Bệnh Đau Lưng Dưới Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Mới nhất
mẫu decor thiết kế phòng ngủ không thể tuyệt hơn
BẠC ĐẠN NSK CHÍNH HÃNG GIÁ GỐC

Đau lưng dưới là tình trạng xảy ra những cơn đau nhức ở vùng lưng phía dưới gần sát mông, có thể xảy ra ở bên phải, bên trái hoặc ở giữa. Cả nam giới và nữ giới đều có thể bị đau lưng dưới. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây đau từ đó có được cách chữa phù hợp nhất. 

Bệnh Đau Lưng Dưới Và Cách Điều Trị Hiệu Quả NhấtBệnh Đau Lưng Dưới Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất

ĐAU LƯNG DƯỚI LÀ GÌ ?

Đau lưng dưới (tên tiếng anh là: lower back pain) là hiện tượng đau xuất hiện ở vùng ngang lưng dưới, cơn đau có thể lan xuống mông và chân.

Đau lưng dưới được phân loại dựa theo thời gian xuất hiện là đau cấp tính (đau kéo dài dưới 6 tuần), đau nửa mãn tính (6 đến 12 tuần) hoặc đau mãn tính (hơn 12 tuần). Ngoài ra, đau còn có thể được phân loại dựa trên những nguyên nhân gây đau như đau cơ học, phi cơ học hoặc đau do bệnh lý.

Những cơn đau lưng dưới có thể thay đổi từ đau âm ỉ liên tục đến một cơn đau dữ dội đột ngột. Những triệu chứng đau sẽ được cải thiện trong khoảng thời gian từ vài tuần tính từ khi cơn đau xuất hiện, với 40-90% người hoàn toàn khỏe hơn sau 6 tuần.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), nếu cơn đau chỉ xuất hiện khoảng dưới 6 tuần thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi cơn đau kéo dài trên 6 tuần, mức độ đau tăng dần thì hãy cẩn trọng vì có thể bạn đang mắc phải một trong số những bệnh lý nguy hiểm sau:

- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nhân nhầy đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép rễ dây thần kinh, đốt sống và gây đau, cơn đau sẽ lan dần xuống đùi, mông và thậm chí cả 2 chân. Bệnh nhân đau thoát vị đĩa đệm thắt lưng còn thấy vùng lưng tê bì, cơ cứng cột sống sau khi thức dậy vào buổi sáng, hạn chế vận động chi dưới.

- Thoái hóa cột sống lưng: Tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa diễn ra càng nhanh, lúc này các đốt sống bị bào mòn, cọ xát với dây thần kinh gây đau nhức âm ỉ vùng thắt lưng lan xuống mông. Cơn đau lưng dưới do thoái hóa thường xuất hiện vào buổi tối, càng về đêm càng đau hơn.

- Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh hông – dây thần kinh lớn nhất cơ thể bị chèn ép, bệnh tập trung 1 bên trái hoặc phải, cơn đau sẽ lan xuống đùi, mông và 1 bên chân. Đau thần kinh tọa diễn ra đột ngột và thường biến mất rất nhanh khiến nhiều người bỏ qua, chỉ phát hiện khi bệnh nặng.

- Gai cột sống lưng: Cột sống của chúng ta có cơ chế tự sửa chữa, vì thế khi đốt sống tổn thương chúng sẽ tự sản sinh ra các mỏm gai xương để bù đắp tổn thương. Mỏm gai xương xuất hiện ở rìa cột sống, cọ xát với đốt sống và chèn ép hệ dây thần kinh bao quanh. Từ đó gây ra đau ở gần mông, bên trái – phải hoặc ở giữa cả ở nam và nữ, bệnh càng để lâu càng nguy hiểm.

- Viêm xương khớp cột sống: Các đốt sống tại cột sống do bị viêm nhiễm bởi tổn thương sẽ gây ra đau âm ỉ, cơn đau ngày càng dữ dội nếu không được điều trị dứt điểm.

- Các bệnh về thận: Sỏi thận, suy thận, thận yếu,… là những bệnh lý về thận gây đau lưng dưới. Khi mắc các bệnh này, bệnh nhân còn thấy triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và thường xuyên đi tiểu về đêm.

- Viêm ruột thừa: Khi bị viêm ruột thừa người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ bụng dưới, cơn đau lan dần sang 2 bên lưng và buồn nôn, nôn. Viêm ruột thừa nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn đến biến chứng thủng ruột thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.

- Viêm tụy: Tụy tổn thương cũng có thể gây đau cột sống lưng, người bệnh cần hết sức chú ý đến biểu hiện bệnh để sớm thăm khám và có phương án xử lý kịp thời.

