Ung thư amidan là một loại ung thư vùng đầu cổ, hai mào của mô phía trước và sau amidan là vị trí thường phát triển ung thư. Ngoài ra, các vị trí lân cận amidan cũng có khả năng phát triển ung thư là mặt sau gốc lưỡi, phần mềm ở vòm miệng, thành sau của họng. Đây là một loại ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý, tính mạng của người bệnh, đây là là căn bệnh hiếm gặp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu tạo thành một khối u trong amidan là do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại trong thời gian dài
Ung thư amidan gây ra các triệu chứng đau, khó chịu cho cổ. Bởi vậy quá trình ăn uống luôn là nỗi sợ hãi của các bệnh nhân mắc bệnh. Vậy nên xây dựng một chế độ ăn uống ra sao để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất đồng thời hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư amidan, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
Thực Phẩm Bệnh Nhân Ung Thư Amidan Nên Ăn
Bất kỳ món súp loãng nào đều rất phù hợp cho những người bị ung thư họng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn ngũ cốc tinh chế, gạo trắng, mì, sữa chua, pho mát và phô mai. Cũng có thể ăn trái cây và rau quả nhưng chúng cần được nấu chín hoặc đóng hộp, trừ rau diếp, cà chua, chuối và bơ.
Thịt mềm như cá, gia cầm không da, thịt bò thăn, trứng và bơ đậu phộng cũng là lựa chọn hợp lý.
Các chất béo, chẳng hạn như bơ, mayonnaise, dầu thực vật, kem và kem chua cũng là một phần của chế độ ăn mềm dành cho người bệnh.
Trên thực tế, thêm chất béo vào thức ăn có thể làm cho chúng mềm hơn, dễ ăn và không gây đau họng.
Ngoài những thực phẩm trên, bạn cũng cần thay đổi thói quen ăn uống của mình. Chia bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa ăn lớn. Ăn những bữa ăn nhỏ hơn có thể giúp bạn dễ ăn, hấp thu được nhiều thực phẩm hơn.
Đồng thời, nên cắt thức ăn thành những miếng nhỏ. Nghiền nhừ hoặc pha trộn thực phẩm làm cho chúng dễ nuốt hơn. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cũng khuyến cáo người bệnh nên ngồi thẳng và cúi đầu về phía trước khi ăn hoặc uống.
Điều này làm cho quá trình nuốt dễ dàng hơn và có thể tạo ít áp lực hơn lên họng. Ngoài ra, khi uống các loại đồ uống nên dùng ống hút.
Quá trình xạ trị trong điều trị ung thư họng sẽ khiến cho bệnh nhân giảm cảm giác thèm ăn, khó nuốt, do đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Bởi vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm dinh dưỡng qua thuốc uống hoặc tiêm để bảo đảm cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư amidan sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh và phục hồi nhanh chóng của bệnh nhân.
Thực Phẩm Bệnh Nhân Ung Thư Amidan Không Nên Ăn
- Cần Tránh Những Thực Phẩm Thức Ăn Cay Nóng:
Những thực phẩm cay nóng mang nhiều tính hỏa, dễ thiêu đốt tân dịch. Đối với người bệnh chúng gây tăng nhiệt, tăng hư hỏa sinh viêm, làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng. Hơn nữa, đồ ăn cay nóng thường có nhiệt độ cao khiến cổ họng bị kích ứng, có thể nổi đốm mụn, thậm chí là xuất huyết khiến khối u to hơn. Chính vì vậy kiêng đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, tỏi sống, hành tây... là câu trả lời đầu tiên của câu hỏi ung thư amidan kiêng ăn gì?
- Không Nên Ăn Những Thực Phẩm Khô Cứng Thô Ráp:
Ngoài đồ ăn cay nóng, thực phẩm khô cứng hoặc có bề mặt thô ráp như đậu phộng, các loại hạt (hạt dưa, hạt điều...), ngũ cốc hay bò khô, mực khô, lương khô, mít sấy... cũng là những thực phẩm nên kiêng. Bởi tính chất khô cứng khiến thức ăn chà xát vào vòm họng nói chung và vết viêm nói riêng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa đây đều là những thực phẩm khó nhai, yêu cầu sự vận động mạnh của cơ hàm cũng như vòm họng để nghiền nát và tiêu hoá thức ăn khiến cho ổ sưng viêm nơi amidan tổn thương nhiều hơn khiến người bệnh đau đớn.
