Vẹo cột sống là tình trạng đường cong sinh lý của cột sống thay đổi, các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Biểu hiện rõ nhất là hai vai mất cân đối, xương bả vai nhô ra, xương sườn lồi lên hoặc có thể bị gù.
Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trẻ em sinh ra đã có tật cong vẹo cột sống bẩm sinh. Ở tuổi học sinh, một số trẻ ngồi học sai tư thế (bàn ghế không phù hợp với chiều cao), mang cặp sách lệch sang một bên, tư thế xấu trong thời gian dài có thể gây ra vẹo cột sống. Nhiều trường hợp khác không xác định được nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng. Đặc biệt với trẻ nhỏ có thể thay đổi rõ rệt về tư thế và ngoại hình, chậm phát triển chiều cao. Về lâu dài, nếu độ cong vẹo tiếp tục tăng lên trên 75 độ sẽ ảnh hưởng đến ngực, khung chậu, gây chèn ép dây thần kinh, tim, phổi và gan.
Điều trị cong vẹo cột sống là một quá trình phức tạp cần có sự kết hợp giữa việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa và việc luyện tập hằng ngày để nắn chỉnh tư thế đúng. Các bài tập chữa vẹo cột sống đơn giản sau đây sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh vẹo cột sống, hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu nhé.
NGUYÊN NHÂN BỆNH VẸO CỘT SỐNG
Vẹo cột sống thường do bẩm sinh. Vẹo cột sống bẩm sinh do các nguyên nhân sau:
Khi bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
+ Do bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.
+ Hoặc người mẹ khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
+ Trong suốt quá trình mang thai, ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống.
+ Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của đứa bé.
+ Cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh.
+ Cấu tạo não và tủy sống bất thường.
+ Đối với trẻ em: Do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp cũng là những lý do của vẹo cột sống ở trẻ em.
TRIỆU CHỨNG BỆNH VẸO CỘT SỐNG
Những triệu chứng lâm sàng có thể nhận viết được đối với bệnh vẹo cột sống như sau:
+ Quan sát phần bả vai: Hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt: độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
+ Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.
+ Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.
+ Cơ thể mất cân đối: Nếu lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên.
+ Vẹo cột sống cổ có thể làm cố bị kéo lệch về một bên.
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VẸO CỘT SỐNG
Để chẩn đoán chính xác vẹo cột sống, cần thực hiện các phương pháp sau:
Khám lâm sàng: xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của vẹo cột sống.
Cận lâm sàng:
+ Chụp X quang: để đánh giá các đốt sống và cột sống. Dùng phương pháp Cobb để đo độ vẹo cột sống.
+ Chụp cộng hưởng từ: để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.
+ Chụp cắt lớp vi tính: cho hình ảnh xương và cấu trúc bên trong cột sống một cách rõ ràng.
+ Diện chẩn: kiểm tra sự dẫn truyền của các dây thần kinh và tủy sống.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG CONG VẸO CỘT SỐNG
Xương bị cong dần khi phát triển có thể không gây đau đớn và không cần điều trị. Đối với các tình trạng cong vẹo gây đau đớn và biến dạng cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Mặc dù không có thủ thuật y tế hay chế độ ăn uống tập luyện nào có thể tự chữa được chỗ cong vẹo, bác sĩ vẫn sẽ chỉ định thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm cho bạn nếu bạn không thể chịu nổi cơn đau.
Bác sĩ sẽ chụp X-quang thường xuyên để theo dõi quá trình cong vẹo cột sống và có thể dùng dây nẹp để ngăn chỗ cong vẹo bị nặng hơn nhưng không thể chữa được chỗ đã bị cong vẹo. Dây nẹp có thể ngăn việc cần đến phẫu thuật khoảng 70% cho trẻ.
Khi chỗ cong phát triển hoặc gây đau dữ dội, bạn phải được phẫu thuật nối lại đốt sống lưng. Trước khi đề nghị phẫu thuật, bác sĩ phải kiểm tra chắc chắn rằng đau lưng không phải do bệnh khác gây ra.
Các bài tập rèn luyện và kích thích cơ bằng điện không giúp ích cho người bị chứng cong vẹo cột sống.
6 BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA VẸO CỘT SỐNG ĐƠN GIẢN MÀ HIỆU QUẢ
Tư thế chuẩn bị: ngồi xuống, 2 chân duỗi thẳng và áp sát, đồng thời đưa 2 tay ra phía trước, song song với chân.
