Việc chọn đúng phương pháp thiền thích hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Trong bài viết dưới đây, Thuocthang.com.vn sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp thiền cơ bản nhất để các bạn dễ dàng lựa chọn hơn.
Thiền có thể là một văn hóa truyền thống cổ xưa, nhưng nó vẫn được thực hành trong các nền văn hóa hiện đại trên toàn thế giới để tạo ra cảm giác bình tĩnh và hài hòa về mặt nội tâm cho con người. Mặc dù việc thực hành thiền có mối liên hệ với nhiều giáo lý tôn giáo khác nhau, nhưng thiền định không liên quan đến đức tin mà thiên về thay đổi ý thức, tìm lại nhận thức và đạt được trạng thái bình an. Ngày nay, với nhu cầu giảm căng thẳng giữa lịch trình bận rộn và cuộc sống vội vã đòi hỏi nhiều hơn, thiền đang ngày càng phổ biến.
Mặc dù không có cách thiền đúng hay sai, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải tìm một phương pháp thực hành đáp ứng nhu cầu và bổ sung cho tính cách của chính mình.
Dưới đây là các phương pháp thiền định được đánh giá là tốt nhất cho sức khỏe tinh thần và cơ thể mà bạn có thể thử để có thể tìm thấy cho mình phương pháp phù hợp nhất.
1. Thiền Yêu Thương (Loving-Kindness Meditation)
Thiền định yêu thương còn được gọi là thiền Metta . Mục tiêu của loại hình thiền này là nuôi dưỡng một thái độ của tình yêu và lòng tốt đối với mọi người mọi thứ xung quanh chúng ta, ngay cả kẻ thù của bạn hoặc sự căng thẳng đối với một người nào đó.
Cách hoạt động của phương pháp thiền này là trong khi thở, các học viên sẽ mở rộng tâm trí của bản thân để đón nhận lòng tốt và sự yêu thương tiềm ẩn trong mỗi người. Sau đó, họ sẽ gửi thông điệp về lòng tốt yêu thương đến mọi thứ xung quanh, hoặc đến với những người cụ thể mà họ nghĩ đến, có thể là bạn bè, gia đình, con cái…. Chìa khóa trong phương pháp thiền này là học viên sẽ được lặp đi lặp lại một thông điệp nhiều lần cho đến khi họ cảm nhận được một thái độ yêu thương. Đồng thới trong phương pháp thiền yêu thương được thiết kế để thúc đẩy cảm giác bình yên, từ bi và tình yêu, cho tất cả người khác và chính bản thân người hành thiền.
Phương pháp thiền này sẽ thích hợp cho những người đang bị các vấn đề như:
- Sự phẫn nộ
- Thất vọng
- Oán giận
- Xung đột giữa các cá nhân
Ngoài ra, loại thiền này có thể làm tăng cảm xúc tích cực và có liên quan đến việc giảm trầm cảm, lo lắng và căng thẳng.
2. Thiền Quét Cơ Thể (Body Scan)
Nghe có vẻ khó hiểu nhưng vô cùng đơn giản, phương pháp thiền này cũng giống như tên gọi của chúng, cụ thể là khi thiền chúng ta sẽ quét cơ thể của mình và toàn bộ cơ thể mình. Và thông báo cho chúng ta biết vùng cơ thể nào đang có sự mệt mỏi, căng thẳng. Sau đó chúng ta sẽ dùng phương pháp thư giản cơ bắp, cụ thể hơn là chúng ta sẽ hình dung một làn sóng tác động lên vùng căng thẳng và giải phóng chúng.
Phương pháp này thúc đẩy cảm giác bình tĩnh và thư giản, chúng cũng có tác dụng với những người bị đau nhức mãn tính. Bời vì chúng có tác động từ từ và chậm rải, đều đặn lên toàn bộ cơ thể nên chúng được khuyến khích cho mọi người trước khi ngủ.
3. Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation)
Chánh niệm là một hình thức thiền định giúp mọi người quay lại với hiện thực và duy trì việc nhận thức trong khoảnh khác hiện tại. Thay vì sống đau khổ trong quá khư hay lo sợ về tương lai, thì chánh niệm khuyến khích chúng ta nhận thức về môi trường xung quanh trong khoảnh khắc của hiện tại. Điểm đặc biệt của thiền chánh niệm là mọi người có thể thực hiện ở mọi nơi, và đưa cơ thể về đúng thực tại, cảm nhận mọi vật xung quanh. Ví dụ trong khi xếp hàng tại một của hàng bán thức ăn nhanh thì bạn có thể thực hiện thiền chánh niệm bằng cách cảm nhận mọi thứ chuyển động xung quanh chúng ta bằng 5 giác quan, mắt nhìn, tai nghe các âm thanh, mũi ngửi mùi vị của tiệm, da cảm nhận độ mát của máy lạnh…. từ đó chúng ta cảm thấy nhạy cảm hơn với mọi thứ xung quanh.
Các nghiên cứu về chánh niệm cho thấy sự liên hệ với thiền định và mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
- Giảm sự cố định vào những cảm xúc tiêu cực
- Cải thiện sự tập trung
- Cải thiện trí nhớ
- Giảm bớt sự bốc đồng, phản ứng cảm xúc
- Cải thiện sự hài lòng mối quan hệ
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy chánh niệm có thể làm giảm huyết áp.
4. Thiền Nhận Thức Hơi Thở (Breath Awareness Meditation)
Nếu bạn tìm hiểu về thiền thì bạn sẽ đặt nghi vấn thiền nào mà không tập trung vào hơi thở, đúng là thế nhưng trong phương pháp này là ngoài sự tập trung mà còn là nhận thức về hơi thở, nhận thức về mục tiêu là tập trung vào hơi thở và bỏ qua những suy nghĩ khác đang cố gắng len lõi vào tâm trí chúng ta.
Nếu bạn chú ý thì có thể hiểu rằng loại thiền này cũng là một hình thức chánh niệm, vì thế nhận thức hơi thở mang lại nhiều lợi ích giống như chánh niệm. Bao gồm giảm lo lắng, cải thiện sự tập trung và linh hoạt cảm xúc lớn hơn.
5. Yoga Kundalini
Nếu bạn tìm hiểu các loại hình Yoga cơ bản thì bạn có thể hiểu được loại hình Yoga Kundalini là một loại hình Yoga thuần thiền. Yoga Kundalini là một hình thức thiền hoạt động như một sự pha trộn bản thân hòa vào các động tác với hơi thở và thần chú.
Tương tự như các loại hình Yoga khác , Yoga Kundalini có thể cải thiện sức mạnh thể chất và giảm mệt mỏi.
Chúng cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần bằng cách giảm lo lắng và trầm cảm.Để thực hiện Yoga Kundalini mọi người thường học từ một giáo viên hoặc làm một lớp học. Tuy nhiên, bạn cũng có thể học các tư thế và thần chú ở nhà, nếu bạn có kinh nghiệm về thiền và Yoga cơ bản.
6. Thiền Zen (Zen Meditation)
Thiền Zen, đôi khi được gọi là Zazen là một hình thức thiền bắt nguồn từ Phật giáo. Mục tiêu là tìm một tư thế thoải mái, tập trung vào hơi thở và quan sát một cách tỉnh táo những suy nghĩ của bản thân mà không phán xét. Phương pháp thiền này tương tự như thiền chánh niệm nhưng đòi hỏi sự kỷ luật và thực hành nhiều. Bạn có thể thích phương pháp này nếu bạn đang tìm kiếm cả thư giãn và một con đường tâm linh mới.
