Các nhà khoa học cho rằng bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là những thực phẩm có công dụng "thần kỳ" có thể ngăn ngừa hoặc giết chết các tế bào ung thư.
Rau Dền:
Là tên gọi chung để chỉ các loài trong Chi Dền (danh pháp khoa học: Amaranthus, bao gồm cả các danh pháp liên quan tới Acanthochiton, Acnida, Montelia) do ở Việt Nam thường được sử dụng làm rau. Chi Dền gồm những loài đều có hoa không tàn, một số mọc hoang dại nhưng nhiều loài được sử dụng làm lương thực, rau, cây cảnh ở các vùng khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam, rau dền thường thấy là dền đỏ (dền tía - Amaranthus tricolor), dền cơm (dền trắng - Amaranthus viridis) làm rau ăn; dền gai (Amaranthus spinosus) mọc hoang dại.
Rau dền Từng được xếp vào loại cỏ dại nhưng rồi người ta đã phát hiện ra rất nhiều công dụng của nó và xếp nó vào thứ rau siêu thực phẩm với vô số lợi ích cho sức khỏe con người. Thân và lá rau dền có vị ngọt, chứa sắt, vitamin B2, vitamin C, axít nicotic và canxi (dền gai có hàm lượng canxi tối đa đến 0,2%) . Hạt ngoài các thành phần vitamin A, vitamin C còn giàu tinh bột, đạm thực vật (các loài dền hạt trồng làm lương thực có hàm lượng đạm thực vật từ 12 đến 16%) và lysin. Các hợp chất peptide chống viêm trong rau dền cũng giúp ngăn ngừa ung thư. Các chất chống oxy hoá trong hạt rau thậm chí có thể bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương dẫn đến ung thư.
Măng Tây
Măng tây (danh pháp hai phần:Asparagus officinalis) là một loại thực vật dùng làm rau.
Cây măng tây là một loại cây đa niên thuộc Họ Măng tây với bản địa ở Âu châu, Bắc Phi và Tây Á. Ngày nay đọt non cây măng tây được trồng nhiều nơi dùng trong ẩm thực như một loại rau.
Loài này từng được xếp vào họ lily, giống với các loài Allium, hành và tỏi, nhưng họ Liliaceae đã được tách ra và các cây giống hành hiện thuộc họ Amaryllidaceae và asparagus thuộc họ Asparagaceae. Hiện nay Cây măng tây cũng đã phát triển rầm rộ tại các tỉnh miền bắc nước ta trong thời gian gần đây.
Măng tây được xem là thực phẩm chứa những nguyên tố dinh dưỡng toàn diện, trong đó chứa thành protein đặc biệt phong phú, giàu axit folic, axit nucleic, selen… xếp vị trí đứng đầu trong danh sách 30 loại thực phẩm thực vật có tác dụng phòng chống ung thư được thế giới công nhận.
Măng tây sau khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển các chất cần thiết vào kinh phổi, kinh thận, có tác dụng hiệu quả rõ rệt trong điều trị ung thư phổi, ung thư thận, ung thư da, ung thư bàng quang, ung thư hạch lymphoma.
Rau Bina (Chân Vịt)
Rau bina ( hay còn được gọi là rau chân vịt ) được khoa học chứng minh rất giàu zeaxanthin và lutein, hai chất này có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các tế bào gốc tự do và các phân tử bất thường trong cơ thể. Đồng thời nó làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) công bố trên tạp chí Journal of Cancer cho thấy phụ nữ ăn đầy đủ kaempferol flavonoid, có trong nước ép rau chân vịt, cùng với các thực phẩm khác, giảm 40% nguy cơ ung thư buồng trứng so với phụ nữ ăn ít hơn.
Rau bina có chứa rất nhiều chất xơ thô thực vật, có tác dụng thúc đẩy sự vận động của đường ruột, giúp đại tiểu tiện dễ dàng và làm giảm thời gian tích tụ của chất thải trong đường ruột, ngăn ngừa sự phát triển của các mầm bệnh gây ung thư trong ruột.
Ăn rau bina có thể làm giảm tác hại của các chất gây ung thư trong thịt đã nấu chín có thể làm tổn hại tế bào người, làm giảm nguy cơ ung thư ruột từ 58% xuống 32%.
Ngoài ra, rau bina có chứa một lượng rất phong phú chất beta-carotene và folic acid có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên, do hàm lượng axit oxalic trong rau bina cao, khuyến cáo người bị sỏi thận không nên ăn quá nhiều.
Rau Tể Thái (Một Loại Họ Cải – Capsella)
Rau Tề thái ( còn gọi là Tề, Tề Thái Hoa, địa mễ thái , cây cỏ tam giác ) Tên khoa học Capsella bursa pastoris (L.) Medic. Thuộc họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).
Tề thái (Herba Capsellae) hoặc (Herba Bursae- pastoris) là toàn cây tề thái phơi hay sấy khô.
Cây mọc hằng năm hay 2 năm. Thân gày nhỏ, màu xanh lục nhạt có lông mịn, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Cao từ 20-40cm. Lá phía gốc mọc sát mặt đất thành hoa thị, cuống ngắn hoặc không cuống; phiến lá xẻ thành nhiều răng cưa thô to, trên phiến lá có lông nhỏ. Lá phía trên không có cuống, ôm lấy thân cây, mép có răng cưa hoặc nguyên hay hơi cắt sâu. Hoa mọc thành chùm ngắn ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa nhỏ màu trắng.