Tiến hành: Bắt đầu đưa 2 tay ra trước, chạm các ngón chân, lưng gập. Giữ trong khoảng 10 giây. Thực hiện 10 lần.
Mục tiêu của bài tập này sẽ giúp kéo dãn các cơ bên lõm của đường cong, cải thiện độ mềm dẻo của cột sống
Tư thế chuẩn bị: Ngồi trên ghế
Thực hiện lại mỗi động tác 10 lần
Động tác 1: Xoay người với lấy đồ vật ở phía đối diện với phía lõm của đường cong cột sống. Thực hiện lại 10 lần.
Động tác 2: Ngồi trên ghế, giơ cao tay ở bên phần vai thấp, tay kia bám vào mép ghế. Giữ tư thế này trong vài giây.
Tư thế ban đầu: quỳ bốn điểm
Thực hiện: Đưa một tay bên lõm của đường cong cột sống lên phía trước. Đồng thời, đưa chân phía đối diện tay lên theo cùng lúc. Không dịch chuyển vị trí thân mình. Giữ tư thế này trong vài giây. Thực hiện 10 lần.
Tư thế ban đầu: Ngồi theo kiểu thiền Ấn Độ
Thực hiện: giữ một trái bóng trên đầu, nâng thẳng lên. Lưu ý: bạn nên chắc chắn khuỷ tay bạn chạm vào tường. Làm vài lần.
Bước 1: Đứng thẳng để cho đầu, vai và lưng dựa vào tường, gót chân cách tường 3 inch
Bước 2: Thư giãn đầu gối và cong vùng xương chậu
Bước 3: Di chuyển qua lại nhưng vẫn giữ độ cong. Cố gắng tập luyện để tạo thành thói quen mà không cần sử dụng tường.
Tư thế ban đầu: đặt gối dựa sau lưng, ngả lưng ra gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay đặt dưới cơ hoành.
Thực hiện: Bắt đầu hít sâu vào và thở ra từ từ. Làm 10 lần.
Các bài tập hỗ trợ chữa vẹo cột sống trên đây khá đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn, thực hiện đúng động tác. Ngoài ra để điều trị dứt điểm chứng cong vẹo cột sống, chúng nên phát hiện các dấu hiệu bất thường ở cột sống ngay từ sớm và chữa trị kịp thời.
CÁC BÀI TẬP PHÒNG NGỪA CHỨNG VẸO CỘT SỐNG
Bài tập 1:
Bước 1: Để thực hiện bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống này, bạn cần nằm ngửa với đầu gối uốn cong và bàn chân phẳng, áp sát mặt sàn. Đặt tay lên phần trên của mặt trước ngực, thở vào thật sâu qua mũi và sau đó thở ra càng nhiều càng tốt. Đẩy xương sườn của bạn lên chống lại bàn tay khi bạn thở. Lặp lại bài tập 5 lần. Bạn có thể làm động tác này bất cứ lúc nào ở một vị trí nằm hoặc ngồi. Bài tập này sẽ giúp bạn tập trung vào di chuyển xương sườn và điều hòa hơi thở của bạn.
Bước 2: Dùng 2 tay ôm gối, nâng một chân sát ngực. Giữ khoảng 15 – 30 giây.
Bước 3: Thực hiện tương tự với chân kia.
Bước 4: Thực hiện cùng lúc với cả 2 chân.
Với mỗi động tác thực hiện 3 – 5 lần.
Bài tập 2:
Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà
Bước 2 và 3: Giữ vai cố định, uốn cong đầu gối của bạn và lăn từ từ vào một bên, giữ cho bàn chân trên sàn nhà và đầu gối trên thấp hơn đầu gối trực tiếp tiếp xúc với sàn. Giữ tư thế như vậy trong khoảng 5 đến 10 giây. Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần mỗi bên.
Bài tập 3:
Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà
Bước 2: Giữ chắc vai trên mặt sàn, ngả đầu gối đang gấp sang một bên. Giữ trong 5 đến 10 giây. Quay trở lại vị trí ban đầu.
Bước 3: Lặp lại với bên kia. Lặp lại mỗi động tác 2 – 3 lượt, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.
Bài tập 4:
Bước 1: Nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà
Bước 2: Cong lưng nâng xương chậu và thắt lưng khỏi sàn, sao cho có cảm giác xương mu hướng về phía bàn chân. Giữ tư thế ấy trong 5 – 10 giây, sau đó giảm xuống từ từ.