7. Thiền Siêu Việt (Transcendental Meditation)
Đây có lẽ là phương pháp thiền phổ biến nhất hiện nay. Khi thiền, người tập sẽ ngồi trên gối hoặc thảm, khoanh chân, đặt tay lên 2 đầu gối. Sau đó, họ sẽ ngồi yên, thở thật sâu và chậm, rồi đọc thần chú. Trong phương pháp thiền này có 2 yếu tố quan trọng đó là tư thế ngồi hoa sen hướng năng lượng thoát ra từ tay và chân bạn quay lại cơ thể để sử dụng. Người tập sẽ cảm thấy tâm trí thông suốt hơn do các vướng bận đều bị loại bỏ, thứ 2 đó là thần chú, trước kia thần chú sẽ là một chuỗi từ được dựa trên tập hợp các yếu tố phức tạp. Sau đó một thay thế mới cho phép mọi người có thể tự lựa chọn thần chú của họ, cụ thể bạn có thể lặp đi lặp lại một câu như “Tôi không sợ nói trước công chúng” trong khi thiền. Giống như một cách tự kỷ ám thị bản thân.
Lợi ích của thiền siêu việt là cho bạn một tinh thần sáng suốt, loại bỏ các vấn đề về căng thẳng, mệt mỏi, hay trầm cảm… Các nghiên cứu cũng khám phá ra rằng thiền siêu việt còn nâng cao ý thức tâm linh và chánh niệm.
TẬP THIỀN BAO LÂU MỚI CÓ HIỆU QUẢ?
Hầu hết các cách thiền định đều khuyến khích sự tập trung, nâng cao nhận thức, thở chậm và tăng khả năng chấp nhận bản thân. Thiền không phải là một bài tập tập trung vào kết quả. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào kết quả có thể gây ra sự lo lắng và thậm chí làm giảm lợi ích ích của thiền.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng thiền có hiệu quả rất nhanh, thường là trong vài tuần hoặc vài tháng. Thậm chí, nhiều người tập thiền còn chia sẻ rằng họ thấy sự thay đổi rõ rệt chỉ sau một buổi tập.
MỖI NGÀY NÊN TẬP THIỀN TRONG BAO LÂU?
Tập thiền vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp thiền nhanh chóng trở thành một thói quen không thể thiếu. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mỗi ngày nên tập thiền bao lâu. Tuy nhiên, có tập vẫn tốt hơn là không tập. Vì vậy, nếu bạn chỉ có thể tập một lần một tuần thì vẫn nên thử. Bạn có thể tập 2 – 3 lần mỗi tuần, 1 – 2 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn.
Không phải lúc nào trong thiền cũng phải ngồi một chỗ và tịnh tâm, mà bạn cũng có thể kết hợp thiền trong các động tác Yoga như loại hình Yoga Kundalini, hoặc bạn cũng có thể thiền trong chánh niệm… bên trên chỉ là các phương pháp thiền tốt nhất cho sức khỏe được nhiều người lựa chọn, nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải tìm cho mình được phương pháp thiền phù hợp nhất. Chúc bạn có những giây phút thiền định thật hiệu quả. Nếu thấy bài viết này hữu ích thì bạn hãy chia sẻ cho những người xung quanh và đừng quên truy cập thuocthang.com.vn thường xuyên để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!
Ngọc Nguyễn
Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Đi bộ có chánh niệm có thể là một cách để đánh thức niềm vui của chúng ta khi chúng ta chú ý đến cảnh vật, mùi và âm thanh xung quanh.
Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.
Có lẽ bạn đã nghe về xu hướng ngày càng tăng trong thiền định và tất cả những lợi ích của việc thực hành thiền định. Bạn có lẽ đã nghĩ đến việc tập luyện nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ đề cập đến cho bạn những lý do và cách thiền chánh niệm đơn giản nhất cho người mới bắt đầu để bạn rút ngắn thời gian và thực hành Thiền một cách hiệu quả hơn.
Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.
Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.