Khi tuổi tác đã cao những người già thường cảm thấy mình không còn có ích cho xã hội, cảm thấy tự ti, cô đơn kèm theo sức khoẻ ngày càng giảm sút nên rất dễ khiến người già trở nên trầm cảm. Bệnh trầm cảm ở người già rất khó phát hiện, do một số người thường có quan niệm sai lầm bệnh trầm cảm là ” bệnh tuổi già” nên bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh trầm cảm ở người già thường xuất phát do hai nguyên nhân chính là do các quá trình lão hoá của cơ thể và do tâm lý xã hội.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Trầm cảm khiến chúng ta đổ lỗi cho bản thân vì những sự việc đã xảy ra, những việc bạn có liên quan và thậm chí là không phải là trách nhiệm của bạn. Khi mắc chứng trầm cảm bạn sẽ luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tiêu cực, bạn nhìn mọi thứ đều trở nên xám xịt và không có lối thoát.
– Những trải nghiệm buồn: Trầm cảm ở gười cao tuổi có thể xuất phát từ những kỉ niệm không vui trong quá khứ, ví dụ cái chết của một người thân. Người bị trầm cảm không thể thôi suy nghĩ về nỗi buồn ấy, họ không thể vượt qua nỗi đau và chìm đắm vào cảm giác đau khổ ấy từng giờ, từng phút, từng ngày. Phụ nữ thường nhạy cảm và khó vượt qua nỗi đau nhưng đàn ông lại khó giãi bày và cứ giữ những kỉ niệm buồn vào trong lòng thay vì san sẻ điều đó với mọi người.
– Gặp phải những khó khăn lớn: Khi vấp phải những khó khăn lớn trong cuộc sống như thất nghiệp, trục trặc trong tình yêu, hôn nhân, bị phản bội hay tổn thương về danh dự, tình cảm đều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở người cao tuổi. Khi phải đối mặt với những khó khăn này, những người có xu thế trầm cảm cảm thấy bản thân bất lực, không thể vượt qua khó khăn, thậm chí họ tìm cách tránh đối mặt trực tiếp với những khó khăn đang diễn ra trước mắt.
– Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lí
– Ốm đau: Trầm cảm ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh ốm triền miên và ngược lại. Hoặc bạn được chuẩn đoán mắc một bệnh nan y nào đó, cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến bạn bị trầm cảm.
– Thuốc: Uống một số loại thuốc cũng có thể gây ra trầm cảm.
CÁC DẤU HIỆU CỦA BÊNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Ngoài việc cảm thấy buồn chán và tâm trạng đi xuống thì trầm cảm ở người cao tuổi còn có những biểu hiện sau:
– Không còn đam mê với những sở thích thường ngày. Có thể lúc trước bạn yêu thích nghe nhạc, chơi thể thao, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh, v..v Nhưng bỗng một thời gian bạn không còn hứng thú với những sở thích này, bạn bỏ bê và không có kế hoạch tiếp tục với những thú vui đó nữa.
– Trầm cảm ở người cao tuổi còn khiến họ cảm thấy mệt mỏi không lí do, đơn giản là bạn cảm thấy mệt và không muốn làm bất cứ điều gì. Những việc nhỏ nhặt khiến bạn cảm thấy rất cực nhọc mới hoàn thành.
– Mất cảm giác ngon miệng và bị giảm cân cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở người cao tuổi
– Cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái
– Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân và thường lo lắng quá mức cần thiết cho những việc nhỏ nhặt cũng có thể xuất phát từ bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.
– Tránh mặt mọi người, không thích giao lưu, gặp gỡ.
– Nhạy cảm và hay cáu gắt với mọi người vô cớ.
– Khó ngủ, dậy sớm hơn 1 đến 2 giờ so với thông thường và khó có thể tiếp tục giấc ngủ.
– Mất tự tin vào bản thân
– Không thể tập trung vào việc gì
– Có cảm giác hoảng sợ
– Cảm thấy tồi tệ và có cảm giác tội lỗi. Bạn bám víu vào những việc đã xảy ra trong quá khứ và thường phóng đại mọi chuyện lên quá mức.
– Nghĩ tới chuyện tự tử , tại một thời điểm nào đó những người mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng thường sẽ tới việc kết thúc tất cả.
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI HIỆU QUẢ NHẤT
1. Điều Trị Trầm Cảm Mức Độ Nhẹ Ở Người Cao Tuổi
Việc điều trị bệnh trầm cảm ở người già có thể bắt đầu bằng việc bác sĩ đánh giá các thuốc đang uống của người bệnh. Thông thường, họ sẽ điều chỉnh hoặc dừng một số loại thuốc. Nếu cần điều trị thêm, bác sĩ giới thiệu họ đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:
- Điều trị tâm lý xã hội: Liệu pháp kết nối xã hội là bước rất quan trọng đối với nhiều người cao tuổi vì có thể giúp họ bớt cô đơn, như tham gia một buổi tập thể dục nhịp điệu theo nhóm, đi bộ hoặc bơi lội.
