bé uống sau ăn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC TẨY GIUN CHO TRẺ

 

 

Thuốc tẩy giun có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy. Nhưng các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể có phản ứng dị ứng với thuốc như: phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời

Hiện nay thuốc có thể được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn, không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Nhưng thông thường thuốc tẩy giun được sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn.

Tình trạng nhiễm giun sán hiện nay ở nước ta đang cao ở mức đáng báo động. Do đó, mỗi người cần có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Trước hết, cần loại bỏ ngay những thói quen khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, xây dựng một lối sống an toàn, khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh và không quên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng / lần.

CÁCH PHÒNG NGỪA NHIỄM GIUN CHO TRẺ HIỆU QUẢ NHẤT

Do trẻ có thể chơi ở những khu vực bụi bẩn, cát, cỏ và các khu vực công cộng khác nên có khả năng nhiễm giun rất cao. Mặc dù nhiễm giun có thể dễ dàng loại bỏ thông qua sử dụng thuốc tẩy giun, tuy nhiên trẻ về có thể bị tái nhiễm nếu không thực hiện kết hợp thêm các biện pháp khác. Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hạn chế khả năng nhiễm giun đường ruột ở trẻ.

+ Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi sử dụng. Kiểm tra xem chúng có bị nhiễm giun không trước khi ăn. Không ăn trái cây hoặc rau, ngay cả khi chỉ một phần của nó bị nhiễm khuẩn.

+ Tránh ăn thịt sống, đặc biệt là thịt lợn và cá.

+ Không nên để trẻ em chơi chân trần trên cỏ, bùn hoặc các khu vực ngoài trời khác.

+ Uống nước đun sôi mỗi lần, tránh uống từ bể công cộng trừ khi bạn chắc chắn rằng nó an toàn.

+ Sử dụng bể bơi đáp ứng các yêu cầu vệ sinh.

+ Vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên vệ sinh tay chân cho trẻ trước và sau khi ăn; rửa tay kỹ sau khi đi ngoài; không dùng tay bẩn bốc thức ăn.

+ Ăn chín uống sôi: Thức ăn và nước uống phải được nấu chín kỹ. Nếu là trái cây, rau sống thì phải xử lý sạch trước khi cho trẻ ăn; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi, nhặng; cho trẻ sử dụng nguồn nước sạch.

+ Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển.

Những biện pháp phòng ngừa này có thể không loại trừ hoàn toàn khả năng trẻ bị nhiễm giun, tuy nhiên cũng làm giảm thiểu nguy cơ mắc cho trẻ và cả gia đình.

Mrs Hoàng Quyên

Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
Xem nhiều

Tin tiêu điểm

Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.