- Hạn Chế Những Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ Và Chất Mỡ:
Sẽ là một thiếu sót nếu bàn về vấn đề ung thư amidan kiêng ăn gì mà không nhắc đến thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất ngọt như đồ chiên, rán... không có lợi cho những bệnh nhân mắc amidan. Bởi lẽ đây là những thực phẩm có chứa nhiều thành phần arginine không tốt cho cơ thể, dễ gây kích ứng, thúc đẩy siêu vi phát triển, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
- Không Uống Rượu, Bia Và Các Chất Kích Thích:
Những chất kích thích như bia rượu, cà phê... là câu trả lời thứ tư của câu hỏi ung thư amidan kiêng ăn gì? Bởi lẽ các chất kích thích như cồn, caffeine, nicotin có chứa trong thuốc lá, bia, rượu, cà phê... gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển cũng như lưu thông máu khiến chứng viêm trở nên nặng nề hơn. Thậm chí những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ đau đớn nơi viêm, kèm theo triệu chứng ù tai, nhức đầu song hành với bệnh ung thư amidan.
- Cần Kiêng Đồ Ăn Thức Uống Lạnh:
Đồ ăn lạnh cũng là một tác nhân khiến amidan của bạn bị tổn thương nhiều hơn. Nhiệt độ quá thấp kiến chúng bị sưng to hơn, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển một cách nhanh chóng. Chính vì thế, hạn chế ăn đồ lạnh cũng được liệt kê trong danh sách viêm amidan kiêng ăn gì? Người bệnh mắc amidan cần tuyệt đối tránh xa những đồ ăn lạnh như kem, nước đá hoặc những thực phẩm để đông...
- Không Ăn Đồ Ăn Sống:
Nếu bệnh nhân ăn đồ ăn sống rất có thể gây ra bội nhiễm, khiến bệnh trầm trọng hơn, bất lợi trong quá trình điều trị.
Cần chú ý đồ ăn cho bệnh nhân bị ung thư amidan trong quá trình điều trị để hạn chế bệnh tái phát. Tránh sử dụng những loại thực phẩm trên sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Mrs Ngọc Nguyễn
Bác sĩ Bùi Văn Chinh có kinh nghiệm trong tư vấn, thăm khám và điệu trị các bệnh lý ngoại tổng hợp như: bướu cổ, gan mật, bệnh trĩ,...
Bác sĩ Hồ Thị Hồng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý phức tạp cần phối hợp đa chuyên khoa, những bệnh lý như ung thư, ung bướu.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều chị em thắc mắc khi nào cần thiết phải phẫu thuật u xơ tử cung? Hãy cùng Thuocthang.com.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật tuyến giáp thường ít xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, cũng giống như các loại phẫu thuật khác, điều trị ung thư tuyến giáp bằng phương pháp phẫu thuật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Các thông tin sau đây Thuocthang.com.vn sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về việc điều trị ung thư tuyến giáp để có quyết định đúng đắn cho bệnh lý của mình.
Ung thư miệng (hay còn gọi là ung thư khoang miệng) là một khối u ác tính thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, lợi, môi, má, vòm miệng... Trong các loại ung thư khoang miệng, vị trí lưỡi chiếm 43%, sàn miệng 14%, nướu răng 13%, niêm mạc miệng 8%, tam giác hậu hàm 7%, vòm khẩu cái cứng 4%, còn lại 11% ở các vị trị khác. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay niêm mạc miệng bị kích thích bởi vật nhọn như răng, đũa, xương cá...
Ngoài yếu tố di truyền, các hoá chất độc hại ngày nay chúng ta đang trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc qua việc hít thở, ăn uống hay sử dụng một vài loại nhựa cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nguy hiểm tính mạng.
Nếu ung thư miệng được phát hiện sớm, tỷ lệ người điều trị sống trên 5 năm có thể lên đến 85%. Bạn có thể nhận biết ung thư khoang miệng ở giai đoạn sớm và có các biện pháp điều trị, nhưng trong giai đoạn này, dấu hiệu đó có thể lầm tưởng là nhiệt, loét miệng.
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thông tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất và là thủ phạm gây ra 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Bị ung thư phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào: loại ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, thể trạng bệnh nhân…