Ung thư da ở trẻ em là một căn bệnh viêm da với tình trạng phát triển bất thường của các tế bào da. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là da có nổi sần, thô ráp, rộp đỏ, chảy máu và bị lở loét. Đặc biệt khi bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể sẽ xuất hiện các vết bỏng nắng, tấy đỏ, gây cho bé cảm giác rát buốt, khó chịu. Lúc này, các mẹ cần lưu ý phân biệt những biểu hiện ấy không phải là cháy nắng. Các triệu chứng của ung thư da khác hoàn toàn với cháy nắng thông thường.
Ung thư da ở trẻ em là một căn bệnh viêm da với tình trạng phát triển bất thường của các tế bào da. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là da có nổi sần, thô ráp, rộp đỏ, chảy máu và bị lở loét.
Đặc biệt khi bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể sẽ xuất hiện các vết bỏng nắng, tấy đỏ, gây cho bé cảm giác rát buốt, khó chịu. Lúc này, các mẹ cần lưu ý phân biệt những biểu hiện ấy không phải là cháy nắng. Các triệu chứng của ung thư da khác hoàn toàn với cháy nắng thông thường.
Trên da của mỗi người luôn có một lớp biểu bì, được xem như một lớp che chắn bảo vệ da.
Khi các tế bào ung thư xâm nhập vào bên trong lớp biểu bì, chúng sẽ ngăn chặn quá trình sản xuất những tế bào da mới. Từ đó gây nên tình trạng ung thư da ở trẻ em.
Ung thư da tế bào đáy thường xuất hiện ở vùng mặt, tai hoặc da đầu của bé. Biểu hiện thường gặp của bệnh là xuất hiện một vết sẹo bằng phẳng có màu nâu hoặc sậm hơn màu da xung quanh. Đồng thời kèm theo một vết sưng như hình viên ngọc trai.
Khi Da tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư da. Do đó, việc bảo vệ làn da cho trẻ trong khi vui chơi ngoài trời, đặc biệt là trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết.
Theo tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ), các bậc phụ huynh không được để cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì mức độ melanin trong làn da của trẻ rất thấp.
Melanin là một hợp chất tạo nên sắc tố da, mái tóc và đôi mắt nhằm bảo vệ làn da chống lại ánh nắng mặt trời. Điều này có nghĩa là làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời gây ra.
Như vậy, các chuyên gia thuộc tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) khuyến cáo, các bậc phụ huynh chỉ nên đưa trẻ sơ sinh đi dạo trong xe đẩy trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, vì lúc này bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời ở mức thấp nhất.
Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng nên được mặc quần áo mỏng dài tay, dài chân, cổ cao để che chắn cổ và khuôn mặt, đội mũ rộng vành để bảo vệ đôi tai.
Khi trẻ sơ sinh được đi du lịch bằng xe hơi, bạn cần phải che cửa sổ xe hơi bằng tấm chắn phim UV để giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Trong khi kem chống nắng được coi biện pháp tốt để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, nhưng nó không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi vì làn da của trẻ sơ sinh phát triển chưa ổn định nên rất nhạy cảm.
Việc tiếp xúc với hóa chất trong kem chống nắng có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ gây bất lợi cho làn da của trẻ, tiến sỹ Hari Cheryl Sachs, bác sĩ nhi khoa thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết.
Bà còn nói thêm, để bảo vệ làn da của trẻ chống lại bệnh ung thư da, cách tốt nhất là bạn nên để trẻ luôn ở trong bóng râm nếu có thể.
Các chuyên gia thuộc tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết, kem chống nắng chỉ có thể được áp dụng an toàn đối với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Nên bôi kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi trẻ ra nắng, bôi lại sau mỗi 2 tiếng sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi.
Lưu ý rằng, kem chống nắng phải có chỉ số chống nắng (SPF) tối thiểu là 15 trở lên.
Ngoài ra, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên cũng nên đeo kính mát để ngăn chặn 99 - 100% các tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Đối với các trẻ em lớn hơn, việc bảo vệ các em chống lại ánh nắng mặt trời có thể trở nên khó khăn, vì bé hoạt động vui chơi ngoài trời nhiều, khả năng không tuân theo các yêu cầu để đội một chiếc mũ hoặc đeo kính mát...
Tuy nhiên, chúng ta cần phải giáo dục các em phải có ý thức bảo vệ làn da của mình ngay khi ở nhà và ở trường học.
Các biện pháp chống nắng bao gồm mặc quần áo dài tay, dài chân, đội mũ rộng vành, đeo kính râm, luôn trú ẩn ở những khu vực có bóng mát, uống nhiều nước và bôi kem chống nắng thường xuyên.
Nếu các em ở độ tuổi thiếu niên cho rằng việc chống nắng bằng quần áo bảo hộ là không đẹp và hợp thời trang, các bậc phụ huynh nên chọn những bộ cánh hợp “mốt” mà vẫn đảm bảo việc chống nắng và phòng ngừa ung thư da cho trẻ một cách hiệu quả.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…