Bước 3: Trở về trạng thái ban đầu. Sau đó lại tiếp thực hiện như bước 2. Khởi đầu làm 5 lần mỗi ngày, sau đó bạn có thể tăng lên đến 30 lần hoặc hơn.
Bài tập 5:
Ở bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống cuối cùng, bạn cũng thực hiện động tác nằm ngửa với chân gấp và lòng bàn chân đặt trên trên sàn nhà giống như các bài tập khác.
Tiếp theo, giữ vai và đầu thoải mái trên sàn nhà, thắt chặt các cơ bụng và cơ mông. Sau đó ưỡn lưng xuống dưới, nâng hông lên để tạo thành một đường thẳng từ đầu gối đến vai. Giữ tư thế trong 5 – 10 giây sau đó trở về trạng thái ban đầu. Lặp lại khởi đầu 5 lần, sau đó có thể tăng lên
Bước cuối, cố gắng cong lưng của bạn lên, đồng thời hạ mông xuống, giữ đủ để hít thở sâu 3 lần.
Vài Lưu Ý Quan Trọng
Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, để việc luyện tập bài tập phòng ngừa chứng vẹo cột sống không trở nên quá sức, bạn cần lưu ý:
– Luyện tập từ ít đến nhiều, phù hợp với tình trạng sức khỏe và thời gian. Tập nhiều hơn có thể dẫn tới tình trạng đau tăng lên và khiến cho bệnh nhân sợ tập.
– Nên duy trì tập đều đặn, khoảng 15 phút mỗi ngày
– Tránh luyện tập khi đang có đợt viêm đau cấp.
– Nếu đã từng bị đau lưng hay các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như loãng xương, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
Hoàng Quyên
Như các bạn đã biết thịt lợn là một món ăn thường gặp trong mỗi gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, kho, nướng, xào … Vậy hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn bí quyết hầm thịt lợn với thuốc bắc vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng nhé.
Sữa chua là một món tráng miệng quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là phái nữ vì những công dụng mà nó mang lại. Không chỉ rất tốt cho sức khỏe, mà sữa chua còn giúp bạn có vóc dáng đẹp cùng làn da mịn màng.
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể bạn. Mỗi ngày một người trung bình hít thở khoảng 20000 lần. Thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, xơ nang, viêm phổi,…
Chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn thật nhiều rau củ quả, đặc biệt là trái cây. Trái cây chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất cùng nhiều chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều trái cây sẽ giúp thải độc trong cơ thể, thúc đẩy đường tiêu hóa hoạt động trơn tru, giúp da sáng mịn và đặc biệt không lo thiếu chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Trong các loại trái cây thì dâu tằm cũng góp phần đem lại cho con người rất nhiều công dụng về sức khỏe. Vì dâu tằm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành các loại thực phẩm, thức uống khác nhau như: mứt, kẹo hay siro, nước ép dâu tằm,…với màu sắc hấp dẫn và hương thơm đặc trưng của dâu tằm đã khiến nhiều chị em thích mê với loại quả này.
Món nộm với thịt bò mềm, vị đậm đà chua cay xen kẽ với vị thơm của rau, sả và các loại rau củ rất hấp dẫn vị giác. Nó là một lựa chọn vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn cho nhiều người.
Cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở rất nhiều phụ nữ. Chị em đang vất vả để tống khứ những lớp mỡ thừa bằng cách ăn kiêng hay nhịn ăn, luyện tập những bài thể dục khổ cực nhưng những cách đó không những không giảm cân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúng ta vẫn thường cho rằng các loại hạt, ngũ cốc vốn chứa nhiều Carbohydrate (carbs) nên chúng là thực phẩm giúp tăng cân. Nhưng bạn có biết, nhiều loại ngũ cốc có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể hoàn hảo, hỗ trợ tuyệt vời trong chế độ giảm cân.
Lẩu nấm có vị thanh mát và rất dễ ăn cho tất cả mọi người mà còn là loại thuốc quý trong việc chăm sóc sức khỏe cho cơ thể mỗi chúng ta.
Ngày nay, lẩu cá chua cay không chỉ được biết đến là đặc sản miền Tây mà còn trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt ở khắp các vùng miền. Nước lẩu chua cay hòa quyện cùng thịt cá mềm thơm rất thích hợp để dùng kèm với cơm hoặc bún.