Vitamin B12 (hay còn gọi là Cyanocobalamin) là một trong những vitamin thiết yếu cho việc sản xuất hồng cầu cho cơ thể. Loại vitamin này hỗ trợ chức năng của các tế bào thần kinh, giúp sản xuất myelin tăng cường hoạt động của tế bào thần kinh. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra tầm quan trọng của vitamin B12 trong quá trình sao chép ADN.
Nếu không cung cấp vitamin B12, hoạt động trí não và hệ tuần hoàn của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, việc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin B12 rất quan trọng. Cùng tìm hiểu xem các nguyên nhân và những dấu hiệu cơ thể có khả năng thiếu hụt loại vitamin quan trọng này nhé.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THIẾU HỤT VITAMIN B12
Thiếu vitamin B12 có thể do các yếu tố khác nhau, trong đó các triệu chứng thường gặp nhất là: Thuốc kháng acid ảnh hưởng đến sự trung hòa vitamin B12 vì cơ thể cần đủ axit dạ dày để hấp thụ nó; Nitrous Oxide, còn được gọi là khí cười, phá hủy vitamin B12 trong cơ thể; Uống nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm 15% nồng độ vitamin B12; Phẫu thuật giảm cân bằng cách thu nhỏ dạ dày làm thay đổi cơ chế tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin B12; Vi khuẩn HP phá hủy các tế bào dạ dày mà tạo ra "yếu tố nội tại" cần thiết để hấp thu vitamin B12
CÁC DẤU HIỆU CƠ THỂ THIẾU VITAMIN B12
Vitamin B12 là loại vitamin quan trọng trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 sẽ có tác động không tốt đến thần kinh, suy giảm trí nhớ, và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó, hãy xem cơ thể mình có xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo dưới đây không, để mau chóng bổ sung loại vitamin cần thiết này.
1. Suy Nhược, Chóng Mặt Và Mệt Mỏi
Theo Giám đốc Chăm sóc sức khỏe tại Viện Sức khỏe – Bệnh viện Cleveland, Michael Roizen, suy nhược và mệt mỏi là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc thiếu hụt vitamin B12. Khi nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Kết quả là bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức và thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.
Nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng này với các triệu chứng xảy ra do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn ngày càng tồi tệ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu của bạn.
2. Bề Mặt Lưỡi Mịn Và Bóng Láng
Khoảng một nửa số người thiếu hụt vitamin B12 thường ít có cảm giác gai vị giác (papillae) ở bề mặt lưỡi. Khi ấy, bạn cảm giác hơi đau rát vùng lưỡi, vị giác giảm sút. Thậm chí, khi bạn ăn thực phẩm cay cũng không có cảm giác gì.
3. Cơ Thể Có Cảm Giác Như Kim Châm
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, tế bào thần kinh có thể bị hủy hoại. Điều này khiến cho bạn có cảm giác như kim châm ở tay và chân. Theo giáo sư Joshua Miller, chuyên gia dinh dưỡng học tại Đại học Rutgers của Mỹ: “Cảm giác này sẽ kéo dài liên tục nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết”.
4. Cơ Thể Mất Thăng Bằng
Nếu các tế bào thần kinh không được bảo vệ bởi vitamin B12, các dây thần kinh ở tủy sống (đoạn nối dài tới tứ chi) có thể yếu đi, khiến cơ thể không đứng vững được. Nếu không mang giày cao gót mà vẫn vấp té thường xuyên thì hãy xem chừng cơ thể bạn đang thiếu vitamin B12 đấy.
5. Khó Thở
Một trong những tình trạng sinh lý mà bạn có thể gặp phải khi cơ thể thiếu hụt B12 chính là khó thở khi gắng sức. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Việc thiếu hụt loại vitamin này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, khó thở, rát lưỡi hoặc các triệu chứng khác do thiếu vitamin B12, hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
6. Chứng Hay Quên Xảy Ra Thường Xuyên
Các tế bào thần kinh bị tổn hại có thể khiến bạn hay quên, đầu óc mơ hồ, lộn xộn. Nếu bạn đột nhiên quên tên một quán ăn yêu thích, hoặc quên vị trí chìa khóa thường xuyên, bạn nên bắt đầu đi kiểm tra tổng quát. Nếu để tình trạng thần kinh bị tổn thương lâu dài, bệnh lý có thể phát triển nhanh hơn và tình thế không đảo ngược được. Về lâu dài, bạn có khả năng mắc bệnh mất trí nhớ mãn tính, theo giáo sư Miller.
7. Bạn Bị Stress Và Thường Xuyên Gắt Gỏng
Thiếu hụt vitamin B12 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, khiến bạn thường xuyên bị căng thẳng và lo âu. Nguyên nhân là do nồng độ thấp vitamin B12 ảnh hưởng lên việc sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng như serotonin và dopamine.
8. Các Vấn Đề Về Mắt / Hỏng Thần Kinh Thị Giác:
Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến giảm thị lực và nghiêm trọng hơn là bệnh thần kinh thị giác. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là vì vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Giảm thị lực có thể dự đoán được ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc những người không tiêu thụ bất kỳ sản phẩm động vật nào.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, sự kết hợp của vitamin E, DHA và vitamin B12 sẽ giúp cải thiện thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp. Nhìn chung, việc bổ sung B12 trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây đục thủy tinh thể và giảm thị lực.