- Bệnh lý phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung,… cũng có thể gây đau thắt lưng dưới. Chị em nếu thấy thường đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo bất thường thì cần đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU LƯNG DƯỚI

Đau lưng dưới có thể xảy ra do những nguyên nhân cơ học tác động đến cột sống thắt lưng, cụ thể như sau:

- Tư thế vận động, làm việc không đúng: Việc đứng, ngồi quá lâu một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế, xoay ngang, xoay dọc,… là yếu tố xấu tác động đến cột sống.

- Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn giao thông, va chạm mạnh, ngã cầu thang,… sẽ khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây hạn chế vận động chi dưới và xuất hiện những cơn đau âm ỉ.

- Do tính chất công việc: Những người thường xuyên phải mang vác đồ nặng bằng lưng, người lao động nặng nhọc sẽ khiến cột sống bị tổn thương gây đau âm ỉ. Bên cạnh đó, những người này thường không dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nên cột sống sẽ dễ bị thoái hóa hơn.

- Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây nhiều áp lực đè nén lên cột sống, đặc biệt là cột sống lưng dưới (thắt lưng). Điều này dẫn đến xương cột sống thắt lưng dễ bị bào mòn gây đau âm ỉ, kéo dài nhiều ngày.

- Ít vận động: Những người không thường xuyên vận động nếu đột ngột hoạt động liên tục sẽ dẫn đến cột sống bị đau âm ỉ gây những cơn đau bất thường.

- Tập luyện quá sức: Những người thường xuyên thực hiện các bài tập không điều độ, quá sức cũng là nguyên nhân khiến cột sống bị tổn thương dẫn đến đau lưng.

- Chế độ ăn thiếu hụt canxi: Việc bổ sung thiếu hụt hàm lượng canxi vào cơ thể hàng ngày sẽ khiến xương yếu dần, dễ chấn thương.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA ĐAU LƯNG DƯỚI

 

 

Triệu chứng đau cấp tính có thể xuất hiện khi thực hiện các động tác mang, vác di chuyển sai tư thế. Cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi bạn thực hiện các động tác trên, hoặc khi thức dậy vào sáng hôm sau. Triệu chứng đau có thể xảy ra ở một vị trí cụ thể hoặc toàn vùng lưng dưới. Tình trạng có thể xấu đi khi thực hiện các chuyển động như nâng chân, thay đổi vị trí, ngồi hoặc đứng. Đau lan tỏa xuống chân (gọi là đau thần kinh tọa). Các cơn đau lưng dưới cấp tính thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20 đến 40. Đây thường là lý do đầu tiên để gặp chuyên gia y tế ở người trưởng thành. Các đợt tái phát xảy ra ở hơn một nửa số người mắc bệnh, các lần sau thường đau hơn lần đầu.

Đau lưng dưới mãn tính có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm: Thời gian cần để chìm vào giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn và ngủ không đủ giấc. Ngoài ra, phần lớn những người bị đau lưng mãn tính đều có triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng.

NHỮNG VỊ TRÍ ĐAU PHÍA DƯỚI LƯNG THƯỜNG GẶP

  • Đau lưng dưới gần mông

Đau dưới lưng gần mông trông thì tưởng nhẹ nhưng phải là chính bệnh nhân thì mới hiểu hết được sự đau đớn, khó chịu của hiện tượng này.

Những người bị đau mỏi lưng dưới hông cũng không hiếm gặp, đa dạng ở nhiều lứa tuổi, công việc và ngành nghề khác nhau.

Khi bị đau bên dưới gần mông bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lan man, ê buốt ở vùng thắt lưng gần với 2 bên mông. Đau đến mức chỉ cần ngồi xuống hoặc nằm là cũng thấy đau.

  • Đau lưng dưới gần mông biểu hiện các bệnh như:

+ Đau dây thần kinh tọa: đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, khi bị chèn ép hoặc tổn thương thì nó sẽ gây đâu, đặc biệt là ở vùng lưng dưới mông

+ Đau dây thần kinh liên sườn: Dây thần kinh liên sườn khác với dây thần kinh tọa về chiều dài và vị trí. Bệnh nhân có đặc điểm sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân và hay tái phát

+ Bị thận hoặc đau ruột thừa: Đau lưng ở dưới gần mông cũng có thể do bạn bị sỏi thận, sỏi niệu quản hay viêm ruột thừa. Các cơn đau sẽ kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ, có lúc đau dữ dội đến phát sốt

  • Đau lưng dưới bên trái

Có nhiều người gặp hiện tượng bị đau lưng dưới bên trái kéo dài hàng tuần hoặc cả tháng trời. Với những cơn đau cục bộ dưới xương sườn cũng như các khu vực xung quanh thân.

