Cách Trị Cong Vẹo Cột Sống Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Vẹo cột sống là tình trạng đường cong sinh lý của cột sống thay đổi, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Biểu hiện rõ nhất là hai vai mất cân đối, xương bả vai nhô ra, xương sườn lồi lên hoặc có thể bị gù.

Cách Trị Cong Vẹo Cột Sống Tại Nhà Hiệu Quả NhấtCách Trị Cong Vẹo Cột Sống Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trẻ em sinh ra đã có tật cong vẹo cột sống bẩm sinh. Ở tuổi học sinh, một số trẻ ngồi học sai tư thế (bàn ghế không phù hợp với chiều cao), mang cặp sách lệch sang một bên, tư thế xấu trong thời gian dài có thể gây ra vẹo cột sống. Nhiều trường hợp khác không xác định được nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng. Đặc biệt với trẻ nhỏ có thể thay đổi rõ rệt về tư thế và ngoại hình, chậm phát triển chiều cao. Về lâu dài, nếu độ cong vẹo tiếp tục tăng lên trên 75 độ sẽ ảnh hưởng đến ngực, khung chậu, gây chèn ép dây thần kinh, tim, phổi và gan.

Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày để nắn chỉnh tư thế đúng. Các bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản sau đây sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh vẹo cột sống, hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.

NGUYÊN NHÂN BỆNH VẸO CỘT SỐNG

Vẹo cột sống thường do bẩm sinh. Vẹo cột sống bẩm sinh do các nguyên nhân sau:

  • Di truyền

Khi bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

  • Các yếu tố trong lúc mang thai:

+ Do bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.

+ Hoặc người mẹ khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.

+ Trong suốt quá trình mang thai, ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống.

+ Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của đứa bé.

  • Những nguyên nhân khác:

+ Cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh.

+ Cấu tạo não và tủy sống bất thường.

+ Đối với trẻ em: Do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp cũng là những lý do của vẹo cột sống ở trẻ em.

TRIỆU CHỨNG BỆNH VẸO CỘT SỐNG

 

 

Những triệu chứng lâm sàng có thể nhận viết được đối với bệnh vẹo cột sống như sau:

+ Quan sát phần bả vai: Hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt: độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.

+ Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.

+ Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.

+ Cơ thể mất cân đối: Nếu lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên.

+ Vẹo cột sống cổ có thể làm cố bị kéo lệch về một bên.

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VẸO CỘT SỐNG

Để chẩn đoán chính xác vẹo cột sống, cần thực hiện các phương pháp sau:

Khám lâm sàng: xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của vẹo cột sống.

Cận lâm sàng:

+ Chụp X quang: để đánh giá các đốt sống và cột sống. Dùng phương pháp Cobb để đo độ vẹo cột sống.

+ Chụp cộng hưởng từ: để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.

+ Chụp cắt lớp vi tính: cho hình ảnh xương và cấu trúc bên trong cột sống một cách rõ ràng.

+ Diện chẩn: kiểm tra sự dẫn truyền của các dây thần kinh và tủy sống.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG CONG VẸO CỘT SỐNG

 

 

Xương bị cong dần khi phát triển có thể không gây đau đớn và không cần điều trị. Đối với các tình trạng cong vẹo gây đau đớn và biến dạng cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Mặc dù không có thủ thuật y tế hay chế độ ăn uống tập luyện nào có thể tự chữa được chỗ cong vẹo, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm cho bạn nếu bạn không thể chịu nổi cơn đau.

Bác sĩ sẽ chụp X-quang thường xuyên để theo dõi quá trình cong vẹo cột sống và có thể dùng dây nẹp để ngăn chỗ cong vẹo bị nặng hơn nhưng không thể chữa được chỗ đã bị cong vẹo. Dây nẹp có thể ngăn việc cần đến phẫu thuật khoảng 70% cho trẻ.

Khi chỗ cong phát triển hoặc gây đau dữ dội, bạn phải được phẫu thuật nối lại đốt sống lưng. Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ phải kiểm tra chắc chắn rằng đau lưng không phải do bệnh khác gây ra.

Các bài tập rèn luyện và kích thích cơ bằng điện không giúp ích cho người bị chứng cong vẹo cột sống.

6 BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA VẸO CỘT SỐNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ

  • Bài tập với tư thế ngồi giúp tăng tầm vận động của cột sống lưng

Tư thế chuẩn bị: ngồi xuống, 2 chân duỗi thẳng và áp sát, đồng thời đưa 2 tay ra phía trước, song song với chân.

Tiến hành: Bắt đầu đưa 2 tay ra trước, chạm các ngón chân, lưng gập. Giữ trong khoảng 10 giây. Thực hiện 10 lần.

  • Bài tập chữa vẹo cột sống với tư thế ngồi

Mục tiêu của bài tập này sẽ giúp kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, cải thiện độ mềm dẻo của cột sống

Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế

Thực hiện lại mỗi động tác 10 lần

Động tác 1: Xoay người với lấy đồ vật ở phía đối diện với phía lõm của đường cong cột sống. Thực hiện lại 10 lần.

Động tác 2: Ngồi trên ghế, giơ cao tay ở bên phần vai thấp, tay kia bám vào mép ghế. Giữ tư thế này trong vài giây.

