Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em và là vấn đề các bậc phụ huynh hoang mang không biết phải làm gì để khắc phục tình trạng này cho con.
Chia sẻ về vấn đề này, Ths.Bs Lương Văn Chương (Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanhpon) cho biết hẹp bao quy đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý. Đây là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu.
Bác sĩ Chương cũng nhấn mạnh, nhiều người có suy nghĩ nong hoặc cắt bao quy đầu sớm cho trẻ sẽ làm cho dương vật phát triển tự do, kích thước sau này to hơn là hoàn toàn sai lầm. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây đến viêm nhiễm nhưng chỉ cần điều trị đúng cách mà không cần thiết phải nong, cắt bao quy đầu cho trẻ.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em, dưới đây bác sĩ Chương sẽ có những chia sẻ chi tiết hơn.
Hẹp Bao Quy Đầu Sinh Lý
Hẹp bao quy đầu sinh lý là tình trạng bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh (96%) đều có hẹp bao quy đầu sinh lý.
1 tuổi giảm xuống còn 50% và đến 3 tuổi, tỷ lệ này giảm dần xuống còn 10%. Khi trẻ 14 tuổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 1% và khi trẻ lớn sẽ tự khỏi.
Cách điều trị:
Sau 1 tuổi nếu bố mẹ vẫn thấy bao quy đầu của con hẹp thì chỉ cần bôi thuốc Betamethason ngày 1 lần. Việc bôi thuốc này thực hiện trong 4 tuần, tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ sẽ khỏi. Lưu ý, bố mẹ nên bôi sau khi tắm buổi chiều cho con để thuốc ngấm được nhiều nhất.
Hẹp Bao Quy Đầu Bệnh Lý
Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thực sự vì có sẹo xơ, hình thành do viêm nhiễm hoặc do cố gắng quá mạnh để nong bao quy đầu trước đó.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do lỗi của bố mẹ hay thầy thuốc.
– Hẹp bao quy đầu bẩm sinh là sinh trẻ có bao quy đầu quá hẹp, da quy đầu quá dài. Hẹp bệnh lý sẽ không thể chữa trị được.
– Còn hẹp bao quy đầu do lỗi của bố mẹ hay thầy thuốc bắt nguồn từ sự hiểu biết chưa đúng của một số bác sĩ. Trong khi trẻ ở độ tuổi hẹp sinh lý, bố mẹ đã vội vã đưa con đến bác sĩ và các bác sĩ đã vội vã nong, tách bao quy đầu từ đó biến hẹp sinh lý thành hẹp bệnh lý.
Khi đó, trẻ sẽ khóc thét, máu me, tổn thương và để lại sẹo. Điều này càng làm trầm trọng hơn vì hẹp bệnh lý sẽ khó điều trị hơn, chỉ có cách duy nhất là mổ. Chính bởi vậy, bố mẹ nên cân nhắc, đừng quá vội vàng đi nong hoặc cắt bao quy đầu cho trẻ.
Khi Nào Nên Đưa Trẻ Đi Bệnh Viện ?
Trẻ bị hẹp bao da quy đầu thường có những biểu hiện tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu, tia tiểu bắn xa. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu do phần chít hẹp làm lỗ tiểu của bé nhỏ cản trở bài xuất nước tiểu. Điều này làm bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy. Thậm chí khi tiểu ra, nước tiểu rất đục và hôi, khiến trẻ có thói quen hay sờ mó và nghịch “cậu nhỏ”.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu và dịch nhầy của đường tiết niệu đọng ở nếp da quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm đường tiết niệu, có thể ảnh hưởng và gây nhiều biến chứng không tốt.
Lời Khuyên Của Bác Sĩ
– Hẹp bao quy đầu nếu không có vấn đề gì sẽ tự khỏi bởi vậy bố mẹ chỉ cần đưa con đi khám khi quy đầu quá dài, quá hẹp, đái phồng, cặn bẩn, viêm nhiễm.
– Bố mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi điều trị hẹp bao quy đầu.
– Khi trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể bôi thuốc Betamethason và tham vấn bác sĩ. Còn đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay bởi lúc này nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
Hoàng Quyên
Viêm màng não mủ do Haemophilus inuenzae type B (Hib) gây ra là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Cứ 20 trẻ bị viêm màng não mủ do Hib sẽ có 1 trẻ tử vong, ngay cả khi được điều trị kịp thời. Bệnh lây lan nhanh, một số trẻ mang vi trùng Hib nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nên dễ phát tán ra cộng đồng.
Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus cúm A là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người, với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Với các triệu chứng khó thở, thở gấp, khạc đờm đặc lẫn máu, dẫn đến nguy cơ viêm phổi cấp, thiếu oxy, đe dọa tính mạng người bệnh. Trẻ em, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu cần chủ động phòng ngừa chủng virus cúm nguy hiểm này.
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi thì trẻ sẽ bước vào giai đoạn mọc răng và quá trình mọc răng sẽ hoàn thiện hết khi đến 3 tuổi. Trong giai đoạn mọc răng của bé thì sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe kèm theo ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng của trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị kiến thức đầy đủ để chăm sóc và đề phòng, tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ khi mọc răng là điều hết sức quan trọng.
Đối với các bà mẹ bỉm sữa, hăm tã luôn là nỗi ám ảnh thường trực. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng tình trạng này có thể khiến bé yêu trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon… Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời. Làm thế nào để khắc phục nhanh vấn đề hăm tã giúp bé luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu? Nếu bạn đang có những băn khoăn này, hãy xem tiếp những chia sẻ của Thuocthang.com.vn để biết thêm một số cách trị hăm tã cho bé vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư. Ở các nước phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ho là một trong những bệnh khá phổ biến trong độ tuổi của các bé từ 0-6 tuổi – độ tuổi có sức đề kháng yếu nhất. Các cơn ho kéo dài, vừa dứt tuần trước, tuần sau lại tái lại. Thông thường khi thời tiết chỉ cần thay đổi trở lạnh thì các bé rất dễ mắc các chứng cảm cúm, ho, viêm họng, sổ mũi, …