Hầu hết những người mắc bệnh lý này đều cảm thấy đau nhức hoặc tê đau. Những người với thể trạng yếu thì chỉ cần hít thở sâu cũng gây ra cảm giác khó chịu. Hơn nữa chúng sẽ không diễn ra một cách liên tục mà tùy biến nặng nhẹ vào những thời điểm khác nhau.

Những bệnh bạn có thể gặp phải gây nên triệu chứng đau lưng dưới bên trái:

+ Hội chứng kích thích ruột: là hiện tượng ống tiêu hóa bị rối loạn. Khi mắc bệnh này, đại tràng bị kích thích tăng khả năng co bóp nhất là khi căng thằng sẽ xuất hiện những biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, và đau đầu

+ Lạc nội mạc tử cung: một chứng bệnh phụ khoa của phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt. Lúc này máu sẽ bị chảy ngược trở lại gây ra các cơn đau vùng bụng, xương chậu và có thể lan ra sau lưng.

+ Viêm tụy: do cấu tạo nằm sát với dạ dày nên khi tuyến tụy bị viêm có thể gây ra cơn đau lan sang bụng và lưng bên trái

+ Sỏi thận: một số triệu chứng có thể kể đến như đau dưới xương sườn, đau xung quanh thân trên. Kèm theo đó là cảm giác tiểu buốt, buồn nôn ói mửa

  • Đau lưng dưới bên phải

Ai cũng có thể bị đau lưng dưới bên phải gần mông nhưng nhiều nhất vẫn là người làm công việc văn phòng, người lao động hay phải ngồi lâu, ngồi nhiều. Người già có dấu hiệu thoái hóa cột sống mạnh hoặc những chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai…

Triệu chứng đau lưng bên phải phía dưới do bị một số bệnh như:

+ Nhiễm trùng tiết niệu (UTI), tiểu tiện ra máu, nước tiểu màu vàng, mùi hôi và cảm thấy nóng ran khi tiểu tiện

+ Thoát vị đĩa đệm: nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đền chèn ép rễ thần kinh gây đau

+ Sỏi thận: Khi bệnh mới bắt đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau âm ỉ nhưng khi nặng dần sẽ đau sang cả vùng thắt lưng phải, thắt lưng trái xuống tận háng và các bộ phận khác.

  • Đau lưng dưới gần xương chậu

 

 

Bệnh đau lưng dưới gần xương chậu xảy ra chủ yếu là do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương. Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh:

+ Khi bệnh nhân chuyển tư thế từ nằm sang đứng hoặc đứng dậy đột ngột khi ngồi sẽ làm tăng lực tác dụng lên dây chằng của khớp cùng chậu dẫn đến tình trạng đau lưng dưới vùng xương chậu.

+ Cơn đau lan từ vùng khớp chậu ra đến mông và lan xuống mặt sau đùi nhưng không bao giờ đau xuống quá vùng gối.

+ Khi đứng lâu, khom lưng hay đi lại nhiều sẽ gây đau, cơn đau giảm khi nằm nghỉ ngơi.

+ Nguyên nhân gây triệu chứng này bao gồm: Lao động nặng nhọc, quá sức, do bẩm sinh, di truyền…

+ Một số bệnh khác mà bạn có thể xem xét nếu bị đau lưng gần xương chậu: Thoái hóa khớp hông, sa vùng chậu, tắc nghẽn vùng chậu, đau do u sơ tử cung, viêm bàng quanh kẽ…

  • Đau lưng dưới gần xương cụt

Xương cụt là phần xương nằm ở vị trí cuối cùng của xương sống nối với xương hông. Khi bị đau lưng gần xương cụt các cơn đau thường ở vùng hông và nặng nhất là lan xuống phía dưới hai chân và háng.

Khi bạn bi đau lưng dưới trong trường hợp này sẽ khó khăn cả khi ngồi và đi lại đối với những người phải làm việc đi lại nhiều thì bệnh sẽ dễ bị nặng hơn.