  • Bài tập tăng cường độ mềm dẻo cột sống với tư thế quỳ bốn điểm

 

 

Tư thế ban đầu: quỳ bốn điểm

Thực hiện: Đưa một tay bên lõm của đường cong cột sống lên phía trước. Đồng thời, đưa chân phía đối diện tay lên theo cùng lúc. Không dịch chuyển vị trí thân mình. Giữ tư thế này trong vài giây. Thực hiện 10 lần.

  • Bài tập tăng cường nhóm cơ lưng

Tư thế ban đầu: Ngồi theo kiểu thiền Ấn Độ

Thực hiện: giữ một trái bóng trên đầu, nâng thẳng lên. Lưu ý: bạn nên chắc chắn khuỷ tay bạn chạm vào tường. Làm vài lần.

  • Bài tập tư thế đứng luyện cho khung chậu và cột sống

Bước 1: Đứng thẳng để cho đầu, vai và lưng dựa vào tường, gót chân cách tường 3 inch

Bước 2: Thư giãn đầu gối và cong vùng xương chậu

Bước 3: Di chuyển qua lại nhưng vẫn giữ độ cong. Cố gắng tập luyện để tạo thành thói quen mà không cần sử dụng tường.

  • Bài tập thở sâu giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực

Tư thế ban đầu: đặt gối dựa sau lưng, ngả lưng ra gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay đặt dưới cơ hoành.

Thực hiện: Bắt đầu hít sâu vào và thở ra từ từ. Làm 10 lần.

Các bài tập hỗ trợ chữa vẹo cột sống trên đây khá đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn, thực hiện đúng động tác. Ngoài ra để điều trị dứt điểm chứng cong vẹo cột sống, chúng nên phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống ngay từ sớm và chữa trị kịp thời.

CÁC BÀI TẬP PHÒNG NGỪA CHỨNG VẸO CỘT SỐNG

Bài tập 1:

 

 

Bước 1: Để thực hiện bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống này, bạn cần nằm ngửa với đầu gối uốn cong và bàn chân phẳng, áp sát mặt sàn. Đặt tay lên phần trên của mặt trước ngực, thở vào thật sâu qua mũi và sau đó thở ra càng nhiều càng tốt. Đẩy xương sườn của bạn lên chống lại bàn tay khi bạn thở. Lặp lại bài tập 5 lần. Bạn có thể làm động tác này bất cứ lúc nào ở một vị trí nằm hoặc ngồi. Bài tập này sẽ giúp bạn tập trung vào di chuyển xương sườn và điều hòa hơi thở của bạn.

Bước 2: Dùng 2 tay ôm gối, nâng một chân sát ngực. Giữ khoảng 15 – 30 giây.

Bước 3: Thực hiện tương tự với chân kia.

Bước 4: Thực hiện cùng lúc với cả 2 chân.

Với mỗi động tác thực hiện 3 – 5 lần.

Bài tập 2:

Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà

Bước 2 và 3: Giữ vai cố định, uốn cong đầu gối của bạn và lăn từ từ vào một bên, giữ cho bàn chân trên sàn nhà và đầu gối trên thấp hơn đầu gối trực tiếp tiếp xúc với sàn. Giữ tư thế như vậy trong khoảng 5 đến 10 giây. Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần mỗi bên.

Bài tập 3:

Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà

Bước 2: Giữ chắc vai trên mặt sàn, ngả đầu gối đang gấp sang một bên. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay trở lại vị trí ban đầu.

Bước 3: Lặp lại với bên kia. Lặp lại mỗi động tác 2 – 3 lượt, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

Bài tập 4:

 

 

Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà

Bước 2: Cong lưng nâng xương chậu và thắt lưng khỏi sàn, sao cho có cảm giác xương mu hướng về phía bàn chân. Giữ tư thế ấy trong 5 – 10 giây, sau đó giảm xuống từ từ.

Bước 3: Trở về trạng thái ban đầu. Sau đó lại tiếp thực hiện như bước 2. Khởi đầu làm 5 lần mỗi ngày, sau đó bạn có thể tăng lên đến 30 lần hoặc hơn.

Bài tập 5:

Ở bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống cuối cùng, bạn cũng thực hiện động tác nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà giống như các bài tập khác.

Tiếp theo, giữ vai và đầu thoải mái trên sàn nhà, thắt chặt các cơ bụng và cơ mông. Sau đó ưỡn lưng xuống dưới, nâng hông lên để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai. Giữ tư thế trong 5 – 10 giây sau đó trở về trạng thái ban đầu. Lặp lại khởi đầu 5 lần, sau đó có thể tăng lên

Bước cuối, cố gắng cong lưng của bạn lên, đồng thời hạ mông xuống, giữ đủ để hít thở sâu 3 lần.

Vài Lưu Ý Quan Trọng

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, để việc luyện tập bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống không trở nên quá sức, bạn cần lưu ý:

– Luyện tập từ ít đến nhiều, phù hợp với tình trạng sức khỏe và thời gian. Tập nhiều hơn có thể dẫn tới tình trạng đau tăng lên và khiến cho bệnh nhân sợ tập.

– Nên duy trì tập đều đặn, khoảng 15 phút mỗi ngày

– Tránh luyện tập khi đang có đợt viêm đau cấp.

– Nếu đã từng bị đau lưng hay các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như loãng xương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.

19/05/2018

Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.

19/05/2018

Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …

19/05/2018

Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.

19/05/2018

Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Xem nhiều

Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.

Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này. 

Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.

Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.