Tứ thiền là gì ? và những cấp độ của thiền định

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Đây là bốn cấp độ tu thiền mà người hành thiền có thể đạt được.

Tứ thiền là gì ? và những cấp độ của thiền địnhTứ thiền là gì ? và những cấp độ của thiền định

Khi thực hành thiền bằng cách ngồi kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt, an trú vào hơi thở bằng phương pháp sổ tức hoặc tùy tức dần dần tâm trở nên an tịnh và đi vào các tầng thiền. Có thể hành giả chọn một trong bốn mươi đề mục thiền để thực tập cũng đạt đến các cấp độ thiền tương tự.

4 cấp độ tứ thiền này ra đời từ thời thái tử Tất Đạt Đa trong buổi lễ hạ điền ngồi dưới gốc cây Hồng Táo nhập định. Trên lộ trình giác ngộ của thiền định, ngài đã đạt đến cảnh giới của tứ thiền. Đây chính là nền tảng căn bản đi đến đạo quả giác ngộ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tứ thiền trên con đường giác ngộ, giải thoát.

1. Cấp độ sơ thiền

 

4_2Sống trọn vẹn trong bình yên,an lạc

 

Cấp độ sơ thiền giúp người hành thiền từ bỏ được các ham muốn trần gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần đến những ham muốn bằng vật chất bên ngoài. Con người của người hành thiền ở trong trạng yên bình, an lạc.

Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên của tứ thiền, vượt qua cấp độ đầu tiên này là người hành thiền đã đạt được “Chánh niệm tỉnh giác” và loại bỏ được chướng ngại là “Năm triền cái”.

1.1 Khái niệm về “Chánh niệm tỉnh giác”:

“Chánh niệm tỉnh giác” là một phương pháp tu tập cổ truyền trong đạo Phật, nhưng vẫn còn rất thích hợp trong đời sống hiện tại của chúng ta ngày nay. Sự thích hợp này hoàn toàn không liên đến đạo Phật hoặc việc trở thành một Phật tử, mà đó là sự thức tĩnh, biết sống hòa hợp và chan hòa với chính mình và thế giới xung quanh. Chánh niệm có nghĩa là ta biết tự nhìn lại mình, quan niệm sống của mình, và ý thức được tính chất toàn vẹn của mỗi giây, mỗi phút trong cuộc sống .

“Chánh niệm tỉnh giác” muốn nói về một cuộc sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Đây là một hình thái thiền được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác.

 

2_5Năm chướng ngại của thiền

 

1.2 Khái niệm về “Năm chướng ngại”

“Năm chướng ngại” là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được sự vố minh trong tâm mình như tham lam, sân, si, ngã mạn, nghi ngờ. Năm chướng ngại bao gồm tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Nó cản trở sự thành công trong hành thiền và cản trở thân tâm được an lạc, bình an.

Một là “Tham”

“Tham” là để chỉ trạng thái mong cầu dục lạc, vui thú qua năm giác quan của hình dáng, âm thanh, mùi hương, vị nếm, và cảm xúc, đồng thời cũng bao gồm lòng mong ước mãnh liệt để tìm khoái lạc trong những hoạt động tình dục cũng như tham cầu của cải vật chất.

Lòng tham là tấm màn ngăn che trí tuệ khiến con người dễ dàng gây ra nhiều nghiệp ác hại mình, hại người, tạo khổ đau ngay trong kiếp này và kiếp sau.

Bên cạnh đó, những tệ nạn, những câu chuyện đau lòng do tham rượu, ma tuý, cờ bạc… gây ra. Cái tham đã tạo ra muôn vẻ của bi kịch cuộc sống.

Hai là “Sân”

“Sân: là bức màn ngăn che thứ hai trong năm chướng ngại. Sân bao gồm cả hai trạng thái sân và hận, thể hiện là sự tức giận bộc lộ ra ngoài hoặc những thù hằn, uất ức ngấm ngầm trong tâm.

Một phút nóng giận, không tỉnh giác, không biết kiềm chế cũng có thể gây ra những tội ác, tội lỗi tác hại cho mình và cho người về lâu dài chính là chữ “Sân”, đủ để thấy sự nguy hiểm của “sân” không kém gì “tham”, bởi nó dẫn đến những hậu quả tai nạn khôn lường. Tâm bệnh như trầm uất, điên loạn, tai biến tim mạch nhiều khi cũng bởi chữ “sân” mà ra.