Nguyên nhân gây tình trạng này bao gồm: tuổi cao, chấn thương, bị các bệnh xương khớp, bệnh đường tiết liệu hoặc cũng có thể do bạn đang mang thai

CÁC CÁCH CHỮA ĐAU LƯNG DƯỚI THÔNG DỤNG

1. Điều Trị Bằng Thuốc Tây

Thuốc Tây luôn là sự ưu tiên hàng đầu của bệnh nhân. Thuốc Tây sẽ ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức đến não bộ, giảm đau nhanh chóng và chống viêm, ngăn chặn bệnh tiến triển. Tùy thuộc tình trạng bệnh lý và sức khỏe người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng một hoặc kết hợp một số thuốc sau:

Thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Acetaminophen, bệnh nhân có thể kết hợp Codein để nâng cao hiệu quả giảm đau vùng cột sống.

Thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Aspirin,… Khi dùng cần chú ý đến liều lượng để hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn cho gan, thận, dạ dày.

Thuốc giãn cơ: Myonal, Diazepam,… Thuốc có tác dụng giảm cơ cứng cột sống, giải phóng chèn ép và hỗ trợ giảm đau.

Vitamin nhóm B: B1, B12, B6,… tác động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm nhiễm cột sống tối đa.

2. Cách Chữa Đau Lưng Dưới Bằng Thuốc Nam

Từ hàng nghìn năm nay cha ông ta đã biết sử dụng các bài thuốc Nam vào điều trị và đem đến hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc điển hình sau:

  • Mật Ong Và Bột Quế:

Dùng 1 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe bột quế trộn đều với nhau và uống sau bữa ăn. Sử dụng 2 lần/ngày, liên tục khoảng 15 ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng.

  • Ngải Cứu Trắng:

Bệnh nhân lấy 1 nắm lá ngải cứu trắng rửa sạch, ngâm vào bát nước nóng khoảng 20 phút cùng muối hột. Sau đó, vớt ngải cứu ra đắp trực tiếp lên vùng lưng đau nhức để đẩy lùi

  • Bài Thuốc Chữa Đau Lưng Dưới Từ Xương Rồng:

Chuẩn bị 3 nhánh xương rồng tai thỏ, bỏ hết gai, rửa sạch và hơ nóng lên bếp lửa đến khi xương rồng quắt lại thì bỏ xuống đắp lên vùng lưng bị đau khoảng 15 phút.

  • Bài Thuốc Đắp Từ Lá Lốt

 

 

Chuẩn bị: 200g lá lốt tươi và 400g muối hột.

+ Đầu tiên, lá lốt mang đi rửa sạch và giã nát.

+ Cho chảo lên bếp, đun nóng và cho lá lốt và muối vào rang nóng.

+ Dùng vải sạch bọc hỗn hợp lá lốt và muối đắp lên vùng lưng bị đau.

  • Rượu Lá Lốt

Chuẩn bị: 200g rễ cây lá lốt phơi khô và 1,5l rượu gạo.

+ Rễ cây lá lốt ngâm cùng với rượu trắng trong bình thủy tinh trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được.

+ Dùng rượu lá lốt xoa đều lên vùng lưng dưới bị đau. Cùng với đó là thực hiện các động tác xoa bóp để rượu lá lốt thẩm thấu làm tan đi cơn đau.

BÀI TẬP HỖ TRỢ CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG DƯỚI

Tập luyện giúp thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép tại cột sống và giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai. Người bệnh nên tập luyện cùng chuyên viên để nhận được kết quả tốt nhất.

  • Động Tác Gập Người:

Người bệnh ngồi dưới sàn, hai chân mở rộng, hai tay để sau gáy. Từ từ ngả lưng về phía sau, đồng thời hít vào, cho tới khi lưng chạm sàn, đầu không chạm sàn. Dùng lực kéo người lên, đồng thời thở ra, gập bụng cho tới khi lưng hướng về phía trước, đầu song song với sàn. Trở lại tư thế ban đầu và thực hiện lại.

  • Động Tác Đạp Xe:

Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt sau gáy. Giữ cho phần đầu và 2 chân không chạm sàn, 1 chân duỗi thẳng, chân còn lại co về phía ngực. Co đầu gối trái về gần phía vai bên phải, đồng thời chân phải duỗi thẳng cho cao lên, hít một hơi thật sâu. Đổi tư thế với chân còn lại, đồng thời thở ra, hãy thực hiện động tác này mỗi bên 10 lần.

  • Động Tác Cúi Người:

Người bệnh bắt đầu ở tư thế ngồi quỳ, 2 gối chạm sàn, 2 tay đặt sau gáy, người giữ thẳng. Từ từ gập người xuống sao cho lưng song song với sàn, bụng hơi gập, đồng thời hít sâu vào. Đưa người về vị trí ban đầu, kết hợp với thở ra một cách chậm rãi, thực hiện nhịp nhàng động tác này 10 lần.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ĐAU LƯNG DƯỚI HIỆU QUẢ NHẤT

Ðể phòng ngừa đau lưng cần biết vận động đúng cách để tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình cho nên chúng rất dễ tổn thương, gây ra các cơn đau khó chịu. Ðể phòng ngừa đau lưng cần thực hiện các biện pháp sau nhằm tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

1. Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.