Cây mọc nhiều ở các nước ôn đới; ở nước ta, cây rau tề mọc hoang ở nhiều nơi từ các tỉnh vùng cao như Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến Ninh Bình, Hà Tây, Hà Nội, ..., thường gặp trên những bãi cỏ ven bờ sông, bãi suối ẩm, ruộng hoang. Cũng có khi được trồng. Ðể làm thuốc, ta thu hái toàn cây, có khi bỏ rễ, vào cuối xuân, mùa hè và mùa thu. Rửa sạch và phơi khô ngoài nắng hay trong râm ở nhiệt độ 30-45ºC.
Loại rau này chứa một lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, trong đó tể thái được xem là thực vật giàu protein, chất béo, chất xơ, axit hữu cơ, axit malic, và các yếu tố khoáng khác nhau như kali, canxi, magiê, sắt và vitamin C, niacin, và các vitamin B.
Trong cây còn có một alcaloid không bền vững là bursin; và những chất khác như cholin, acetylcholin, tyramin, thiamin; các acid hữu cơ: thiocyanic, citric, malic, fumaric (chưa thấy có trong các cây cùng họ), tartric, tanic và bursinic.
Trong rau tể thái còn chứa chất Dithione sulfur keton – một loại chất chứa trong mù tạt có tác dụng chống ung thư. Không những thế, tể thái còn là một thực phẩm chống ung thư tốt.
Cà Rốt
Cà rốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp carotte /kaʁɔt/) (danh pháp khoa học: Daucuscarota subsp.sativus) là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó, chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt. Cà rốt còn là một trong những thực phẩm chế biến món ăn hàng ngày dễ dàng tìm kiếm và giàu chất dinh dưỡng.
Người bị thiếu vitamin A, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao gấp 2 lần so với bình thường. Chất carotene có trong cà rốt có thể được chuyển đổi thành một lượng lớn vitamin A, do đó, có thể mang lại hiệu quả ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u ung thư phổi, thậm chí sẽ làm ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư, hoặc đảo ngược tác dụng.
Cà rốt giàu axit folic, vitamin B, cũng có tác dụng chống ung thư. Chất lignin trong cà rốt không chỉ giúp cơ thể cải thiện khả năng miễn dịch, tăng cường khả năng chống ung thư mà còn gián tiếp giết tế bào ung thư.
Những người hút thuốc dài hạn mỗi ngày uống nửa cốc nước cà rốt cũng có tác dụng bảo vệ phổi hiệu quả.
Ngô
Ngô, bắp hay bẹ là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ.
Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16. Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ.
Ở việt nam, ngô là loại lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Ngô được trồng khắp nơi, từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi . Có nhiều loại ngô, thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng , trong các loại ngô thì ngô nếp tím đặc biệt là có thành phần và giá trị dinh dưỡng cao, lợi cho sức khỏe, có chức năng chống oxy hóa cao, nên hỗ trợ tốt cho bệnh nhân điều trị ung thư, trong bắp ngô tím có chứa sắc tố anthocyanin có tác dụng kháng khuẩn và nấm gây bệnh rất tốt cho sức khỏe khi bạn ăn chúng hàng ngày.
Ngô chứa selen và magiê có tác dụng chống ung thư, selen có thể thúc đẩy sự phân hủy của peroxit trong cơ thể nhanh hơn, do đó sẽ làm cho các tế bào ung thư ác tính bị thiếu ô xy, làm tổn hại sự phát triển của chúng. Magie không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư mà còn có thể thúc đẩy việc bài tiết chất thải tích tụ trong cơ thể ra ngoài. Trong ngô cũng chứa một loại chất chống ung thư gọi là "glutathione".
Mướp Đắng
Mướp đắng là một loại cây leo có nguồn gốc từ châu Á, Caribbean và châu Phi. Loại quả này đã được sử dụng hàng nghìn năm như một phương thuốc dân gian và thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Không giống các loại cái cây và rau khác, mướp đắng nên ăn trước khi chín để tận dụng tối đa những lợi ích của nó.
Mướp đắng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A giúp mắt sáng khỏe và da mịn màng; vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các triệu chứng viêm cũng như phốt pho rất cần cho chuyển hóa thông tin của hệ thần kinh và các tế bào trong khắp cơ thể. Mướp đắng cũng có rất nhiều chất chống oxi hóa như lutein và beta-carotene – giúp duy trì tính toàn vẹn của tế bào, ngăn ngừa bệnh tật và chống viêm. Sự kết hợp của vitamin và chất chống oxi hóa tạo thành phức hợp mạnh mẽ chống lại rất nhiều bệnh ung thư và thậm chí cả bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tin rằng mướp đắng làm dừng việc cung cấp glucose đến các tế bào ung thư, và khi không có thành phần quan trọng này, tế bào ung thư sẽ không thể phát triển và nhân lên. Khám phá quan trọng này có thể cứu sống rất nhiều người vì căn bệnh nguy hiểm này thường không được phát hiện cho đến khi nó ở giai đoạn cuối, có thể là quá muộn.
Nếu ăn mướp đắng hàng ngày, chúng ta đang tiêu thụ một loại thuốc chống ung thư tự nhiên. Nó giúp điều trị các loại ung thư như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú – một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…