Muốn loai bỏ “sân” cách tốt nhất là phải tăng trưởng lòng thương yêu trên chính đối tượng cụ thể đó. Một khi đã biết thương mọi người như thương chính bản thân mình thì sẽ giảm trừ được tức giận từ những người khác

Ba là Hôn trầm

“Hôn trầm” là chướng ngại thứ 3 chỉ trạng thái nặng nề của cơ thể và mờ tối của tâm thức khiến con người mất đi sự linh hoạt, hoạt bát, con người trở nên đình chệ, chán nán. Bên cạnh đó đây cũng là trạng thái tâm lý mệt mỏi, uể oải, lười biếng, buồn ngủ.

Bốn là “Trạo hối”

“Trạo hối” nghĩa là trạo cử và hối quá. Trạo cử là chỉ trạng thái tâm và thân luôn xao động, chân tay không bao giờ chịu yên, tâm hay suy nghĩ lung tung lay động. Hối quá là chỉ sự hối hận và day dứt mãi không nguôi, không ngừng về những lỗi lầm đã qua, điều này khiến nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại.

Năm là “Nghi”

“Nghi” là sự nghi ngờ, hoài nghi, một bước màn lớn che mất sự nhìn nhận ra sự thật, tâm luôn đặt nhiều câu hỏi rối ren về khả năng của bản thân.

Như vậy, cấp độ đầu tiên của tứ thiền giúp người thiền tập có được “chánh niệm tỉnh giác” và loại bỏ được năm chướng ngại của thân và tâm. Để đạt được cấp sơ thiền nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sự siêng năng thiền tập từng người.

2. Nhị thiền

 

2_3Nhị thiền- bậc thứ hai trong tứ thiền

 

Khi bạn đã đạt tới mức sơ thiền thuần phục thì để đạt được mức độ nhị thiền là không hề khó. Nhị thiền là kết quả tiếp theo nếu hành đủ tư nạp đủ công đức. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mình như một dòng nước mát tuôn trào bất tận mà trong Phật pháp đã diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi không bao giờ lọt được khỏi hồ.

Ở cấp độ này, người hành thiền làm quen với khái niệm “Diệt tầm tứ nhập nhị thiền”.

Vậy “diệt tầm tứ” là gì?, theo nghĩa Hán việt, “Diệt”ở đây không phải là giết mà có nghĩa là loại bỏ, loại trừ, “Tầm” là suy tư, “Tứ” là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. “Diệt tầm tứ” nghĩa là loại trừ những tham dục thỏa mãn trí tuệ thì mới nhập nhị thiền. Muốn loại trừ được thì phải dùng “như lý tác ý”

“Như lý tác ý” còn gọi là như lý khởi tư duy là một thuật ngữ Phật học dùng để nói về cách nhìn sự vật hay hiện tượng một cách đúng đắn theo quan niệm của đạo Phật. Nó là một trạng thái của tâm thức dấy khởi do duyên sự tiếp xúc giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng đưa đến sự hiện hành của dòng tư duy hay chuỗi tư tưởng.

Theo quan niệm của đạo Phật thì do sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng mà ý thức bắt đầu sinh khởi và hoạt động gọi là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. Thông thường, tác ý hay tâm sinh hiện khởi theo hai khuynh hướng, hoặc thiện hoặc bất thiện, tùy thuộc vào thói quen, nhân của mỗi người. Nếu một người còn nặng về tham, sân, si thì ý thức sinh khởi theo chiều hướng đưa không tốt tức là tác ý (tâm sinh) bất thiện pháp. Kinh Phật gọi đó là phi như lý tác ý hay tâm đặt sai hướng.

Trái lại, một người không nặng về tham, sân, si thì ý thức sinh khởi theo hướng đưa đến chính kiến hoặc tác ý (tâm sinh) hướng thiện. Đây được gọi là “như lý tác ý” nghĩa là tâm đặt đúng hướng. Do đó, cấp độ nhị thiền là sự thiền tập “ Diệt tầm tứ nhập nhị thiền”

3. Tam thiền

Cấp độ thứ ba trong tứ thiền theo Đức Phật nói là sự “Xả niệm lạc trú”.

Ý nghĩa của xả niệm là người hành thiền đã vào được “vô thức”, kiểm soát được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định, những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ… đều bị kiềm chế. Lúc này khi ngồi thiền nhập định, người hành thiền không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình. Niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy.