2. Giữ dáng điệu ngay ngắn. Không đi giầy gót quá cao. Khi ngồi lâu thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm. Nên ngủ trên nệm cứng; gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng. Khi xem tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.

3. Mặc quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó… Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu. Nên giảm cân nếu cơ thể thừa cân vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương, sẽ gây ra bệnh đau lưng.

4. Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng vì sau khoảng thời gian nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.

5. Tập luyện thư giãn cột sống.

- Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác 5 lần.

- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 lần cho mỗi chân.

Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại 10 lần.

Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại 5 lần.

Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.

Hoàng Quyên

phải hiểu gấp về phong thủy nhà bếp “nếu muốn công thành danh toại
NHÀ CUNG CẤP BẠC ĐẠN CHUYÊN NGHIỆP
Tin liên quan
Ý kiến bạn đọc
19/05/2018

Khi nói đến y học dân gian tại Việt Nam, cây xương sáo (Cissus nodosa) trở thành một phần quan trọng của bảo tồn và chăm sóc sức khỏe xương khớp. Với lá và thân cây xanh mát, cây xương sáo không chỉ là một nguồn cung cấp chất chống viêm hiệu quả mà còn chứa đựng nhiều khoáng chất quan trọng, làm nền tảng cho những bài thuốc dân gian truyền thống.

19/05/2018

Bác sĩ cao khả anh có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh ngoại tổng quát, liên quan đến các bộ phận: Hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ chấn thương chỉnh hình, cột sống, hệ Cơ - Xương - Khớp.

19/05/2018

Khi nhắc đến bọ cạp chúng ta thường rất sợ hãi bởi nếu vô tình bị chúng cắn nhẹ sẽ bị sốt nhiều ngày nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên Theo các chuyên gia nghiên cứu thì bò cạp có thể dung để điều trị rất hiệu quả các bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván …

19/05/2018

Đỗ trọng là một trong những vị thuốc quý trong Đông y. Đỗ trọng sở hữu nhiều công dụng nổi bật, chẳng hạn như cải thiện tình trạng liệt dương, hư thận, thoát vị đĩa đệm hoặc tê bì gân xương,… Bên cạnh đó ngày nay mọi người thường dùng để đỗ trọng để ngâm rượu.

19/05/2018

Hạt gấc (mộc miết tử) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị đắng, tính ôn, tác dụng giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu mang tới cho người dùng vô số tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý liên quan tới xương khớp.

Xem nhiều

Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.

Bong gân mắt cá chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất. Bong gân là do căng hoặc rách dây chằng hỗ trợ mắt cá chân. Bong gân xảy ra phần lớn là ở dây chằng ATF (dây chằng mác sên trước) vì dây chằng này chạy dọc bên ngoài mắt cá chân.

Cách ngâm rượu chuối hột không hề khó, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu cần thiết và qua vài bước đơn giản bạn có ngay bình rượu chuối đúng chuẩn giúp trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh xương khớp. Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để biết chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì và cách ngâm cũng như sử dụng sao cho đúng cách.

Xương khớp là căn bệnh mà ai cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với lứa tuổi trung niên trở ra. Sinh hoạt, tập luyện, trái gió trở trời, tuổi tác cao, bệnh tật … khiến các khớp xương sưng viêm và đau nhức. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều cách khắc phục tình trạng này. 

Đối với các bạn bị gãy xương phải nhờ đến sự hỗ trợ của những dụng cụ nẹp xương đều sẽ thắc mắc về thời gian rút dụng cụ nẹp xương. Khi các bác sĩ rút dụng cụ nẹp xương cho bạn cũng có nghĩa là vết thương của bạn đã được cải thiện và sắp đến thời kỳ hồi phục hoàn toàn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin vô cùng hữu ích xung quanh vấn đề này.

mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
mẫu phòng ngủ hot nhất 2023
Hotline: 0919315977
KỲ DUYÊN
(Phản hồi - Góp ý)
0919822505
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
NGUYỄN NGỌC
(Phản hồi - Góp ý)
0919315977
  • icon_zalo
  • icon_phone
  • icon_skype
 
 
Bạn đang ghé thăm website bằng di động?
Hãy bấm vào số điện thoại để gọi nhanh cho chúng tôi.