9. Da Nhợt Nhạt
Bỗng thấy làn da hồng hào của mình trở nên nhợt nhạt hay đổi màu vàng thì nguyên nhân có thể là do cơ thể đang thiếu vitamin B12. Với sự thiếu hụt này, các tế bào hồng cầu dễ dàng bị phá vỡ, từ đó làm giải phóng các sắc tố bilirubin làm cho da bị đổi màu.
10. Táo Bón, Đầy Hơi Và Chán Ăn
Có nhiều nguyên nhân ra gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc đầy hơi và thiếu vitamin B12 chính là một trong số đó. Nếu không điều trị, thiếu hụt B12 có thể dẫn đến táo bón mãn tính, khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và chán ăn. Hàm lượng vitamin thấp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ gây táo bón, bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12.
Hầu hết những người bị thiếu B12 đều thiếu yếu tố nội tại – một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12. Nó gắn vào B12 và đưa chúng vào ruột. Nếu thiếu loại protein này, hệ tiêu hóa của bạn không thể hấp thu B12 được. Trong trường hợp đó, bạn chỉ có thể điều trị bằng cách tiêm bổ sung loại vitamin thiết yếu này.
11. Xương Trở Nên Yếu
Cũng giống như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Việc thiếu hụt loại vitamin nhóm B này làm ảnh hưởng đến chức năng của chúng và có thể dẫn đến chứng loãng xương. Loãng xương được đặc trưng bởi tình trạng xương yếu, giòn và dễ gãy do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Loãng xương quá nhanh có thể dẫn đến ngã, nứt hoặc gãy xương. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn bất cứ ai, đó là lý do tại sao họ bắt buộc phải xét nghiệm máu định kỳ.
VẬY ĐỂ TĂNG CƯỜNG VITAMIN B12 THÌ NÊN BỔ SUNG GÌ?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng cơ thể cần cung cấp khoảng 2,4 mcg vitamin B12 từ thực phẩm. Sau đây là thông tin dinh dưỡng của một số loại thực phẩm chính:
– 1 quả trứng: 0,45mcg
– 30gr phô mai: 0,65mcg
– 100gr thịt bò thăn: 3,48mcg
– 1 cốc sữa không béo: 1,23mcg
– 100gr cá hồi: 2,38mcg
– 100gr cá ngừ: 9,25mcg
– 100gr hàu: 5,75mcg
– 1 cốc sữa đậu nành: 3mcg
Nguyễn Ngọc
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định một người sau mổ u tuyến giáp hồi phục nhanh hay chậm. Bài viết dưới đây Thuocthang.com.vn sẽ liệt kê một số thực phẩm mà người bệnh nên bổ sung và nên kiêng.
Viêm kết mạc là bệnh lành tính, gây đỏ ở mắt và thường tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên bệnh dễ lây lan đến những người xung quanh, vì thế mỗi người cần hiểu rõ về bệnh, cách xử lý và phòng tránh bệnh kịp thời.
Bệnh nhân mới đây bị nhiễm virus corona (COVID-19) là một em bé 3 tháng tuổi. Thông tin này khiến các bậc cha mẹ lo lắng tìm hiểu cách phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là sau kỳ nghỉ dài trẻ sẽ phải đến trường. Vậy đâu là phương pháp quả nhất để bảo vệ các em trước mùa dịch bệnh COVID-19. Mời các bậc phụ huynh cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu những cách phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho trẻ em hiệu quả nhất hiện nay, để có các biện pháp hạn chế đối đa nguy cơ lây nhiễm cho trẻ nhé!
Nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi,..
Viêm tai giữa dễ mắc ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát nhiều lần, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như nghe kém hoặc mất thính lực, thủng màng nhĩ, chậm nói hay chậm phát triển hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Tuổi dậy thì không chỉ khiến bạn gái thay đổi về tâm lý, vẻ bề ngoài mà cả nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng thêm áp lực học hành căng thẳng khiến những nốt mụn “đáng ghét” bắt đầu trỗi dậy. Điều này ảnh hưởng đến ngoại hình khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Cùng tìm hiểu các thông tin về mụn để chọn đúng thuốc đặc trị mụn hiệu quả nhất, phù hợp với làn da và lứa tuổi của mình.
Sùi mào gà không chỉ xuất hiện ở những nơi vùng kín mà ngay cả lưỡi, miệng chúng cũng xuất hiện. Đây không chỉ là nổi ám ảnh của những người mắc bệnh, mà bệnh còn ảnh hưởng rất lớn từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến tâm lý mặc cảm khi giao tiếp với người khác. Nguy hiểm hơn là chúng còn gây nhiễm trùng và biến chứng thành ung thư vòm họng, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải những thông tin về các trường hợp tử vong do rắn độc cắn. Như các bạn đã biết, rắn là 1 loài động vật khá nguy hiểm, nó là thủ phạm gây ra những tai nạn bất ngờ cho những người không may, không chú ý mà tới gần nó, nhất là vào buổi đêm tối khiến cho mọi người xung quanh lúng túng, không biết xử trí ra sao. Người khi bị rắn cắn nếu không không may bị rắn độc cắn mà không giữ được bình tĩnh sẽ dẫn đến sự nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 1 thời gian ngắn. Chính vì thế bài viết này Của Thuocthang.com.vn sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích và cách sơ cứu khi bị rắn cắn ngay tại nhà.
Bệnh cảm là một bệnh phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch suy giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công vào cơ thể nên rất dễ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi. Ở người già bệnh cảm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ, sau đây Thuocthang.com.vn xin chia sẽ đến bạn Những cách trị cảm nhanh cho người già hiệu quả nhất, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!