 

34_1Tứ thiền là cấp độ cao nhất

 

4. Tứ thiền

Đây là mức thiền cuối cùng và cao nhất trong bốn cấp độ để đạt được trạng thái “xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh”

Muốn “xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh” thì phải trú tâm vào một đối tượng duy nhất vào hơi thở dùng pháp hướng tâm tịnh chỉ thân hành thì xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh sẽ đạt được kết quả như ý muốn.

Lạc, khổ và thanh tịnh là ba trạng thái của thọ, tức là cảm thọ:

Thọ lạc.

Thọ khổ.

Thọ bất lạc bất khổ tức là niệm thanh tịnh.

Trong phần cảm thọ có hai:

Cảm thọ thuộc về thân.

Cảm thọ thuộc về tâm.

Lạc và khổ thuộc cảm thọ về thân, còn hỷ và niệm thanh tịnh thuộc cảm thọ về tâm. Như vậy ly hỷ, xả lạc, xả khổ và xả niệm thanh tịnh là xả cảm thọ về thân và tâm; xả cảm thọ về thân và tâm là tịnh chỉ các hành trong thân và tâm. Cho nên người nhập Tứ Thiền toàn thân tâm bất động, thân tâm không còn rung động một chút xíu nào thì hơi thở phải tịnh chỉ.

Danh Trường

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Lo lắng thường góp phần khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen mà chúng ta không muốn. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn sẽ hướng dẫn đến bạn bài Thực hành chánh niệm Để Xoa Dịu Sự Lo Lắng Và Nuôi Dưỡng Sự Tò Mò. Thực hành chánh niệm này cho phép chúng ta xoa dịu những suy nghĩ đua đòi bằng cách cho phép chúng ta điều chỉnh để thể hiện nhận thức.

19/05/2018

Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.

19/05/2018

Đi bộ có chánh niệm có thể là một cách để đánh thức niềm vui của chúng ta khi chúng ta chú ý đến cảnh vật, mùi và âm thanh xung quanh.

19/05/2018

Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.

19/05/2018

Việc phát triển một cảm giác bình yên là rất khó - ngay cả trong những thời điểm tốt nhất. Trong bài viết hôm nay, Thuocthang.com.vn xin chia sẻ một bài hướng dẫn thực hành thiền nhằm mang đến một khoảng thời gian yên tĩnh để kiên nhẫn với bản thân khi khi đối mặt với sự không chắc chắn và khó chịu.

Xem nhiều

Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.

Với áp lực cuộc sống như hiện nay ngồi thiền hiện đang là trào lưu được rất nhiều người quan tâm và thực hiện. Khi nói đến thiền, nhiều người sẽ nghĩ đến việc ngồi thiền trong phật pháp. Nhưng ở đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thiền trong yoga.

Thiền rất tốt cho sức khỏe và tinh thần, nó hướng đến một cuộc sống đầy tích cực và lạc quan nhưng đó là bạn thực hiện ngồi thiền đúng phương pháp. Ngược lại, nếu ngồi thiền không đúng cách sẽ rước những tác hại vào thân.

Có lẽ bạn đã nghe về xu hướng ngày càng tăng trong thiền định và tất cả những lợi ích của việc thực hành thiền định. Bạn có lẽ đã nghĩ đến việc tập luyện nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ đề cập đến cho bạn những lý do và cách thiền chánh niệm đơn giản nhất cho người mới bắt đầu để bạn rút ngắn thời gian và thực hành Thiền một cách hiệu quả hơn.

Thiền Chánh Niệm là phương pháp thiền mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, được công nhận bởi cả y học truyền thống lẫn hiện đại. Khác với hoạt động thể dục thể thao, bộ môn này đòi hỏi người thực hành tôi luyện cả về tâm trí lẫn thể xác, từ đó đạt được sự viên mãn trong cuộc sống. Bài viết này, Thuocthang.com.vn sẽ giới thiệu tới quý bạn đọc những bài tập cơ bản trong phương pháp thiền Chánh Niệm, phù hợp cho người mới bắt đầu.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
bạc đạn vòng bi rẻ nhất việt nam
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu phòng khách không thể tuyệt hơn
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
mẫu thiết kế phòng ăn đỉnh nhất 2023
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
bậc thấy chuyên thiết kế nội thất cho giới thượng lưu
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.