- Liệu pháp nói chuyện: Tâm lý trị liệu hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể được bác sĩ thử trước khi dùng đến thuốc. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có tác dụng như thuốc điều trị trầm cảm nhẹ ở người cao tuổi. Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện giúp thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực bằng những hành vi tích cực.
Nhóm hỗ trợ cộng đồng. Ngoài việc điều trị, người cao tuổi cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng như đi làm tình nguyện hoặc tập thể dục.
2. Điều Trị Trầm Cảm Mức Độ Vừa Và Nặng Ở Người Cao Tuổi
Khi các liệu pháp nói chuyện và hỗ trợ cộng đồng không giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác điều trị bệnh trầm cảm ở người già bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp sốc điện (ECT). Những liệu pháp này hầu như luôn được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý và hỗ trợ:
- Thuốc Chống Trầm Cảm: Các thuốc chống trầm cảm đầu tay được sử dụng cho trầm cảm ở người cao tuổi thường là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). SSRI hoạt động bằng cách tăng hóa chất não chống trầm cảm, nhưng chúng cũng có thể gây loãng xương và khiến người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương hông. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng liều thấp khi bắt đầu và tăng liều từ từ cho người cao tuổi.
- Liệu pháp sốc điện ECT: Phương pháp điều trị này đã được chứng minh là rất hữu ích cho chứng trầm cảm nặng ở người cao tuổi khi các phương pháp điều trị trầm cảm khác không có hiệu quả. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất trí nhớ.
Đối với người mới bị trầm cảm đầu tiên, việc điều trị nên tiếp tục từ 6 tháng đến một năm sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Đối với một người cao tuổi bị trầm cảm nhiều lần, việc điều trị trầm cảm có thể cần được tiếp tục trong vài năm.
Điều quan trọng là người cao tuổi và người chăm sóc của họ phải hiểu rằng các triệu chứng trầm cảm không phải là một phần bình thường của lão hóa. Sự kết hợp giữa trầm cảm và lão hóa có thể khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhưng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi cũng có thể điều trị được như bệnh trầm cảm ở các nhóm tuổi khác.
Hoàng Quyên
Các loại vitamin và khoáng chất là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người cao tuổi cần ăn đầy đủ thực phẩm và cung cấp các chất dinh dưỡng để duy trì một sức khỏe tốt.
Ở người cao tuổi thì chán ăn thường có nhiều lý do, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, người cao tuổi cần được chăm sóc về dinh dưỡng thật tốt.
Ở người cao tuổi, hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu quả hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già. Và nguy cơ mắc các bệnh lý là rất cao, vì vậy người cao tuổi cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng.
Hiên nay, bệnh Gút (Gout) là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ ăn uống hợp lý và một cuộc sống lành mạnh luôn đi đôi với nhau. Đặc biệt là đối với người cao tuổi, Nếu thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, người cao tuổi sẽ có sức khỏe tốt, thoải mái về tinh thần và tự tin.
Những bài tập thể dục buổi sáng cho người cao tuổi như đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh... giúp rèn luyện sức khỏe, tránh những bệnh lý nguy hiểm và vấn đề tăng cân không còn khó khăn như trước nữa.
Khi cơ thể già nua, thoái hóa thì hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa,… và tinh thần cũng bị lão hóa, cùng với đó là những biểu hiện thay đổi rõ rệt về suy nghĩ, lối sống và cách giải quyết vấn đề.
Nếu muốn các bậc sinh thành khỏe mạnh, bạn hãy gợi ý họ thử thực hiện những bài tập dưỡng sinh tại nhà. Các bài tập thể dục dưỡng sinh không chỉ giúp người lớn tuổi cải thiện sự linh hoạt của cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị bệnh đấy.
Sữa là một nguồn dưỡng chất dồi dào và là một loại thực phẩm cần thiết trong cuộc sống. Sữa có công dụng rất lớn đối với trẻ nhỏ, không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng mà còn bổ sung năng lượng cần có cho cơ thể trẻ.
Tuy nhiên, nhiều người thường ưu tiên chọn sữa cho trẻ nhỏ mà quên rằng những người lớn tuổi cũng cần tới loại thức uống này. Nếu bạn đang có thắc mắc về việc người cao tuổi nên uống sữa gì? chọn sữa cho người cao tuổi theo tiêu chí nào là hợp lý? thì bài viết sau của Thuocthang.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất.
Tuổi cao, đồng nghĩa với sức khỏe giảm dần, môi trường tương tác hàng ngày cũng bị thu hẹp nên nhu cầu bức thiết của người cao tuổi chính là giao tiếp và tập luyện. Người cao tuổi thường lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện, sở thích, khả năng của mình. Ngoài việc nâng cao sức khỏe, đây còn là môi trường tốt để người cao tuổi giao lưu, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.